Vì Sao Bị Đau Vai Gáy Khi Ngủ Dậy Và Cách Chữa Nhanh
Nội dung bài viết
Đau vai gáy khi ngủ dậy là hiện trạng mà rất nhiều người đang gặp phải. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ những thói quen xấu trong cuộc sống, nhất là trong khi ngủ. Cần hết sức cẩn trọng bởi trong rất nhiều trường hợp nó là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý cần được thăm khám và điều trị kịp thời.
Đau vai gáy khi ngủ dậy – Nguyên nhân do đâu?
Tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy hiện đang rất phổ biến và đặc biệt không chỉ người già mà rất nhiều người trẻ cũng thường xuyên bị quấy nhiễu. Có rất nhiều nguyên nhân liên quan đến hiện tượng này. Bao gồm cả nhóm nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh lý.
Cần chú ý đến một số nguyên nhân chính sau đây:
1. Tư thế ngủ xấu
Duy trì tư thế ngủ xấu có thể gây ra nhiều tác hại cho quá trình lưu thông máu cũng như sức khỏe xương khớp. Các tư thế như nằm sấp hay quay đầu sang một bên kéo dài có thể khiến hệ thống mạch máu ở vùng cổ bị chèn ép.
Hơn nữa còn ức chế quá trình cung cấp oxy đến các tế bào. Dẫn đến lượng acid lactic được giải phóng nhiều hơn gây ra tình trạng đau mỏi cơ. Thêm vào đó, các chuyển động cổ xảy ra đột ngột khi ngủ cũng dễ gây ra sức ép khiến các cơ bị căng thẳng và dẫn đến đau nhức.
Đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy do tư thế xấu nếu không được can thiệp cải thiện sớm thì cơn đau sẽ gia tăng mức độ theo thời gian. Từ đó dẫn đến cứng cổ và khớp bả vai, đồng thời làm suy giảm chức năng vận động.
2. Dùng gối kê đầu không phù hợp
Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho nhiều người sống chung với tình trạng đau mỏi vai gáy khi ngủ dậy. Sử dụng gối quá cao hay quá thấp đều có thể gây ra những bất lợi nhất định.
Dùng gối quá cao lâu ngày khi ngủ có thể dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ, giảm tuần hoàn máu não. Triệu chứng ban đầu là đau và tê bì vùng cổ vai gáy, nhất là khi ngủ dậy.
Bên cạnh đó, việc dùng gối quá thấp hay không sử dụng gối lại khiến cho cổ bị ngửa ra phía sau. Từ đó tạo ra sức căng lớn cho các dây chằng ở vùng cột sống cổ và gây đau nhiều hơn.
3. Các vấn đề bệnh lý
Trong rất nhiều trường hợp, tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề bệnh lý. Lúc này, cần chú ý để sớm phát hiện và có biện pháp can thiệp kịp thời.
- Thoái hóa đốt sống cổ
Cột sống cổ của con người có tất cả 7 đốt sống, từ C1 đến C7. Thống kê cho thấy rằng, theo thời gian, các đốt sống C5 – C6 – C7 là dễ dàng bị thoái hóa nhất. Quá trình thoái hóa sẽ gây bào mòn, xơ cứng cả đốt xương, đĩa đệm và sụn khớp.
Bệnh lý này xảy ra ở đối tượng người cao tuổi, triệu chứng thường gặp là đau cứng cổ khi ngủ dậy. Lâu dần, cơn đau có thể lan rộng ra vai gáy và cánh tay. Đôi khi còn gây ra cảm giác tê bì và ngứa ran ở tay chân.
Đĩa đệm chính là bộ phận nằm giữa 2 đốt sống kề cận nhau. Cấu tạo gồm phần bao xơ ở phía bên ngoài và nhân nhầy ở trung tâm. Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ y khoa đề cập đến tình trạng bao xơ đĩa đệm bị rách khiến nhân nhầy chui ra ngoài và chèn ép ống sống cũng như dây thần kinh. Sự chèn ép này gây ra những cơn đau dai dẳng ở vùng cổ với mức độ tăng dần theo thời gian.
4. Các nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân chính nêu trên thì tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy còn có thể liên quan đến một số yếu tố khác. Bao gồm:
- Thói quen lười vận động
- Ăn uống không đảm bảo dưỡng chất
- Di chứng của chấn thương vùng cổ vai gáy
- Stress, căng thẳng kéo dài
- Nằm ghế bố hay nằm võng
- Phân bố thời gian làm việc và nghỉ ngơi không hợp lý
- Thừa cân, béo phì
Cách chữa đau vai gáy khi ngủ dậy nhanh chóng, hiệu quả
Tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Chỉ cần áp dụng một số giải pháp dưới đây là có thể nhanh chóng kiểm soát cơn đau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần chú ý thăm khám sớm để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách.
1. Massage giảm đau vai gáy khi ngủ dậy
Khi ngủ dậy, nhiều người không chỉ bị đau vai gáy mà còn bị căng cứng cả các đốt sống cổ rất khó chịu. Trong rất nhiều trường hợp còn khiến cho cổ khó cử động. Lúc này thì cần áp dụng ngay giải pháp massage để nhanh chóng cải thiện tình hình.
Massage là giải pháp đơn giản nhưng lại có khả năng đáp ứng tốt với mọi trường hợp bị đau nhức không có vết thương hở. Người bệnh chỉ cần dùng lực từ bàn và các ngón tay để nắn bóp lên vùng bị đau. Có thể xoa với lực từ nhẹ đến mạnh theo chuyển động tròn.
Giải pháp xoa bóp massage không chỉ giúp giảm đau, thư giãn mà còn giúp tăng cường máu lên não. Muốn tăng tính hiệu nghiệm thì trước khi thực hiện tốt nhất nên thoa 1 lớp tinh dầu lên. Tinh dầu sả, bạc hà, tràm trà… đều có thể mang lại tác dụng tốt.
2. Giải pháp chườm nóng/ chườm lạnh
Chườm nóng/ chườm lạnh là những giải pháp mà bạn có thể áp dụng nếu bị đau vai gáy khi ngủ dậy. Đây cũng là một trong những cách đơn giản nhưng rất hữu hiệu. Tùy thuộc vào từng trường hợp mà có thể lựa chọn cách tác dụng nhiệt nóng hay nhiệt lạnh cho phù hợp.
– Đối với chườm lạnh:
Các chuyên gia xương khớp cho biết, nhiệt độ lạnh có khả năng làm tê vùng bị đau nhức. Đồng thời làm giảm sưng viêm và có công dụng cắt cơn đau mỏi vai gáy một cách tức thời.
Chỉ cần dùng 1 chiếc khăn mỏng và quấn vài viên đá vào rồi chườm trực tiếp lên vùng bị đau nhức khoảng 5 – 10 phút. Tuy nhiên, cần chú ý tránh dùng đá để chườm trực tiếp lên da để ngăn ngừa tình trạng bỏng lạnh.
– Đối với chườm nóng:
Có thể áp dụng khi cơn đau xuất hiện thường xuyên. Nhiệt độ cao từ túi chườm sẽ thúc đẩy tuần hoàn máu và làm giãn gân cơ. Từ đó sẽ giải phóng sự chèn ép lên hệ thống các rễ dây thần kinh ở vùng cổ.
Có thể sử dụng túi nước ấm khoảng 70 độ hay rang nóng gừng, ngải cứu cùng muối hột bọc trong khăn rồi chườm trực tiếp lên vùng vai gáy. Mỗi lần chỉ cần chườm từ 15 – 20 phút sẽ dễ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
3. Sử dụng miếng dán giảm đau
Đây chính là giải pháp đơn giản có khả năng khắc phục nhanh chóng tình trạng bị đau vai gáy khi ngủ dậy. Việc sử dụng miếng dán Salonpas hiện đang là cách mà rất nhiều người lựa chọn. Cách này không chỉ tiện lợi mà còn mang đến hiệu quả giảm đau rất rõ rệt.
Miếng dán Salonpas chính là loại thuốc giảm đau, kháng viêm được sử dụng trực tiếp lên vùng vai gáy đang bị đau nhức. Hoạt chất L-Menthol và Methyl salicylate là 2 thành phần chính trong miếng gián. Chúng mang đến tác dụng gây tê và giảm đau tại chỗ. Tuy nhiên, tuyệt đối không dùng khi vùng bị đau nhức xuất hiện tổn thương hở.
4. Tận dụng thảo dược tự nhiên
Đây là giải pháp rất an toàn, lành tính, ít phát sinh các tác dụng ngoại ý. Thông thường, để khắc phục nhanh tình trạng đau vai gáy khi ngủ dậy thì nhiều người chọn cách đắp trực tiếp thảo dược lên vùng bị đau.
