Da nổi mụn nước đỏ: Nguyên nhân, cách xử lý, điều trị
Nội dung bài viết
Da nổi mụn nước đỏ là triệu chứng thường gặp khi bị rôm sảy, viêm da tiếp xúc, viêm nang lông… Khu vực tổn thương có thể ngứa hoặc không ngứa nhưng đều khiến cho người bệnh khó chịu và có nguy cơ bị nhiễm trùng da nếu không được xử lý tốt. Ngoài thuốc tây, một số mẹo tự nhiên cũng giúp hỗ trợ điều trị nổi mụn nước đỏ, đẩy nhanh tốc độ tái tạo tổn thương.
Hiện tượng da nổi mụn nước đỏ
Da nổi mụn nước đỏ là một trong những vấn đề về da rất nhiều người gặp phải, bao gồm cả người lớn và trẻ em. Mụn nước có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, thường gặp nhất là ở bàn tay, bàn chân hoặc ở lưng, ngực. Chúng có kích thước nhỏ, chỉ khoảng vài mm. Bên trong mụn thường chứa nhiều dịch nước trong u. Vùng da xung quanh nốt mụn nước có biểu hiện tấy đỏ, sưng viêm.
Theo thời gian, các nốt mụn nước đỏ phát triển lớn hơn về kích thước. Dịch nước bên trong đục hơn, có thể lẫn mủ hoặc chuyển sang màu đỏ ửng giống như có máu. Các nốt mụn nước sau đó tự khô lại và tạo vảy. Tuy nhiên trong một số trường hợp, mụn nước vỡ ra, bề mặt tổn thương rỉ dịch và sẽ dần khô lại, đóng vảy, bong tróc để lại vết thâm sẹo trên da.
Da nổi mụn nước đỏ nguyên nhân do đâu
Hiện tượng da nổi mụn nước đỏ được xem là dấu hiệu cảnh báo của nhiều vấn đề về da và một số bệnh lý xảy ra ở các cơ quan khác trong cơ thể. Dưới đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
1. Da nổi mụn nước đỏ ngứa do bị rôm sảy
Chứng rôm sảy thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bệnh xảy ra chủ yếu trong mùa hè khi thời tiết nóng nực, oi bức. Nguyên nhân là do tuyến mồ hôi bị tắc nghẽn làm mồ hôi bị giữ lại dưới da không thoát ra ngoài được. Hậu quả là da bị viêm, nổi nhiều nốt mụn đỏ bên trong chứa nhiều nước.
Hiện tượng rôm sảy thường có thể tự khỏi khi khí hậu trở nên mát mẻ hơn mà không phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên, do bị ngứa, nhiều người không chịu nổi mà dùng tay cào gãi khiến mụn nước bị bể, trầy xước da, nhiễm trùng và lở loét, cuối cùng để lại nhiều vết sẹo thâm xấu xí trên da.
Các dấu hiệu của rôm sảy:
- Da nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti màu trắng hoặc màu đỏ
- Mụn nước có thể xuất hiện thành từng đám mọc tập trung ở những nơi da bị đổ nhiều mồ hôi như lưng, ngực, bụng, trán, cổ hay nách, háng.
- Khu vực da bị rôm sảy thường có biểu hiện vô cùng ngứa ngáy khiến cho người bệnh khó chịu. Tình trạng này diễn ra cả vào ban đêm gây bứt rứt, khó ngủ, mất ngủ.
- Vi khuẩn có thể tấn công khiến mụn nước làm mủ hoặc phát triển thành nốt mụn nhọt.
2. Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến da bị nổi mụn nước đỏ . Căn bệnh này còn được biết đến với tên gọi khác là bệnh viêm da dị ứng.
Bệnh thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm khi để da tiếp xúc với hóa chất, sơn, xà phòng, chất tẩy rửa và cả nguồn nước bị nhiễm bẩn. Bệnh có khuynh hướng tái phát nhiều lần, mụn nước nổi nhiều hay ít còn tùy thuộc vào phản ứng của hệ miễn dịch đối với tác nhân gây dị ứng.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc:
- Da nổi phát ban và mụn nước trên nền da viêm đỏ
- Bên trong nốt mụn nước có thể chứa mủ
- Khu vực tổn thương có thể ngứa ngáy âm ỉ hoặc dữ dội. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp da nổi mụn nước đỏ không ngứa
- Có thể xuất hiện cảm giác bỏng rát, đau ở vị trí bị tổn thương
- Sau vài ngày, mụn nước bị bể, tiết dịch và khô lại, đóng vảy tiết trên da
3. Bệnh chàm da
Hiện tượng da bị nổi mụn nước đỏ cũng có thể xảy ra do bị chàm da (eczema). Bệnh gây có thể ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân, ngực cổ hay bất cứ vị trí nào trên cơ thể với sự xuất hiện của các mụn nước đỏ. Bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, cơ địa. Ngoài ra, chàm tổ đỉa có thể khởi phát khi da bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm, rối loạn hệ miễn dịch, vệ sinh da kém…
Bệnh được chia thành các giai đoạn phát triển là cấp và mãn tính, có thể tái phát nhiều đợt trong năm và khó điều trị triệt để.
Đặc điểm của bệnh chàm da:
- Ban đầu, vùng da bị tổn thương có màu hồng nhạt, trên bề mặt nổi các chấm ban nhẹ.
- Sau đó, vùng da hồng chuyển dần sang màu đỏ, nổi nhiều mụn nước nhỏ li ti, chứa nhiều dịch nước trong.
- Mụn nước đỏ có thể mọc thưa thớt hoặc dày đặc thành từng đám. Các nốt mụn mới có thể mọc đùn bên dưới nốt mụn cũ và rất dễ vỡ.
- Vùng da bị chàm có cảm giác rát và vô cùng ngứa
- Mụn nước có thể tăng dần về kích thước và vỡ ra do cào gãi, va chạm. Dịch tiết bên trong mụn khô lại tạo thành vảy tiết dày.
- Lớp vảy sau đó bong ra, để lại một lớp da mới nhẵn bóng, sẫm màu, nổi hằn rõ ràng.
4. Nổi mụn nước đỏ ngứa do viêm da cơ địa
Viêm da cơ địa là căn bệnh có tính chất gia đình xảy ra khi hệ miễn dịch phản ứng quá mức với các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể. Các triệu chứng bệnh thường tiến triển rầm rộ thành từng đợt rồi thuyên giảm nhưng có thể tái phát trở lại khi gặp điều kiện thuận lợi.
Bệnh viêm da cơ địa có thể ảnh hưởng đến một cá nhân ngay từ khi họ mới sinh ra và kéo dài qua tuổi trưởng thành. Những người bị viêm da cơ địa thường có mắc kèm theo các bệnh lý khác như viêm mũi dị ứng, nổi mề đay hoặc hen suyễn.
Triệu chứng nhận biết bệnh viêm da cơ địa:
- Khu vực da bị bệnh nổi nhiều nốt mẩn, mụn nước đỏ ngứa
- Người bệnh có cảm giác ngứa dữ dội cả ngày lẫn đêm
- Khi bệnh thuyên giảm, khu vực tổn thương có khuynh hướng chuyển sang màu nâu, xám
- Bệnh tái đi tái lại ở cùng một vị trí khiến da trở nên dày sừng, thô ráp và nứt nẻ
- Khu vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của bệnh viêm da cơ địa là bụng, lưng hoặc các chi.
5. Viên nang lông
Viêm nang lông (viêm lỗ chân lông) chỉ tình trạng nhiễm trùng trong các lỗ chân lông thường xảy ra khi bị nấm, trực khuẩn mủ xanh hay tụ cầu vàng tấn công. Căn bệnh này có thể xảy ra ở các vị trí có nhiều lỗ chân lông như chân, vùng da dưới cánh tay, khu vực lông mu, lưng và cả trên đầu.
Bệnh có tính chất dai dẳng, hay tái phát và khó chữa. Nếu không được điều trị tốt sẽ để lại nhiều sẹo và vết thâm mất thẩm mỹ trên da.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm nang lông:
- Da nổi mụn nước đỏ hoặc các nốt mẩn trông giống như mụn trứng cá. Bên trong mụn có thể chứa mủ
- Ngứa da, bể mặt da sần sùi
- Lỗ chân lông bị sưng tấy, viêm đỏ
- Bên trong nốt mụn nước có thể thấy sợi lông mọc cuộn tròn hay đâm ngược vào trong
- Mụn vỡ ra để lại vết trầy xước, đóng vảy
- Các nốt mụn có thể mọc rải rác hoặc tụ thành từng đám tùy theo tình trạng nhiễm trùng trong các nang lông.
6. Do ảnh hưởng của các bệnh lý ở gan, thận
Gan, thận là những cơ quan đóng vai trò quan trọng trong việc đào thải chất độc hại cho cơ thể. Khi bị tổn thương, chức năng hoạt động của chúng cũng bị suy giảm, chất độc không được loại bỏ hết ra ngoài mà tích tụ lại dưới da gây nổi nhiều mụn nước đỏ ngứa hoặc các vết mề đay, phát ban trên da.
Nếu da bị nổi mụn nước đỏ ngứa mà không rõ nguyên nhân. Bạn nên tới bệnh viện khám để kiểm tra chức năng gan, thận.
7. Vệ sinh da kém
Làn da không được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ và đúng cách sẽ tích tụ nhiều mồ hôi, bụi bẩn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus và nấm có cơ hội phát triển gây viêm da, nổi mụn nước đỏ, ngứa ngáy khó chịu.
Da nổi mụn nước đỏ khi nào nên đi khám bác sĩ?
Các nguyên nhân khiến da nổi mụn nước đỏ khá đa dạng. Chúng có thể để lại những di chứng nặng nề trên da nếu không được khắc phục và điều trị sớm. Do đó, dù bị nổi mụn nước đỏ trên da vì bất cứ lý do gì, bạn cũng nên đi khám da liễu để xác định nguyên nhân gây bệnh và có hướng điều trị phù hợp.
Đặc biệt, các trường hợp dưới đây nên đi khám bác sĩ ngay:
- Mụn nước bị vỡ, làm mủ, sưng đau và bị nhiễm trùng
- Nổi mụn ở nhiều vị trí khác nhau hoặc toàn bộ cơ thể
- Da nổi mụn nước đỏ ngứa hoặc không ngứa kèm theo triệu chứng khó thở, chóng mặt, sưng môi, lưỡi
- Mụn xuất hiện trong miệng, lỗ tai hay gần mắt.
Cách xử lý, điều trị khi da bị nổi mụn nước đỏ
Để khắc phục tình trạng da bị nổi mụn nước đỏ bạn có thể dùng các thuốc bác sĩ kê đơn kết hợp với một số biện pháp hỗ trợ điều trị tự nhiên nhằm giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu liên quan.
Dưới đây là một số cách đang được nhiều người áp dụng để khắc phục tình trạng da nổi mụn nước đỏ:
1. Chườm khăn lạnh
Liệu pháp chườm lạnh có thể hữu ích trong việc giảm hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy, kích ứng ở vùng da bị ảnh hưởng. Đối với các trường hợp bị rôm sảy, việc chườm mát còn giúp thúc đẩy các nốt mụn nước nhanh chóng lặn bớt.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy một cái khăn sạch, nhúng vào nước rồi vắt cho ráo, bỏ vào ngăn đông tủ lạnh trong 5 phút. Hoặc có thể nhúng khăn trực tiếp vào nước đá lạnh cũng được.
- Chườm khăn trực tiếp lên khu vực da bị ảnh hưởng
- Để khoảng 10 phút sẽ thấy da bớt đỏ và dịu hẳn
- Có thể lặp lại nhiều lần trong ngày để dễ chịu hơn. Tránh áp cục đá lạnh trực tiếp lên da khiến da bị tổn thương nghiêm trọng hơn và có nguy cơ bị bỏng nhiệt.
2. Điều trị nổi mụn nước đỏ bằng lô hội
Lô hội được xem là cứu cánh cho người bệnh, có thể áp dụng cho cả các trường hợp da bị nổi mụn nước không ngứa hoặc gây ngứa.
Trong gel nha đam chứa hàm lượng cao các vitamin và khoáng chất cùng với nước. Chúng có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu kích ứng, giảm ngứa da. Ngoài ra, các chất trong nha đam cũng hoạt động như một loại thuốc kháng khuẩn, chống viêm, giảm hiện tượng sưng đỏ, làm mụn nước nhanh xẹp và kích thích tái tạo các tế bào mới, ngăn ngừa thâm sẹo cho da.
