7 cách trị mụn nhọt ở mông nhanh nhất tại nhà + thuốc

Mụn nhọt ở mông là tình trạng nhiễm trùng, viêm các nang lông, chứa đầy mủ, đau đớn và khó chịu. Nếu không có cách trị mụn nhọt ở mông phù hợp, nhọt có thể trở nên cứng, chai và khó điều trị.

mụn nhọt ở mông
Mụn nhọt ở mông có thể đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày

Mụn nhọt ở mông là gì?

Mụn nhọt là tình trạng nhiễm trùng da có mủ thường phát triển ở các nang lông. Nhọt có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm mông.

Tương tự như mụn nhọt ở các bộ phận cơ thể khác, nhọt ở mông hình thành các nang lông bị nhiễm trùng. Sau khi bị nhiễm trùng, các tế bào bạch cầu sẽ di chuyển đến mông, điều này khiến các nốt mụn nhọt sưng to, viêm và tích tụ mủ ở sâu bên dưới da.

1. Nguyên nhân gây mụn nhọt ở mông

Mụn nhọt thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus, hay còn tụ cầu khuẩn, gây ra. Do đó, mụn nhọt còn được gọi là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Tất cả mọi người đều có vi khuẩn này sống trên da, cổ họng và đường mũi. Thông thường hệ thống miễn dịch giữ vi khuẩn này ở số lượng cần bằng, an toàn và không gây hại. Tuy nhiên, đôi khi vi khuẩn có thể phát triển mạnh mẽ, thâm nhập vào các nang lông hoặc tấn công vào các vết cắt trên da và dẫn đến mụn nhọt.

mụn ở mông
Mụn nhọt thường là do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra

Một số điều kiện và bệnh lý có thể làm tăng nguy cơ nổi mụn nhọt ở mông bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường: Lượng đường hoặc glucose trong máu cao có thể làm giảm khả năng đáp ứng nhiễm trùng của hệ thống miễn dịch. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến mụn nhọt, đặc biệt là ở mông và các chi dưới.
  • Viêm nang lông: Tình trạng này có thể liên quan đến việc kích ứng da mông do mặc quần áo chật hoặc do các phương pháp chăm sóc da không phù hợp.
  • Bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục: Mụn ở mông có thể là một dạng mụn rộp sinh dục hoặc là dấu hiệu của HIV, nhiễm nấm sinh dục hoặc các bệnh lý khác.
  • Thuốc: Sử dụng một số loại thuốc thường xuyên có thể gây suy yếu hệ thống miễn dịch và dẫn đến mụn nhọt.
  • Hệ thống miễn dịch suy yếu: HIV và các bệnh gây suy yếu hệ thống miễn dịch khác có thể làm tăng nguy cơ bị mụn nhọt.
  • Tình trạng da: Các bệnh lý ngoài da như bệnh chàm, vẩy nến, mụn trứng cá có thể khiến da trở nên nhạy cảm và tăng nguy cơ hình thành mụn nhọt.
  • Tiếp xúc với một người bị mụn nhọt: Vi khuẩn gây mụn nhọt có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp qua các vật dụng cá nhân. Do đó, sống chung hoặc sử dụng chung dụng cụ cá nhân, như đồ lót, có thể làm tăng nguy cơ hình thành nhọt ở mông.
  • Bị mụn nhọt ở mông trong quá khứ: Nhọt ở mông là tình trạng phổ biến và có thể tái phát nếu gặp điều kiện thích hợp. Nếu một người tái phát mụn nhọt ở mông trên 3 lần trong một năm, điều này có thể liên quan đến các loại vi khuẩn kháng kháng sinh.

Ngoài ra, một số yếu tố liên quan đến lối sống cũng có thể làm tăng nguy cơ bị mụn ở mông. Cụ thể, các nguyên nhân ít phổ biến có thể bao gồm:

  • Vệ sinh cá nhân kém
  • Béo phì
  • Ma sát hoặc tẩy tế bào chết ở mông quá thường xuyên
  • Đổ quá nhiều mô hôi
  • Da khô

2. Dấu hiệu nhận biết mụn nhọt ở mông

Triệu chứng phổ biến nhất của mụn nhọt là hình thành một vết sưng đỏ, đau và nổi cục u nhỏ trên da. Nốt mụn này có thể phát triển theo thời gian, tích tụ mủ, gây viêm đỏ vùng da lân cận và dẫn đến sưng quanh nốt mụn.

Thông thường mụn ở mông bắt đầu như một điểm đau nhỏ, kích thước bằng hạt đậu. Tuy nhiên, đôi khi mụn nhọt ở mông bị chai hoặc vỡ, điều này có thể là do quá trình ma sát da hoặc không cách trị mụn ở mông phù hợp.

thuốc bôi trị mụn nhọt ở mông
Mụn nhọt ở mông thường gây sưng to và đau đớn

Các dấu hiệu nhận biết khác có thể bao gồm:

  • Nhọt có trung tâm màu trắng hoặc vàng
  • Sưng xung quanh nốt nhọt
  • Phát triển các nốt nhọt nhỏ hơn ở vùng da xung quanh
  • Mệt mỏi
  • Ngứa xung quanh nốt nhọt

Cách điều trị mụn nhọt ở mông tại nhà hiệu quả

Thông thường mụn nhọt ở mông có thể tự khỏi trong 1 – 2 tuần và phục hồi hoàn toàn trong 3 tuần. Mặc dù có thể để lại sẹo nhưng mụn nhọt thường không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh.

Cụ thể một số biện pháp có thể hỗ trợ cải thiện mụn ở mông tại nhà như:

1. Chườm ấm để giảm đau và sưng

Mụn nhọt ở mông có thể sưng to, đau đớn và có thể gây khó khăn khi ngồi hoặc ảnh hưởng đến một số hoạt động trong ngày. Chườm ấm hoặc chườm nóng có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau, thúc đẩy nhọt vỡ tự nhiên.

Chườm ấm có thể giúp mụn nhọt loại bỏ dầu thừa, làm giảm các nốt mụn nhọt bên dưới da. Bên cạnh đó, chườm nóng cũng có thể tăng lượng máu lưu thông đến khu vực mụn nhọt, điều này khiến các mạch máu giãn nở, cải thiện nhiễm trùng và hỗ trợ làm lành mụn nhọt.

2. Sử dụng thuốc sát trùng không kê đơn

Đôi khi làm sạch da và giữ cho khỏi nhiễm trùng là cách trị mụn ở mông hiệu quả và đơn giản nhất. Điều này có thể giúp da và hệ thống miễn dịch chống lại nhiễm trùng.

cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà
Thường xuyên sát trùng là cách tốt nhất để ngăn ngừa mụn ở mông

Sử dụng thuốc sát trùng không kê đơn hoặc cồn 70 độ vào mỗi tối trước khi đi ngủ và sau khi tắm để vệ sinh nốt mụn nhọt ở mông. Bên cạnh đó, làm sạch mụn nhọt vào buổi sáng sau khi thức dậy, sau mỗi lần đi vệ sinh và hoạt động đổ nhiều mồ hôi.

3. Cách trị mụn nhọt ở mông với nghệ tươi

Nghệ là một chất chữa lành da tự nhiên, có tính chống viêm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nghệ cũng hoạt động như một chất ức chế các enzyme gây viêm trong cơ thể. Do đó, sử dụng củ nghệ có thể hỗ trợ làm giảm các khu vực viêm, sưng và hỗ trợ làm lành các nốt mụn nhọt.

Cách trị mụn ở mông với nghệ người bệnh cần chuẩn bị:

  • Một muỗng canh bột nghệ
  • Một ly sữa ấm
  • Một muỗng cà phê gừng nạo hoặc băm nhỏ

Cách thực hiện:

  • Đun sôi sữa sau đó cho thêm bột nghệ, khuấy đều.
  • Để nước sữa nghệ nguội dần sau đó cho thêm gừng nạo, dúng uống.
  • Sử dụng hỗn hợp này ba lần mỗi ngày trong khoảng 5 ngày liên tục.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể kết hợp nghệ với nước ép gừng để tạo thành một hỗn hợp sệt. Đắp hỗn hợp này lên nốt mụn nhọt ở mông, dùng vải sạch để che chắn. Lặp lại các bước này hàng ngày trong 4 – 5 ngày hoặc cho đế khi các nốt mụn nhọt khỏi hẳn.