Khi chọn thảo dược cần chú ý chọn các loại có chứa thành phần giúp giảm đau và thúc đẩy lưu thông máu tốt. Điển hình phải kể đến là ngải cứu, lá ớt, lá lốt…
– Chữa đau vai gáy khi ngủ dậy bằng lá lốt:
- Chuẩn bị 1 nắm lá lốt cùng với 1 thìa cà phê muối hạt
- Rửa sạch ngải cứu sau đó vò nát rồi cho lên chảo sao nóng với muối hạt
- Chờ cho bớt nóng rồi bọc thuốc trong 1 miếng vải mỏng rồi đắp lên vùng bị đau
- Chỉ cần thực hiện khoảng 20 phút là có thể cảm nhận cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
– Áp dụng bài thuốc từ lá ngải cứu:
- Cần chuẩn bị khoảng 300g lá ngải cứu tươi cùng với 1 ít giấm ăn
- Lá ngải cứu đem rửa sạch rồi giã cho nát
- Trộn giấm vào và cho lên chảo rang đến khi vừa khô
- Chờ bớt nóng rồi bọc trong 1 miếng vải để đắp lên vùng cổ vai gáy
5. Ngủ và sinh hoạt đúng tư thế
Bên cạnh việc áp dụng các giải pháp chữa đau vai gáy khi ngủ dậy thì bạn cũng cần chú ý đến các tư thế trong cả sinh hoạt lẫn khi ngủ. Bởi duy trì những tư thế đúng sẽ ngăn ngừa cơn đau kích hoạt hiệu quả.
- Bạn cần chú ý đi đứng thẳng lưng và cổ. Tuyệt đối không cúi đầu về phía trước hay ngửa ra phía sau.
- Khi ngủ cần tránh nằm sấp, nằm nghiêng hay co người.
- Khi ngồi có thể đặt một chiếc gối nhỏ phía sau lưng để làm giảm áp lực và mang lại sự thoải mái.
- Tránh nằm ngủ với gối quá mềm hay quá cứng. Nên sử dụng gối có độ cao vừa phải để giúp dễ ngủ và quá trình lưu thông máu diễn ra tốt hơn.
6. Vận động phù hợp
Phần nhiều do tính chất công việc mà không ít người thường xuyên phải làm việc gắng sức hay vận động với những tư thế không phù hợp. Cần điều chỉnh sớm để ngăn chặn những cơn đau vai gáy khi ngủ dậy kích hoạt.
Với những người làm việc văn phòng, thợ may hay tài xế thì cần dành thời gian nghỉ ngơi vào giữa giờ cho hợp lý. Sau mỗi 1 giờ làm việc nên nghỉ khoảng 5 phút đứng dậy đi lại, vươn vai để gân cốt được thư giãn và làm giảm tình trạng đau nhức.
Ngoài ra, mỗi ngày nên dành ra khoảng 1 tiếng để rèn luyện thể dục thể thao. Nên lựa chọn những bộ môn có cường độ nhẹ và vừa sức. Yoga, bơi lội, đi bộ, đạp xe đều là những bộ môn được đánh giá là rất phù hợp với những người bị đau vai gáy khi ngủ dậy.
7. Bổ sung dưỡng chất cho cơ thể
Sức khỏe của hệ xương khớp phụ thuộc rất nhiều vào chế độ dinh dưỡng của mỗi người. Những cơn đau thần kinh vai gáy cũng có thể dễ dàng phát sinh nếu bạn bị thiếu hụt dưỡng chất.
Đặc biệt là sự thiếu hụt vitamin D và canxi sẽ khiến cho các đốt sống cổ dễ bị thoái hóa và suy yếu. Điều này là do mật độ canxi trong xương suy giảm. Chính vì vậy, mặc dù không trực tiếp làm giảm cơn đau nhưng ăn uống lành mạnh chính là giải pháp tối ưu giúp xương khớp luôn được khỏe mạnh.
Cần chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp. Nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C, D, canxi và Omega-3 vào trong khẩu phần dinh dưỡng. Đồng thời uống đủ lượng nước cơ thể cần mỗi ngày, ít nhất là 2 lít. Tránh ăn các loại thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp. Tuyệt đối không hút rượu bia và sử dụng thuốc lá.
Đau vai gáy là hiện trạng thường gặp sẽ không nghiêm trọng nếu chỉ là do những nguyên nhân cơ học gây ra. Tuy nhiên, nếu cơn đau thường xuyên diễn ra mới mức độ nặng nề thì hãy cẩn thận với các bệnh lý liên quan. Lúc này, bên cạnh việc thực hiện các giải pháp giảm đau tại nhà cần chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.
Có thể bạn quan tâm:
GỢI Ý XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!