Cách sử dụng khá đơn giản, mỗi ngày bạn hãy lấy một lượng gel nha đam vừa đủ thoa một lớp mỏng lên vùng da có mụn nước đỏ. Mát xa da vài phút cho các hoạt chất thấm sâu vào da và phát huy hiệu quả. Sau đó để khoảng 15 phút nữa hãy rửa lại với nước cho sạch.
Áp dụng mẹo này mỗi ngày 1 lần cho đến khi da hồi phục hoàn toàn thì ngưng.
3. Sử dụng dầu dừa
Dầu dừa là loại mỹ phẩm thiên nhiên được nhiều chị em ưa chuộng. Ngoài tác dụng làm đẹp, loại dầu này còn có thể giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng của các bệnh lý về da như viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc hay bệnh viêm nang lông…
Dân gian thường sử dụng dầu dừa như một loại thuốc bôi ngoài da. Nó chứa nhiều vitamin E, acid lauric, chất chống oxy hóa và một số loại axit béo lành mạnh. Chúng có tác dụng giảm nổi mụn nước đỏ trên da, cân bằng độ ẩm, tiêu diệt vi khuẩn, nấm gây bệnh, xoa dịu cơn ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng da.
Cách sử dụng:
- Làm sạch và lau khô khu vực cần điều trị
- Lấy một ít dầu dừa thoa lên khu vực da nổi mụn nước đỏ kết hợp mát xa nhẹ nhàng 2 – 3 phút.
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần vào buổi tối trước khi đi ngủ
- Lưu lại dầu dừa trên da qua đêm sáng hôm sau mới rửa lại.
4. Vệ sinh da bằng nước chè xanh
Đây cũng là một cách chữa nổi mụn nước đỏ trên da đang được nhiều người rỉ tai nhau áp dụng. Giàu EGCG – một chất chống oxy hóa mạnh, nước chè xanh hoạt động mạnh mẽ trong việc sát trùng, kháng viêm, giảm ngứa, bảo vệ các tế bào da khỏe mạnh trước sự tấn công của các tác nhân gây hại.
Việc vệ sinh da hàng ngày bằng nước chè xanh cũng có tác dụng kích thích tái tạo da, làm tổn thương nhanh lành mà không để lại sẹo cũng như vết thâm.
Cách sử dụng:
- Lấy 1 nắm chè xanh rửa sạch, vò nát
- Đun sôi 1,5 lít nước rồi bỏ lá chè vào nấu thêm 5 phút nữa
- Để nước nguội, gạn ra một cái chậu sạch dùng để rửa vùng da bị ảnh hưởng mỗi ngày 2 – 3 lần.
- Trường hợp da nổi mụn nước đỏ khắp cơ thể, hãy pha loãng chè xanh với nước sạch để tắm.
5. Mẹo trị nổi mụn nước đỏ trên da bằng giấm táo
Giấm táo chứa nhiều axit lactic có khả năng kháng viêm, giảm ngứa, tiêu diệt vi khuẩn gây nổi mụn nước đỏ trên da. Nếu trong nhà có sẵn giấm táo nguyên chất, bạn nên tận dụng nguyên liệu này để khắc phục bệnh tại nhà.
Cách sử dụng:
- Lấy lượng giấm táo vừa đủ pha loãng với nước theo tỷ lệ 1:1
- Sử dụng miếng bông gòn tiệt trùng thấm hỗn hợp thoa lên khu vực da bị nổi mụn nước đỏ
- Để da khô tự nhiên trong khoảng 10 phút rồi lấy nước ấm rửa lại
- Thực hiện đều đặn mỗi ngày 2 lần để nhanh thấy được kết quả.
6. Dùng thuốc trị da nổi mụn nước đỏ
Nếu các biện pháp tự nhiên không cho hiệu quả như mong đợi và tình trạng nổi mụn nước đỏ trên da có khuynh hướng ngày càng trầm trọng hơn, bạn cần sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn để đạt được hiệu quả tốt hơn.
Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định để điều trị nổi mụn nước đỏ trên da bao gồm:
- Thuốc kháng sinh: Được sử dụng trong trường hợp có nhiễm khuẩn hoặc da bị nhiễm trùng. Bệnh nhân có thể được dùng thuốc uống đối với các trường hợp bị nặng hoặc kem bôi, thuốc mỡ điều trị tại chỗ.
- Thuốc kháng histamin: Trường hợp da nổi mụn nước đỏ ngứa do mắc các bệnh lý dị ứng như viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa thì thuốc kháng sinh sẽ được chỉ định. Loại thuốc này có tác dụng ức chế hoạt động của chất trung gian gây nên phản ứng dị ứng dưới da, đồng thời giảm hiện tượng viêm đỏ, ngứa ngày trên bề mặt da.
- Thuốc corticoid: Các thuốc thuộc nhóm corticoid có tác dụng kháng viêm mạnh, thường được chỉ định để điều trị cho các trường hợp bị nổi mụn nước đỏ kèm viêm da nghiêm trọng trong một đợt ngắn hạn.
- Dung dịch sát trùng ngoài da: Chẳng hạn như xanh methylen, thuốc tím hay hồ nước. Chúng có tác dụng diệt khuẩn tại chỗ, làm sạch bề mặt tổn thương, ngăn ngừa nhiễm trùng.
- Thuốc bôi xoa dịu kích ứng trên da: Các thuốc này thường có chứa vitamin E hay Glycerin có tác dụng làm dịu cơn ngứa và tình trạng kích ứng trên da, dưỡng ẩm, đẩy nhanh tốc độ phục hồi của các tế bào bị tổn thương.
7. Xử lý đúng cách khi mụn nước đỏ bị vỡ
Trong một số trường hợp, mụn nước có thể vỡ ra do va chạm hoặc do cào gãi. Nếu không được xử lý đúng cách, da rất dễ bị nhiễm trùng. Để ngăn chặn tình trạng này, bạn có thể xử lý tổn thương theo hướng dẫn dưới đây:
- Trước tiên cần rửa sạch vùng da có mụn nước bị vỡ bằng cồn, nước muối sinh lý.
- Bôi thuốc sát trùng
- Chờ cho da khô rồi lấy băng gạc băng lại để bảo vệ tổn thương khỏi bụi bẩn, vi khuẩn cũng như ma sát với quần áo. Cần chú ý chỉ nên băng nhẹ để không khí được dẫn lưu tốt giúp tổn thương luôn khô ráo, tránh băng quá chặt.
- Trường hợp da có biểu hiện nhiễm trùng, lở loét thì nên đi khám bác sĩ ngay.
Cách chăm sóc tại nhà khi da bị nổi mụn nước đỏ
Khi đang bị nổi mụn nước đỏ, nếu được chăm sóc tốt thì tổn thương sẽ nhanh lành hơn. Dưới đây là một số việc bạn nên làm:
- Thoa kem dưỡng ẩm cho da hàng ngày để chống khô da, xoa dịu cơn ngứa. Một số dưỡng chất có trong kem dưỡng còn đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương dưới da. Bạn nên chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ phù hợp với loại da của mình. Ưu tiên lựa chọn các sản phẩm chứa thành phần thiên nhiên để hạn chế kích ứng cho da
- Tránh dùng tay cào gãi hoặc lấy vặt cứng chà sát mạnh vào da khiến cho mụn nước bị bể và làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng.
- Tắm rửa về sinh da và thay quần áo mỗi ngày ít nhất 2 lần để làm sạch mồ hôi cũng như bụi bẩn tích tụ trên da, ngăn chặn không cho vi khuẩn có cơ hội phát triển gây nhiễm trùng da.
- Lựa chọn trang phục rộng rãi, thoáng mát, chất liệu mềm mại để không bị cọ sát vào tổn thương.
- Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như chất tẩy rửa, thuốc nhuộm tóc, lông chó mèo hay phấn hoa…
- Ngưng sử dụng mỹ phẩm, phấn trang điểm cho đến khi vùng da nổi mụn nước đỏ hồi phục hoàn toàn.
- Tránh để da đổ nhiều mồ hôi, hạn chế đi ra ngoài nắng.
Có thể bạn quan tâm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!