4. Khoai tây điều trị mụn nhọt ở mông

Theo các chuyên gia, khoai tây có nhiều canxi, phốt pho, mangan, vitamin, sắt và magiê. Bên cạnh đó, các alcaloid, flavonoid và tannin trong khoai tây cũng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của làn da.

Khoai tây cũng có thể được sử dụng để giảm đau, chống viêm, tái tạo các mô da và hỗ trợ làm đều màu da. Do đó, khoai tây thường được sử dụng như một biện pháp điều trị mụn nhọt ở mông an toàn và hiệu quả.

cách trị mụn ở mông tại nhà
Khoai tây chứa nhiều thành phần có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của làn da và điều trị mụn nhọt 

Để điều trị nhọt ở mông với khoai tây, người bệnh có thể tham khảo cách thức hiện như sau:

  • Cắt khoai tây thành lát mỏng sau đó đắp lên các nốt mụn nhọt, để yên trong 5 – 7 phút.
  • Loại bỏ các lát khoai tây cũ và thay thế bằng các lát khoai mới. Thực hiện quy trình này 3 lần.
  • Thực hiện các thao tác hai lần mỗi ngày để đặt hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Thực hiện biện pháp trong 1 – 2 tuần để cải thiện các nốt mụn nhọt.

5. Hành tây điều trị nhọt ở mông

Hành tây chứa nhiều vitamin C, lưu huỳnh, kali, phytochemical và flavonoid và nhiều chất dinh dưỡng cần thiết khác. Các hoạt chất, vitamin và khoáng chất có trong khoai tây có thể hỗ trợ chống viêm, giảm đau, sát trùng, kháng nấm và hỗ trợ điều trị mụn nhọt.

Bên cạnh đó, các nhà khoa học cho biết nước ép hành tây tươi có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm cấp tính hoặc mãn tính. Các tác dụng này tương đương như morphin, morphin là một loại thuốc giảm đau tiêu chuẩn.

Cách trị mụn nhọt ở mông tại nhà với hành tây như sau:

  • Cắt một lát hành tây tươi đặt lên nốt mụn nhọt, sử dụng vải hoặc băng gạc để cố định.
  • Để yên trong khoảng 3 – 4 giờ.
  • Lặp lại mỗi ngày để có hiệu quả điều trị tốt nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể sử dụng 1 hoặc nửa củ hành tây, đun sôi với một lượng nước vừa phải. Đến khi lượng nước còn một nửa thì sử dụng để thoa và vệ sinh các nốt mụn nhọt ở mông.

6. Dầu thầu dầu chữa mụn nhọt ở mông

Dầu thầu dầu có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, có thể hỗ trợ điều trị mụn nhọt ở mông một cách hiệu quả.

Để điều trị nhọt ở mông với dầu thầu dầu, người bệnh có thể tham khảo các bước như:

  • Ngâm một miếng bông gòn trong 2 – 3 muỗng cà phê dầu thầu dầu, sau đó đặt lên khu vực mụn nhọt. Cố định với bông gòn và gạc y tế để đảm bảo thời gian tiếp xúc.
  • Dầu thầu dầu có thể lưu lại trên da 4 – 5 giờ hoặc để qua đêm.
  • Thực hiện liên tục trong 5 – 7 ngày để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.
cách trị mụn nhọt ở mông
Dầu thầu dầu có đặc tính kháng khuẩn chống viêm và điều trị mụn ở mông hiệu quả

7. Giấm táo chữa mụn ở mông

Giấm táo rất giàu vitamin, enzyme, acetic, malic, axit citric và các axit amin khác nhau. Các hợp chất này có thể giúp giấm táo có thể chống lại vi khuẩn gây mụn nhọt và hỗ trợ làm lành da. Bên cạnh đó, giấm táo cũng hoạt động như một chất cồn để hỗ trợ khử trùng, làm sạch vùng da mụn nhọt cho đến khu mủ được làm sạch.

Giấm táo có thể cải thiện tình trạng mụn nhọt ở mông bị vỡ. Cách thực hiện như sau:

  • Pha loãng 1 muỗng canh giấm táo với 1/2 muỗng canh nước để tạo thành một hỗn hợp sát trùng.
  • Ngâm một miếng bông gòn vào dung dịch, sau đó đặt lên nốt mụn nhọt.
  • Thực hiện quá trình này 3 – 4 lần trong ngày để loại bỏ hoàn toàn mủ ở mụn nhọt.
  • Thực hiện liên tục trong 3 – 4 ngày để giảm thiểu nguy cơ tái phát nhọt ở mông.

Giấm táo điều trị mụn nhọt ở mông bị chai:

  • Kết hợp giấm táo và mật ong với số lượng bằng nhau.
  • Thoa hỗn hợp lên khu vực nhiễm bệnh.
  • Để yên trong 15 – 20 phút.
  • Rửa sạch lại với nước.
  • Thực hiện các bước 2 – 3 lần mỗi ngày để đặt hiệu quả tốt nhất.

Các loại thuốc trị mụn ở mông

Trong hầu hết các trường hợp, mụn nhọt ở mông có thể được điều trị bằng các phương pháp đơn giản tại nhà. Tuy nhiên trong trường hợp mụn nhọt sưng to, gây đau đớn hoặc ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc trị nhọt ở mông.

mụn nhọt ở mông bị vỡ
Sử dụng thuốc thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn

Hầu hết các trường hợp nhọt ở mông sưng to, đau đớn thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Kháng sinh có thể được sử dụng dưới dạng bôi hoặc dạng uống. Phần lớn mụn nhọt là do vi khuẩn Staphylococcus aureus, còn được gọi là tụ cầu khuẩn gây ra. Để chống lại nhiễm trùng này, bác sĩ có thể kê các loại kháng sinh đường uống hoặc dạng bôi như:

  • Amoxicillin
  • Amikacin
  • Cefazolin
  • Cephalexin
  • Ceftriaxone
  • Cefotaxime
  • Erythromycin
  • Clindamycin
  • Gentamicin
  • Erythromycin
  • Tetracycline

Trong một số trường hợp khi mụn ở mông phát triển lớn hoặc nhọt độc (liên kết nhiều mụn nhọt nhỏ ở bên dưới da mông), mụn nhọt không thể tự khỏi. Do đó, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp dẫn lưu mủ để điều trị mụn và tránh các rủi ro không mong muốn.

Nặn mụn nhọt hoặc dẫn lưu mụn nhọt là thủ thuật cần được thực hiện ở môi trường vô trùng và bởi một chuyên gia y tế. Do đó, người bệnh không nên tự dẫn lưu mủ tại nhà để tránh các rủi ro không mong muốn.

Đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở mông

Vi khuẩn từ mụn nhọt có thể lây lan một cách nhanh chóng. Do đó, để hạn chế tình trạng mụn nhọt ở mông, người bệnh có thể lưu ý một số biện pháp như:

mụn nhọt ở mông bị chai
Tắm mỗi ngày và giữ vệ sinh cá nhân đề phòng mụn ở mông
  • Giữ vệ sinh cá nhân, tắm mỗi ngày và vệ sinh khu vực mông sau khi đi vệ sinh, đổ nhiều mồ hôi
  • Sử dụng các chất khử trùng có chứa cồn, đặc biệt là sau khi chạm vào mụn nhọt
  • Không sử dụng chung các dụng cụ cá nhân như khăn, quần áo, đặc biệt là quần lót
  • Tránh tiếp xúc gần với người bị mụn nhọt hoặc người mang vi khuẩn Staphylococcus aureus
  • Giặt quần áo, khăn tắm và các vật dụng cá nhân với nước sôi
  • Che chắn và bảo vệ các vết thương hở ngoài da
  • Tránh mặc quần áo chật hoặc quần áo có thể gây ma sát da mông, mặc quần áo phù hợp khi tập thể dục
  • Uống nhiều nước để hỗ trợ loại bỏ độc tố trong cơ thể và hỗ trợ điều trị mụn nhọt

Trong hầu hết các trường hợp mụn nhọt ở mông có thể tự cải thiện trong 1 – 2 tuần. Các biện pháp điều trị tại nhà có thể hỗ trợ và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên đối với nhọt có kích thước lớn, dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng, có nguy cơ lan rộng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Cách trị mụn bằng thảo dược thiên nhiên được VTV2 giới thiệu đã giúp hàng nghìn người dứt điểm tình trạng mụn chỉ từ 30 ngày. Cam kết hoàn tiền 100% nếu không khỏi!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *