Hướng Dẫn Cách Phòng Ngừa Thoái Hóa Đốt Sống Cổ

Thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý gây ra rất nhiều phiền toái trong đời sống sinh hoạt và công việc hàng ngày. Để phòng ngừa căn bệnh này phát triển thì bạn cần phải hình thành cho bản thân thói quen ăn uống khoa học, duy trì lối sống tích cực  kết hợp chế độ tập luyện khoa học. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn đến bạn cách phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ hiệu quả.

Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra ngày càng nhiều ở người trẻ tuổi

Thoái hóa đốt sống cổ và yếu tố gia tăng nguy cơ mắc bệnh

Thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng hệ thống sụn khớp, dây chằng, đĩa liên đốt bị tổn thương khiến cho sụn khớp dần bị bào mòn và hình thành nên các gai xương. Tình trạng thoái hóa xảy ra khá phổ biến ở các đốt sống phải thường xuyên gánh chịu nhiều áp lực từ đầu như c5, c6 và c7. Khi bị thoái hóa đốt sống cổ, người bệnh sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức khó chịu và đôi khi là mất cảm giác sâu của tay, điều này làm ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt và khả năng lao động của người bệnh.

Đây là bệnh lý xảy ra khá phổ biến ở người già và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là do quá trình lão hóa tự nhiên diễn ra bên trong cơ thể khi tuổi tác ngày càng cao. Theo thống kê y học, có đến hơn 90% trường hợp mắc bệnh đều xảy ra ở độ tuổi ngoài 60. Ngoài ra, bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng có thể khởi phát ở những người trẻ tuổi do một số yếu tố sau đây:

  • Tính chất công việc ít vận động, ngồi một chỗ trong thời gian dài, mang vác vật nặng, phải cúi và ngửa nhiều khi làm việc (thường gặp là nhân viên văn phòng, công nhân khuân vác,…)
  • Làm việc, nghỉ ngơi và tập luyện sai thư thế (như kê cao gối khi đi ngủ, vị trí ngồi quá thấp so với bàn làm việc, ngủ không có thói quen chuyển mình,…)
  • Chế độ dinh dưỡng và đời sống sinh hoạt thiếu khoa học (chế độ ăn kiêng nghiêm khắc hoặc ăn uống qua loa không bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn vô tội vạ dẫn đến thừa cân béo phì, nghiện rượu bia và thuốc lá, lười vận động cơ thể,…)
  • Chấn thương vùng cổ do tai nạn lao động hoặc tai nạn giao thông nhưng không được điều trị dứt điểm.

Chuyên gia cho biết, thoái hóa đốt sống cổ nếu không được phát hiện và có các biện pháp can thiệp đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như rối loạn tiền đình, teo cơ, thiếu máu lên não, thậm chí là bại liệt. Vì vậy, ngay khi thấy bản thân có các triệu chứng sau đây người bệnh cần phải nhanh chóng đi thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách và kịp thời:

  • Có cảm giác tê đột ngột hoặc ngứa râm ran ở vùng cổ, vai, cánh tay hoặc chân.
  • Bàng quang và ruột bị mất khả năng kiểm soát.
  • Các cơn đau nhức và cứng khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách
Người bệnh nên đến gặp bác sĩ thăm khám để được hướng dẫn điều trị đúng cách

Hướng dẫn các phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ

Chuyên gia cho biết, thoái hóa đốt sống cổ là bệnh lý ngày càng trẻ hóa với số ca mắc bệnh nằm trong độ tuổi từ 20 – 30 đang có xu hướng gia tăng theo thời gian. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là thói quen sinh hoạt và lối sống thiếu khoa học của giới trẻ hiện nay. Để hạn chế căn bệnh này phát triển gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng đời sống và công việc hàng ngày thì bạn cần phải có các biện pháp phòng ngừa theo hướng dẫn dưới đây:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Hình thành chế độ sinh hoạt khoa học

Để phòng ngừa căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ xảy ra thì người bệnh nên hình thành cho bản thân chế độ sinh hoạt khoa học để tránh gây ảnh hưởng tiêu cực và làm tổn thương các đốt sống cổ như:

  • Khi làm việc cần ngồi đúng tư thế và thường xuyên thay đổi để tránh cản trở lưu thông máu gây tê bì tay chân. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thực hiện massage hoặc xoa bóp vùng cổ giúp lượng máu lưu thông đến các đốt sống cổ trở nên dễ dàng hơn.
    • Nếu tính chất công việc phải ngồi một chỗ thì cứ sau khoảng 1 – 2 tiếng bạn hãy đứng lên vận động cơ thể nhẹ nhàng giúp kích thích lưu thông máu.
    • Ở những người có tính chất công việc phải cúi hoặc ngẩng đầu nhiều thì cần phải điều chỉnh thời gian làm việc và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Điều này có tác dụng hạn chế gây căng thẳng quá mức lên các đốt sống cổ.
    • Nếu là nhân viên văn phòng thì tư thế ngồi phù hợp nhất là thẳng lưng, để hai vai bằng nhau và để phần đùi song song với nền nhà.
    • Nếu thường xuyên làm việc với máy tính, bạn hãy điều chỉnh sao cho màn hình máy tính nằm ở dưới tầm mắt khoảng 10 – 20 độ và thẳng ngay trước mặt, không nên để quá cao, quá thấp hoặc bị lệch sang một bên.
Nên ngồi làm việc đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống và ngăn ngừa bệnh lý thoái hóa
Nên ngồi làm việc đúng tư thế giúp bảo vệ cột sống và ngăn ngừa bệnh lý thoái hóa
  • Loại bỏ các thói quen gây ảnh hưởng xấu đến đốt sống cổ khiến chúng dễ bị tổn thương và gia tăng nguy cơ thoái hóa như vặn hoặc bẻ cổ đột ngột, đội vật nặng trên đầu,..
  • Nghĩ ngơi, ngủ cũng cần phải đảm bảo đúng tư thế như không nằm ngủ cố định từ 1 – 2 tư thế, hạn chế nằm sấp khiến phần cổ bị gập xuống gia tăng áp lực lên các đốt sống. Nên lựa chọn gối kê đầu dễ định hình khi ngủ, tốt nhất nên đặt sau ót và không nên kê đầu quá cao. Bên cạnh đó, bạn cũng nên đảm bảo ngủ đủ giấc và chất lượng giấc ngủ được đảm bảo.

Xây dựng cho bản thân chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ dinh dưỡng cũng có vai trò rất quan trọng trong việc phòng tránh căn bệnh thoái hóa đốt sống cổ và giúp xương trở nên chắc khỏe hơn. Ở những người trẻ tuổi để phòng ngừa căn bệnh này hình thành thì bạn cần phải tuân thủ theo các nguyên tắc dinh dưỡng sau đây:

– Thực phẩm nên tăng cường sử dụng

Tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D vào chế độ ăn uống hàng ngày. Đây là hai thành phần khoáng chất có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống xương khớp, giúp cột sống trở nên chắc khỏe, tránh được tình trạng loãng xương và thoái hóa. Các loại thực phẩm giàu canxi và vitamin D người bệnh nên bổ sung cho cơ thể là:

  • Thực phẩm giàu canxi: Sữa và chế phẩm từ sữa, phomat, bông súp lơ, cá hồi,…
  • Thực phẩm giàu vitamin D: Gan động vật, các loại ngũ cốc, trứng, nấm, thịt,…

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E và acid béo omega-3 cho cơ thể. Đây là những chất có khả năng chống oxy hóa rất tốt, giúp bảo vệ xương khớp khỏi sự tấn công của các gốc tự do bên trong cơ thể và phòng ngừa các bệnh lý về xương khớp khác như thoát vị đĩa đệm, gai cột sống,… Bạn cũng nên bổ sung đủ nước cho cơ thể mỗi ngày từ 2 – 2.5 lít giúp thanh lọc cơ thể và bôi trơn các khớp.

Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách tăng cường sử dụng thực phẩm giàu canxi
Phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ bằng cách tăng cường sử dụng thực phẩm giàu canxi

– Thực phẩm nên hạn chế sử dụng

Bên cạnh các loại thực phẩm tốt cho xương khớp nên tăng cường bổ sung cho cơ thể, người bệnh cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có thể dẫn đến tình trạng mất xương và hủy hoại cấu trúc khớp xương, làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Đồ ăn cay nóng, chế biến nhiều gia vị chua cay mặn ngọt
  • Thực phẩm chiên xào nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh, đồ đóng hộp chế biến sẵn
  • Các loại đồ uống có cồn và chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, nước chè đặc,…
  • Đồ ăn ngọt chứa nhiều đường hóa học như bánh kẹo ngọt, nước giải khát, nước có gas,…

Việc hình thành cho bản thân chế độ ăn uống khoa học sẽ giúp bạn luôn kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý. Tránh tình trạng trọng lượng cơ thể tăng đột ngột gây áp lực lên cột sống và gia tăng nguy cơ mắc bệnh thoái hóa. Nếu đang trong tình trạng thừa cân béo phì, người bệnh nên thiết lập cho bản thân chế độ ăn kiêng khoa học để hỗ trợ giảm cân.

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Tập luyện thể dục thể thao sẽ có tác dụng kích thích quá trình lưu thông máu bên trong cơ thể diễn ra tốt hơn. Điều này sẽ giúp xương được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất thiết yếu để làm lành các tổn thương, đồng thời tăng cường độ linh hoạt của cột sống. Từ đó quá trình lão hóa sẽ được đẩy lùi và nguy cơ mắc bệnh thoái hóa đốt sống cổ cũng giảm đi một cách đáng kể.

Bên cạnh đó, khi cơ thể tập luyện thể dục còn sản sinh ra hormone endorphins giúp giảm căng thẳng và đau nhức, từ đó người bệnh sẽ cảm thấy thư giãn và thoải mái hơn. Một số bài tập có tác dụng rất tốt đối với đốt sống cổ bạn có thể áp dụng tại nhà là:

Tập luyện mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt của đốt sống và phòng ngừa bệnh thoái hóa
Tập luyện mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt của đốt sống và phòng ngừa bệnh thoái hóa
  • Bài tập xoay cổ: Thực hiện xoay cổ một cách nhẹ nhàng từ trái sang phải và ngược lại, bạn chỉ cần thực hiện mỗi bên khoảng 10 lần là được.
  • Bài tập gập cổ: Ngước cổ lên trên cao nhất có thể sao cho mắt nhìn lên trần nhà, sau đó từ từ cúi gập cổ xuống thấp nhất. Thực hiện lặp lại động tác này khoảng 10 lần liên tục cho mỗi hiệp tập.

Ngoài hai bài tập ở trên, người bệnh cũng có thể thực hiện một số bài tập nhẹ nhàng khác giúp kích thích cột sống và ngăn ngừa tình trạng thoái hóa diễn ra như đi bộ, tập yoga, tập gym, bơi lội,…

Trên đây là hướng dẫn phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ bạn có thể tham khảo và thực hiện tại nhà. Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc duy trì sức khỏe của cột sống, ngăn ngừa nguy cơ hình thành bệnh lý gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên thăm khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện các vấn đề bất thường ở xương khớp, từ đó có các biện pháp can thiệp kịp thời và đúng cách.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *