Đâu là phương pháp chữa viêm xoang hiệu quả hiện nay? Hãy cùng theo dõi chuyên gia tư vấn chữa viêm xoang để biết phương pháp hiệu quả hàng đầu được giới thiệu trên đài truyền hình VTV2.

Chữa Viêm Xoang Bằng Ngải Cứu Đơn Giản Hiệu Quả [Đã Kiểm Chứng]

Từ lâu đời mẹo chữa viêm xoang bằng ngải cứu đã được ông cha áp dụng và lưu truyền trong dân gian. Đến nay vẫn có rất nhiều bệnh nhân điều trị bằng phương pháp này bởi tính hiệu quả, an toàn và dễ thực hiện tại nhà. Vì vậy trong bài viết này, chúng tôi sẽ gợi ý các mẹo chữa bệnh hay để người bệnh tham khảo.

Tác dụng chữa viêm xoang của ngải cứu

Ngải cứu (hay nhả ngải, thuốc điệp)… là một loại dược liệu thuộc họ Cúc (Asteraceae). Thảo dược có độ an toàn và khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, vì vậy được dùng phổ biến để điều trị viêm xoang, viêm phế quản, viêm họng ,…

Y học cổ truyền (YHCT) quan niệm, ngải cứu có mùi thơm nồng, mang vị đắng, tính ấm. Tác dụng chính là đào thải độc tố, điều hòa khí huyết, giảm đau, cầm máu, lợi tiểu. Nhờ tính ấm và vị đắng nên dược liệu có khả năng bài trừ phong thấp, bạch đới. Đồng thời gia tăng quá trình đẩy lùi tình trạng kiết lỵ, nôn mửa, đau bụng do hàn thấp.

Chữa viêm xoang bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều áp dụng phổ biến hiện nay
Chữa viêm xoang bằng ngải cứu là phương pháp được nhiều áp dụng phổ biến hiện nay

Phần lá của loại cây này chứa nhiều hoạt chất có lợi mang tên dehydro matricaria, tricosanol, tetradecatrilin, cineol, este… Đây đều là những hoạt chất kháng có tác dụng giảm đau, kháng viêm, sát khuẩn hiệu quả,…

Vì vậy thảo dược còn có tác dụng cải thiện hiệu quả các triệu chứng khó chịu như: hắt hơi thành từng cơn, ngứa mũi, chảy mũi, nghẹt mũi, ho, ngứa họng, viêm họng, ngứa mắt, chảy nước mắt, ngứa da….

Các cách chữa viêm xoang bằng ngải cứu

Chữa viêm xoang bằng ngải cứu phù hợp với các bệnh nhân có tình trạng từ nhẹ đến trung bình. Phương pháp này đảm bảo tính an toàn, gần gũi, ít gây tác dụng phụ và dễ thực hiện ngay tại nhà. Các cách chữa viêm xoang bằng ngải cứu bao gồm:

Xông mũi bằng lá ngải cứu

Công dụng: Tác động sâu vào bên trong mũi để hoạt chất di chuyển đến vị trí bị viêm và làm giảm tình trạng viêm nhiễm, ngứa họng, ngứa mũi. Từ đó đẩy lùi hiệu quả tình trạng ho, hắt hơi, đau đầu, sổ mũi,…

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 20gr ngải cứu, sau đó bỏ phần rễ và lá úa, chỉ giữ lại phần thân và lá xanh.
  • Rửa ngải cứu với nước.
  • Tiếp theo ngâm thảo dược cùng nước muối trong 15 phút để làm sạch và tăng tính kháng khuẩn.
  • Ngoài ra còn giúp loại bỏ vi khuẩn và bụi bẩn bám trên thân và lá ngải cứu.
  • Phơi dược liệu trong 5 – 10 tiếng rồi đem giã nát.
  • Lấy một miếng giấy sạch bọc phần ngải cứu vừa giã thành hình điếu thuốc.
  • Đốt một đầu ống dược liệu, đưa lên mũi và tiến hành xông hơi.
  • Áp dụng từ 2 – 3 lần/ ngày.

Lưu ý: Bạn nên giữ khoảng cách thích hợp từ ống dược liệu đến mũi và da mặt để không bị bỏng da.

Giã nát ngải cứu và cuộn vào một miếng giấy mỏng để tiến hành điều trị viêm xoang
Giã nát ngải cứu và cuộn vào một miếng giấy mỏng để tiến hành điều trị viêm xoang

Hơ ngải cứu chữa viêm xoang

Tác dụng: Phương pháp này khá đơn giản và không tốn nhiều thời gian. Nếu người bệnh kiên trì điều trị sẽ đẩy lùi nhanh các triệu chứng sổ mũi, nghẹt mũi, viêm họng, ngứa họng, ho, hắt hơi,…

Cách thực hiện:

  • Mang 10gr lá ngải cứu rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong 15 phút để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
  • Rang nóng dược liệu rồi bọc vào miếng giấy hoặc vải mỏng. Đốt một phần của thảo dược để tiến hành hơ giữa trán.
  • Bạn nên rê đi rê lại cuộn ngải cứu theo chiều ngang dọc và lên xuống giữa hai lông mày.
  • Lặp lại động tác từ 6 – 7 lần. Áp dụng bài thuốc này 1 lần/ ngày cho đến khi bệnh thuyên giảm.

Châm cứu bằng lá ngải cứu

Công dụng: Tác động lên các huyệt để người bệnh cảm thấy dễ chịu và cải thiện hiệu quả tình trạng khó chịu do viêm xoang gây ra

Cách thực hiện:

  • Rửa sạch ngải cứu và cho vào chảo rang nóng.
  • Bọc dược liệu vừa sao vào giấy mỏng và cuộn thành hình điếu thuốc.
  • Sau đó đốt một đầu ống rồi hơ lên các huyệt 1,2,3,4,5 trong 30 phút.
  • Cụ thể: huyệt số 1 nằm giữa đỉnh đầu, huyệt số 2 và 3 ở phía trước và sau huyệt số 1 khoảng 2cm. Huyệt số 4 và số 5 nằm ở hai bên cách huyệt số 1 khoảng 2cm.
  • Mỗi ngày bạn thực hiện 1 lần vào buổi sáng hoặc tối. Khi thực hiện được 10 – 15 ngày thì nghỉ trong 1 tuần. Kiên trì điều trị cho đến khi khỏi bệnh.

Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu

Tác dụng: Thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, loại bỏ khí ẩm tích tụ bên trong cơ thể, ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn, tiêu viêm sát khuẩn và cải thiện tốt các triệu chứng khó chịu đi kèm

Ngâm chân với nước ngải cứu có sẽ gia tăng quá trình lưu thông khí huyết
Ngâm chân với nước ngải cứu có sẽ gia tăng quá trình lưu thông khí huyết

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 80gr lá ngải cứu đã rửa sạch và ngâm với nước muối loãng.
  • Chia 30gr thảo dược phơi khô dưới bóng râm.
  • Sau đó cho phần dược liệu này đun chung với 50gr ngải cứu tươi trong 15 phút.
  • Đợi đến khi nước ấm thì đem ngâm chân trong 30 phút.
  • Áp dụng liên tục từ 3 – 4 tuần.

Lưu ý khi chữa viêm xoang bằng ngải cứu

Khi chữa viêm xoang bằng ngải cứu người bệnh nên:

  • Vệ sinh mũi họng sạch sẽ bằng nước muối sinh lý.
  • Lá ngải cứu có thể gây độc đối với thận. Người bệnh không lạm dụng thảo dược vì rất dễ làm tổn thương thận và gặp phải tình trạng chóng mặt, ù tai.
  • Những bệnh nhân bị âm hư hoặc máu nóng cần thận trọng khi chữa viêm xoang bằng ngải cứu. Bởi vì thảo dược này có thể gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
  • Biện pháp ngâm chân giúp làm giảm triệu chứng khó chịu của bệnh viêm xoang. Tuy nhiên khi ngâm quá lâu, máu sẽ dồn về các chi và gây thiếu máu lên não.
  • Nên tham khảo tư vấn của chuyên gia khi thực hiện cách chữa này để đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất.
Chữa viêm xoang bằng ngải cứu vẫn có nhược điểm nên người bệnh cần cẩn thận
Chữa viêm xoang bằng ngải cứu vẫn có nhược điểm nên người bệnh cần hết sức thận trọng

Các mẹo chữa viêm xoang bằng ngải cứu được nhắc đến trong bài viết thuộc dạng thông tin tham khảo. Ngoài ra, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời và không thể trị bệnh tận gốc. Vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có quá trình điều trị an toàn.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (4 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *