Mụn cóc có lây sang người khác không? Cách phòng ngừa
Nội dung bài viết
Mụn cóc có khả năng lây lan rất nhanh từ vùng da này sang vùng da khác và từ người này sang người khác. Vì thế, bạn cần phải có các biện pháp bảo vệ bản thân để chủ động trong việc phòng tránh nguy cơ bị nhiễm bệnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về con đường lây lan của mụn cóc cũng như các biện pháp phòng ngừa tích cực, bạn có thể tham khảo.
Những thông tin cần biết về mụn cóc
Mụn cóc là những khối u nhú nhỏ trên bề mặt da, chúng khá lành tính và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Virus HPV là tác nhân chính hình thành nên mụn cóc, sau khi chúng xâm nhập vào cơ thể sẽ có bắt đầu thời kỳ ủ bệnh, sau khoảng vài tháng mới bắt đầu phát sinh triệu chứng. Bạn có thể dễ dàng nhận biết mụn cóc thông qua các triệu chứng đặc trưng là:
- Xuất hiện các nốt mụn nhô cao trên bề mặt da, khi sờ vào sẽ thấy hơi cứng và sần sùi.
- Kích thước của mụn thường dao động từ 2 mm cho đến vài chục mm.
- Vùng da xuất hiện mụn cóc sẽ có triệu chứng đau nhức và hơi ngứa rát.
Mụn cóc có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào nhưng không phải ai tiếp xúc với virus HPV đều bị mụn cóc, bệnh phát triển được hay không còn tùy thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người. Thường gặp nhất là trẻ em, thanh thiếu niên, mắc bệnh truyền nhiễm, có hệ miễn dịch suy yếu,… Dựa vào đặc điểm cũng như vị trí xuất hiện của mụn cóc mà y khoa chia mụn cóc thành nhiều dạng khác nhau, trong đó có hai dạng thường gặp là:
– Mụn cóc thông thường: Kích thước của mụn cóc từ 2 đến vài chục milimet, có màu sắc xám, bề mặt sần sùi, gây đau nói mỗi khi chạm vào. Vị trí thường phát triển loại mụn cóc này là lòng bàn chân và dưới móng chân tay. Cũng có một vài trường hợp mụn cóc phát triển tại bộ phận sinh dục, chúng thường được gọi là mụn cóc sinh dục với triệu chứng tương tự như sùi mào gà.
– Mụn cóc phẳng: Dạng này khó nhận biết hơn, bạn cần phải quan sát thật kỹ mới có thể phát hiện. Mụn cóc phẳng là những nốt sần nhô cao trên bề mặt da với kích thước tử 1 – 5mm, chúng có màu vàng nâu và bề mặt trơn láng. Mụn cóc phẳng thường phát triển ở lưng bàn tay, cẳng tay, mặt cổ. Chúng có khả năng lây lan rất nhanh chóng, trung bình sẽ có từ vài chục đến vài trăm cái trên bề mặt da.
Mụn cóc có lây sang người khác không?
Như đã nhắc ở trên, virus HPV là tác nhân chính dẫn đến tình trạng hình thành mụn cóc trên da. Chính vì thế đây là bệnh lý có khả năng lây lan rất nhanh, chúng không chỉ lan rộng sang vùng da lành trên cơ thể mà còn lây nhiễm từ cá thể này sang cá thể khác nếu có tiếp xúc trực tiếp với người bệnh. Bể bơi công cộng, nơi tập thể dục đông người, văn phòng làm việc,… là những môi trường thuận lợi để phát tán virus. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm mụn cóc bạn nên nắm rõ để có biện pháp phòng tránh hợp lý:
- Lây nhiễm trực tiếp qua đường máu nếu vô tình nhận phải máu của người bị nhiễm virus HPV.
- Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh thông qua hành vi quan hệ tình dục, cọ xát, sờ hoặc cầm nắm,…
- Sử dụng chung vật dụng cá nhân với người bệnh như quần áo, giày dép, khăn mặt, khăn tắm,…
- Mụn cóc cũng có thể lan rộng sang các vùng da lành trên cơ thể nếu bạn không có các biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách. Các hành vi cào gãi, chà xát,… sẽ đẩy nhanh tốc độ tự lây nhiễm của mụn cóc.
Mụn cóc là những nốt mụn lành tính, chúng không ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mà chỉ gây đau nhức và mất thẩm mỹ trên bề mặt da. Nhưng nếu chúng mọc ở chân sẽ khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc di chuyển. Bên cạnh đó, việc không tiến hành can thiệp đúng cách sẽ khiến mụn cóc nhanh chóng lan rộng sang các vùng da khác và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn.
Vì thế, khi phát hiện bản thân bị mụn cóc bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Hiện nay có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc được áp dụng trong y khoa như thoa hoặc tiêm thuốc, đốt điện, laser hoặc áp lạnh,… Tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của từng trường mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Biện pháp phòng ngừa mụn cóc tại nhà
Mụn cóc là bệnh lý rất dễ tái phát trở lại nếu bạn không có các biện pháp phòng ngừa hợp lý. Ý thức bảo vệ và tự chăm sóc bản thân là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn hạn chế được nguy cơ nhiễm virus HPV gây ra mụn cóc. Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa mụn cóc tại nhà bạn có thể tham khảo:
- Chú ý vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, luôn giữ cho cơ thể khô thoáng, không mặc quần áo còn ẩm ướt. Làm sạch môi trường sống bằng cách thường xuyên lau dọn nhà cửa, giặt giũ chăn màn, quần áo nên được giặt sạch và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
- Không đi chân trần ở những vùng đất ẩm ướt, hạn chế tiếp xúc với nguồn nước bẩn. Chú ý trong việc bảo vệ bản thân, đặc biệt là khi trên da có xuất hiện các vết thương hở.
- Có đời sống tình dục an toàn lành mạnh, tuân thủ theo chế độ một vợ một chồng, chung thủy với bạn tình, tránh xa các mối quan hệ ngoài luồng và gái mại dâm. Sau khi quan hệ tình dục nên chú ý vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, ngăn chặn sự tấn công gây hại của các tác nhân gây bệnh.
- Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như cốc uống nước, khăn mặt, bàn chải đánh răng, quần áo,… Tránh tiếp xúc với những người bị mụn cóc hoặc có nhiễm virus HPV.
- Nên có các biện pháp giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng chống lại tác nhân gây bệnh. Cụ thể là tập luyện thể dục thể thao rèn luyện sức khỏe, ăn uống đa dạng thực phẩm để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể,…
- Nếu chẳng may bị nhiễm virus HPV gây ra mụn cóc thì bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về sử dụng hoặc áp dụng các mẹo dân gian để cải thiện tại nhà.
Mụn cóc là bệnh da liễu hình thành do sự xâm nhập và tấn công của chúng virus HPV. Vì thế, bệnh có khả năng lây nhiễm là rất cao, bạn cần phải chủ động trong việc bảo vệ bản thân để phòng tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Nếu nghi ngờ bản thân bị mụn cóc, bạn nên thăm khám và điều trị ngay từ sớm, tránh để lâu khiến bệnh lan rộng gây khó khăn cho việc điều trị dứt điểm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!