Giải pháp độc đáo đã được bào chế thành công bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu về YHCT. Bài thuốc hiện đang được ứng dụng độc quyền trong chữa bệnh tại Trung tâm Thuốc dân tộc, giúp hàng ngàn người chấm dứt căn bệnh này chỉ sau 3 tháng.

Bệnh trĩ theo Đông y và các bài thuốc, địa chỉ điều trị

Theo Đông y, nguồn gốc hình thành bệnh trĩ chủ yếu là do yếu tố ngoại tà (bên ngoài) và nội nhân (bên trong) gây nên. Để chữa trị dứt điểm căn bệnh này, người bệnh cần tìm hiểu và nắm rõ căn nguyên gây bệnh. Dưới đây là các bài thuốc chữa trĩ theo Đông y, người bệnh có thể tham khảo và áp dụng.

chữa bệnh trĩ theo Đông y
Chữa bệnh trĩ theo Đông y là biện pháp chữa trị an toàn, được nhiều bệnh nhân lựa chọn điều trị trong thời gian dài

Nguyên nhân gây bệnh trĩ theo Đông Y

Bệnh trĩ theo Đông y chủ yếu hình thành do các nguyên nhân chính sau đây:

+ Nguyên nhân ngoại tà (bên ngoài)

Theo Đông y, các yếu tố khí hậu như phong (gió), thử (nắng), hàn (hàn), hỏa (nhiệt),… khi xâm nhập vào cơ thể và trở thành nguyên nhân gây bệnh thường được gọi là ngoại tà. Thông thường,các yếu tố này ở điều kiện khí hậu bình thường sẽ không gây ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe. Tuy nhiên vào thời điểm khí hậu thay đổi, hệ miễn dịch suy yếu cộng với thần kinh căng thẳng kéo dài, cơ thể rất dễ bị nhiễm các yếu tố ngoại tà (nhiễm gió hoặc nhiễm lạnh) từ bên ngoài gây hình thành bệnh.

Các yếu tố ngoại tà này khi xâm nhập vào cơ thể không chỉ gây suy nhược, khiến cơ thể mệt mỏi mà chúng còn gây tổn thương tràng vị và ảnh hưởng đến một số cơ quan nội tạng khác. Nguy hiểm hơn, nếu những thương tổn ở tràng vị không được chữa trị kịp thời, triệu chứng bệnh có thể chuyển nặng gây huyết mạch không lưu thông. Về lâu về dài gây kinh lạc bị ứ tệ dẫn đến tình trạng thấp nhiệt bị tụ lại ở trực tràng hình thành búi trĩ.

+ Nguyên nhân nội nhân (bên trong)

Ngoài các yếu tố ngoại tà, nguyên nhân gây bệnh trĩ một phần là do yếu tố nội nhân bên trong gây nên. Theo các thầy thuốc Đông y, tác nhân gây bệnh trĩ bên trong có thể là thói quen ăn uống không lành mạnh, không khoa học hoặc rối loạn yếu tố tâm lý gây nên. Cụ thể:

  • Thói quen ăn uống không khoa học: Một chế độ ăn uống mất cân bằng, nghèo dinh dưỡng với thói quen ăn thường xuyên ăn đồ cay, ăn nhiều chất đạm và thiếu chất xơ,… có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Lúc này, người bệnh có thể gặp phải các vấn đề liên quan dạ dày như đầy bụng hoặc khó tiêu. Ngoài các triệu chứng này ra, chế độ ăn không lành mạnh cũng có thể dẫn đến chứng táo bón với biểu hiện phân xơ cứng, ứ đọng ở đại tràng hoặc đại tiện khó khăn. Tình trạng này nếu kéo dài và không được kiểm soát tốt có thể gây áp lực lên tĩnh mạch trực tràng và hậu môn, làm tăng nguy cơ khởi phát bệnh trĩ.
  • Rối loan tâm lý: Tâm lý bất ổn định với biểu hiện buồn vui thất thường, thường xuyên cáu gắt có thể gây ảnh hưởng đến tỳ, phế và các phủ tạng khác. Về lâu dài, rối loạn tâm lý có thể gây mất ngủ, tinh thần không ổn định khiến cơ thể suy nhược và gây các bất lợi đối với chức năng hệ tiêu hóa và các cơ quan khác. Đặc biệt, căng thẳng thần kinh thường xuyên có thể khiến người bệnh quên hoặc không buồn đi đại tiện. Từ đó, chất thải tích tụ trong đại trực tràng có thể gây áp lực lớn lên hệ tĩnh mạch ở nơi này dẫn đến bệnh trĩ.
chữa bệnh trĩ bằng Đông y
Căng thẳng làm tăng khả năng mắc bệnh trĩ ở nhân viên văn phòng

Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ được áp dụng phổ biến

Ngoài lựa chọn thuốc Tây điều trị, để giảm thiểu tác dụng phụ do thuốc gây nên, người bệnh có thể chữa bệnh trĩ theo Đông y. Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu Đông y thường tập trung vào mục đích loại bỏ căn nguyên gây bệnh từ bên trong lẫn bên ngoài. Do đó, trong quá trình điều trị bệnh, người bệnh cần chữa trị kiên nhẫn trong thời gian dài.

Thuốc Đông y chữa trị thường được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da, thuốc uống và thuốc ngâm rửa hậu môn. Để thuốc phát huy tối đa tác dụng giảm đau và ngứa rát do bệnh gây nên, người bệnh nên kết hợp điều trị theo cả 3 dạng thuốc.

1. Các bài thuốc ngâm rửa chữa bệnh trĩ

Ngâm rửa hậu môn giúp cải thiện nhanh triệu chứng đau, sưng và ngứa ở hậu môn do bệnh trĩ gây nên. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc này, bệnh nhân cần vệ sinh sạch hậu môn bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng. Đặc biệt, sau khi ngâm rửa hậu môn bằng nước thuốc, người bệnh nên lau khô lại bằng khăn bông mềm và sạch nhằm giảm nguy cơ viêm nhiễm.

Dưới đây là một số bài thuốc ngâm rửa chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến hiện nay như:

  • Bài thuốc ngâm rửa 1: Chuẩn bị 30g hòe hoa, 60g rau sam tươi, 30g ngũ bội tử, 18g mộc qua, 12g bạch chỉ, 12g xuyên tiêu, 9g sinh bạch phàn và 12g cam thảo. Tất cả các vị thuốc đem rửa sạch và nấu chung với 2 lít nước. Khi nước sôi, pha thêm nước hoặc chờ nước nguội bớt dùng xông hơi và ngâm rửa ở hậu môn. Thực hiện đều đặn mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị và làm giảm nhanh triệu chứng sưng đau, ngứa rát ở hậu môn.
  • Bài thuốc ngâm rửa 2: Sử dụng 40g kinh giới, 40g ngải cứu, 20g hòe hoa, 20g chỉ xác và 12g phèn chua. Đem các thảo dược này rửa sạch và cho vào ấm sắc chung với 2 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội bớt và tiến hành xông hơi và ngâm rửa hậu môn. Thời gian ngâm từ 20 – 30 phút hoặc cho đến khi nước nguội. Để bài thuốc mang lại lợi ích tốt trong điều trị bệnh trĩ, người bệnh nên thực hiện biện pháp ngâm rửa này thường xuyên.
  • Bài thuốc ngâm rửa 3: Chuẩn bị 30g huyền minh phấn, 20g đại hoàng và 30g minh phàn. Đem ba vị thuốc này đun sôi với 1 lít nước. Dùng nước thuốc xông hậu môn. Sau khi nước nguội có thể dùng nước thuốc này ngâm rửa hậu môn nhằm giúp làm sạch và giảm sưng ở búi trĩ.
  • Bài thuốc ngâm rửa 4: Sử dụng kha tử và phèn phi, mỗi vị 10 gram. Đem nấu chung kha tử với 1 lít nước. Sau khi nước sôi pha thêm phèn phi vào, khuấy đều cho tan. Dùng nước này ngâm hoặc rửa hậu môn.
  • Bài thuốc ngâm rửa 5: Dùng 12g hoàng cầm, 16g khổ sâm, 12g hoàng liên, 8g phác tiêu, 12g phòng phong 12g, 16g kinh giới, 10g chi tử, 20g hoàng bá và 4g đại hoàng 4g. Tất cả vị thuốc đem đun sôi với 1 lít nước. Chờ nước thuốc nguội dùng ngâm rửa hậu môn. Thực hiện thường xuyên bài thuốc này giúp cải thiện triệu chứng bệnh và ngăn ngừa nhiễm trùng.
Chữa bệnh trĩ theo Đông y
Bài thuốc ngâm rửa chữa bệnh trĩ bằng thảo dược Đông y

2. Bài thuốc điều trị bệnh trĩ bằng Đông y ở dạng bôi

Bài thuốc chữa bệnh trĩ bằng thuốc Đông y ở dạng bôi ngoài thường áp dụng ở những đối tượng mắc bệnh có búi trĩ sa ra ngoài. Để giảm nhanh triệu chứng đau và giúp búi trĩ co lại, người bệnh có thể áp dụng các bài thuốc sau:

  • Bài thuốc bôi 1: Chuẩn bị 20g lá móng, 30g tô mộc, 20g hoàng bá, 20g sa sàng và 10g binh lang. Đem các thảo dược này đi rửa sạch, để ráo nước và giã nhuyễn. Cuối cùng, vắt lấy nước cốt và thoa đều lên búi trĩ. Thực hiện đều đặn mỗi ngày để có kết quả chữa trị tốt.
  • Bài thuốc bôi 2: Sử dụng 30g tô mộc, 20g hoàng đằng, 20g ngũ bội và 10g hoàng liên. Đem các vị thuốc sấy hoặc phơi khô, tán bột. Mỗi lần lấy một ít hòa tan với với 1 ít nước tạo thành hỗn hợp sền sệt và đắp lên búi trĩ.
  • Bài thuốc bôi 3: Hái 20g sa sàng, 20g ngũ bội, 30g tô mộc, 10g binh lang và 20g hoàng bá. Rửa sạch các vị thuốc, giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt, bôi lên búi trĩ.
  • Bài thuốc bôi 4: Sử dụng phèn phi, bạch phàn, hoạt thạch, hùng hoàng và lưu huỳnh, mỗi vị thuốc khoảng 8g. Lưu huỳnh để riêng, các vị thuốc còn lại đem tán thành bột mịn. Sau đó cho bột thuốc vào nồi đất và đậy kín nắp, đặt lên bếp than hồng. Chờ đến khi bột nổ, cho lưu huỳnh vào, bắt xuống bếp và để nguội. Mỗi ngày dùng một lượng bột nhỏ, tán mịn và thoa lên búi trĩ.
  • Bài thuốc bôi 5: Chuẩn bị 20g xuyên khung, 40g sinh địa, 16g sáp ong 16g, 12g hoàng bá, 16g hoàng liên, 12g khương hoàng và 1.5 lít dầu vừng. Tất cả các vị thuốc đem nấu với lượng nước vừa đủ, ngoại trừ sáp ong. Sau khi nước sôi cho sáp ong vào và tiếp tục đun nhỏ lửa. Sau khi hỗn hợp cô đặc thành cao, cho vào lọ thủy tinh, bảo quản dùng dần. Mỗi lần lấy một lượng nhất định thoa đều lên búi trĩ. Thực hiện thường xuyên cho đến khi búi trĩ giảm dần kích thước.
  • Bài thuốc bôi 6: Sử dụng 8g nhũ hương, 14g thạch tín 14g, 8g hùng hoàng và 30g phèn phi. Thạch tín và phèn phi đem tán thành bột mịn và cho vào nồi đất, đậy kín nắp. Bắc nồi đất lên bếp than cho đến khi nồi đất ra khói xanh thì bắc xuống. Chờ khi bột nguội đem trộn chung với bột hùng hoàng và nhũ hương. Mỗi lần dùng, đem hỗn hợp bột này trộn đều với hồ và thoa lên búi trĩ.

Tương tự như bài thuốc ngâm rửa, khi áp dụng các cách chữa bệnh trĩ theo Đông y ở dạng bôi, người bệnh cũng nên làm sạch hậu môn trước khi bôi thuốc. Cách làm này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm, đồng thời giúp bệnh mau bình phục.

Điều trị trĩ bằng Đông y
Bài thuốc Đông y chữa bệnh trĩ dưới dạng bôi ngoài

3. Các bài thuốc uống chữa bệnh trĩ

Các bài thuốc uống giúp hỗ trợ điều trị bệnh trĩ từ sâu bên trong cơ thể, phù hợp cho cả bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội hoặc ngoại. Một số bài thuốc uống thường được áp dụng như:

  • Bài thuốc uống 1: Chuẩn bị 40g chỉ thực, 50g nụ hòe, 40g tam lăng,10g tam thất và 40g thiên thảo. Các vị thuốc sau khi được rửa sạch sẽ sắc chung với 3 bát nước. Chờ nước thuốc đặc còn ½ lượng nước ban đầu, chia thuốc ra uống 3 lần trong ngày.
  • Bài thuốc uống 2: Sử dụng 12g hòe hoa,16g kinh giới, 16g kim ngân hoa, 12g chi tử, 12g trắc bá diệp, 12g địa du, 8g xích thước, 8g chỉ xác và 4g cam thảo. Đem dược liệu trắc bá diệp, kinh giới, kim ngân hoa, hoa hòe và chi tử đem sao đen. Sau đó cho tất cả các loại thảo dược vào ấm và sắc chung với 3 bát nước. Chờ nước thuốc cạn còn 1 bát, chia đều ra uống. Sử dụng bài thuốc uống này thường xuyên cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Bài thuốc uống 3: Chuẩn 12g bạch thược, 12g sinh địa, 12g trắc bá diệp, 12g hắc chi ma, 8g hòe hoa, 8g đương quy, , 8g đào nhân, 8g xuyên khung, 9g  chỉ xác và 4g đại hoàng. Tất cả các vị thuốc đem sắc và uống. Mỗi ngày uống 1 thang, uống liên tục 5 – 7 giúp giảm nhanh triệu chứng bệnh trĩ.
  • Bài thuốc 4: Sử dụng 12g hoàng bá, 12g trạch tả, 12g xích thược, 12g hoàng liên, 16g sinh địa, 8g đào nhân, 8g đại hoàng và 8g đương quy. Sắc thuốc và uống đều đặn mỗi ngày giúp khắc phục bệnh.
  • Bài thuốc uống 5: Chuẩn bị 20g sinh địa, 12g hòe hoa, 12g kinh giới,12g hoàng cầm, 12g địa du, 12g xích thược và 12g đương quy. Sắc thuốc và uống. Thuốc nên uống thường xuyên để đạt được kết quả điều trị hiệu quả.
  • Bài thuốc uống 6: Sử dụng hồng lạt liệu, hương nhu tía và thanh hao, mỗi vị thuốc 12g. Cho các thảo dược vào ấm và sắc chung với 2 bát nước. Sau khi nước sôi, chia thuốc ra uống 2 – 3 lần trong ngày.

Lưu ý khi chữa bệnh trĩ bằng Đông y

Chữa bệnh trĩ theo Đông y vừa an toàn vừa giúp khắc phục triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng các bài thuốc Đông y, người bệnh nên lưu ý những vấn đề sau nhằm đem lại tác dụng điều trị tốt và đảm bảo an toàn sức khỏe.

  • Hoàn toàn khác với thuốc Tây, hiệu quả mà thuốc Đông y mang lại khá chậm. Chưa kể đến, tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như cơ địa, tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì sử dụng lâu dài khi áp dụng chữa bệnh trĩ bằng cách này.
  • Thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược tự nhiên lành tính khá an toàn đối với người sử dụng. Tuy nhiên, để chắc chắn dược liệu không gây tác dụng phụ trong quá trình sử dụng, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi áp dụng.
  • Trong quá trình chữa bệnh trĩ bằng Đông y, bệnh nhân nên tuân thủ chế độ ăn uống khoa học, cung cấp đầy đủ dưỡng chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tốt nhất, bệnh nhân nên ăn nhiều rau xanh, thức ăn có tính chất nhuận tràng để cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa. Đồng thời nên tránh những thực phẩm cay nóng và thức uống chứa cồn, gas.
  • Trước khi áp dụng bài thuốc bôi, ngâm rửa hoặc sau khi đi đại tiện, bệnh nhân nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ nhằm tránh bội nhiễm.
  • Không nên ngồi quá lâu trong thời gian làm việc. Bệnh nhân nên đứng lên và đi lại sau mỗi 30 – 45 phút ngồi làm việc.
  • Khi bị bệnh trĩ, người bệnh không nên nín nhịn đi đại tiện. Để giảm bớt triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát, bệnh nhân nên tập thói quen đi vệ sinh đều đặn mỗi ngày.
  • Luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và tăng cường khả năng đường ruột, giúp hỗ trợ cải thiện bệnh trĩ.
chữa trị theo Đông y
Trong quá trình điều trị bệnh trĩ bằng Đông y, bệnh nhân cần phối hợp chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ

Giới thiệu địa chỉ điều trị trĩ theo Đông Y uy tín

Vì mục đích thương mại, các loại dược liệu bày bán trên thị trường hiện nay thường không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Chưa kể đến, các loại thảo dược này còn chứa lượng lớn hoát chất bảo quản và thuốc chống nấm mốc độc hại. Nếu thường xuyên dung nạp vào cơ thể không chỉ điều trị bệnh mà còn khiến bệnh thêm nặng và gây hại đối với sức khỏe. Do đó, khi chữa bệnh trĩ theo Đông y, người bệnh nên lựa chọn cơ sở chữa trị và bán thuốc uy tín, có thương hiệu nổi tiếng nhằm tránh tình trạng “tiền mất tật mang” gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc Dân Tộc

Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng thuốc Dân Tộc được thành lập bởi đội ngũ y – bác sĩ giàu tâm huyết với ngành Y học cổ truyền, có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Đây là một trong những địa chỉ uy tín hàng đầu trong việc khám và chữa bệnh trĩ bằng Đông y.

Các phương pháp chữa bệnh trĩ tại đây đã được kiểm nghiệm lâm sàng và mang lại hiệu quả cao trong điều trị và giảm nhanh triệu chứng bệnh. Đặc biệt với bài thuốc nghiên cứu chuyên sâu Thăng trĩ dưỡng Huyết thang với 3 chế phẩm uống, ngâm và bôi đã nhận được nhiều đánh giá và phản hồi tích cực từ chuyên gia y tế và người bệnh.

Địa chỉ liên hệ:

  • Cơ sở Hà Nội: Biệt thự B31- Ngõ 70 Nguyễn Thị Định – Thanh Xuân – Hà Nội.
  • Số điện thoại: (024)7109 6699
  • Cơ sở Hồ Chí Minh: Số 145 Hoa Lan – Phường 2 – Quận Phú Nhuận – TP.HCM
  • Số điện thoại: (028)7109 6699
  • Cơ sở Quảng Ninh: Số 116 Văn Lang – Phường Hồng Gai – TP. Hạ Long
  • Số điện thoại: (0203)657 0128

Chữa bệnh trĩ theo Đông y giúp cải thiện tình trạng bệnh trong thời gian dài. Tuy nhiên, để kiểm soát dứt điểm và ngăn chặn bệnh gây biến chứng, người bệnh cần thăm khám và điều trị sớm.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Bài thuốc tại Trung tâm Thuốc dân tộc đã giúp hàng ngàn người thoát khỏi ám ảnh bệnh trĩ một cách AN TOÀN, KHÔNG ĐAU ĐỚN. Người bệnh không cần phẫu thuật mà vẫn loại bỏ được búi trĩ, không lo nguy cơ tái phát về sau.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *