Ngón chân sưng đỏ, đau nhức dữ dội, cử động khó khăn tất cả đều được khắc phục sau khi anh Hoàng sử dụng phác đồ điều trị gout đặc biệt của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. [XEM CHI TIẾT HÀNH TRÌNH]

Bệnh gout cấp và cách điều trị, giảm nhanh cơn đau

Bệnh gout cấp tính thường xảy ra ngay sau giai đoạn bị tăng acid uric không triệu chứng. Ở thời điểm này, các tinh thể muối urat đã bắt đầu lắng đọng tại khớp gây viêm đau dữ dội. Nếu không can thiệp sớm thì bệnh sẽ tiến triển rất nhanh và chuyển sang giai đoạn mãn tính.

bệnh gout cấp
Bệnh gout cấp nếu không nghiêm túc điều trị sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính

Bệnh gout cấp tính là gì? Nguyên nhân và triệu chứng

Gout là dạng bệnh viêm khớp xảy ra khi nồng độ acid uric trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Các chuyên gia cho biết, khi nồng độ acid uric đạt tới một mức nhất định thì các tinh thể muối urat bắt đầu hình thành và lắng đọng tại khớp. Từ đó gây viêm và làm phát sinh các triệu chứng đau nhức dữ dội.

Còn bệnh gout cấp tính là thuật ngữ y tế đề cập đến giai đoạn mà các tinh thể muối urat mới bắt đầu lắng đọng ở khớp. Lúc này đa phần chỉ mới ảnh hưởng tới một vài khớp. Triệu chứng điển hình ở giai đoạn này là sự xuất hiện của các cơn đau đột ngột kéo dài khoảng 3 – 7 ngày.

Khi bệnh còn ở giai đoạn cấp tính nếu không có biện pháp can thiệp điều trị kịp thời thì sẽ dễ làm phát sinh hệ lụy. Nhất là bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, khó điều trị, kèm theo nhiều biến chứng tai hại.

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

1. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh bệnh gout cấp là sự dư thừa hàm lượng acid uric trong máu. Acid uric chính là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy hợp chất purin – tồn tại trong một số loại thực phẩm như thịt đỏ, hải sản.

Acid uric sẽ được hòa tan vào trong máu và sau đó được thận đào thải thông qua đường tiểu. Tuy nhiên, trong trường hợp lượng acid này được sản sinh quá nhiều hay quá trình bài tiết kém hiệu quả thì chúng sẽ lắng đọng trong máu. Và khi đạt tới một mức độ nhất định thì các tinh thế muối urat sẽ hình thành, lắng đọng tại khớp gây sưng viêm và đau đớn.

Dưới đây là một số yếu tố làm tăng acid uric trong máu – nguyên nhân gây bệnh gout cấp:

  • Nghiện rượu: Sử dụng rượu thường xuyên chính là nguyên nhân làm ức chế quá trình đào thải acid uric ra khỏi cơ thể. Khi uống rượu, thận sẽ phải làm việc tích cực hơn để loại bỏ cồn và các chất độc hại có trong thức uống này.
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa purin: Purin là hợp chất rất phổ biến dồi dào trong các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như thịt đỏ, trứng, hải sản… Việc dung nạp các thực phẩm này thường xuyên sẽ làm tăng sản xuất acid uric.
  • Tuổi tác và giới tính: Số liệu thống kê cho thấy rằng, nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cấp cao hơn phụ nữ. Nhất là đối tượng nam giới trong độ tuổi trung niên.
  • Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu hay thuốc chứa salicylate có thể gây ức chế quá trình bài tiết. Từ đó làm tăng nồng độ acid uric trong máu.
  • Thừa cân, béo phì: Thực tế ghi nhận rằng những người bị béo phì rất dễ mắc phải tình trạng rối loạn chuyển hóa. Và đây cũng là một trong những nguyên nhân gây dư thừa acid uric trong máu.
nguyên nhân gây bệnh gout cấp
Thường xuyên tiêu thụ rượu bia là nguyên nhân khiến nhiều người mắc bênh gout cấp

Bên cạnh đó, một số vấn đề khác cũng có thể được cho là yếu tố rủi ro:

  • Di truyền
  • Phơi nhiễm chì
  • Suy thận và các vấn đề về thận
  • Cao huyết áp
  • Tiểu đường
  • Suy tuyến giáp

2. Các dấu hiệu nhận biết

Bệnh gout ở giai đoạn đầu thường kích hoạt một số triệu chứng đặc trưng như sưng viêm, đỏ và đau nhức ở khớp bị ảnh hưởng. Cơn đau có thể đột ngột xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong ngày, đặc biệt là vào ban đêm. Chính điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, khiến người bệnh mệt mỏi.

Hơn nữa, trường hợp có tác động vật lý lên khớp bị ảnh hưởng thì cơn đau có thể kích hoạt ngay tức thì. Ngoài ra, người bệnh còn dễ dàng cảm nhận thất khả năng vận động của khớp bị hạn chế. Nếu càng cố gắng vận động thì tình trạng đau nhức có thể trở nên nặng nề thêm.

Thực tế cho thấy rằng, triệu chứng của bệnh gout cấp thường sẽ xuất hiện ở mức độ nặng nhất khoảng 12 đến 24 giờ đầu tiên. Sau đó, mức độ đau có thể sẽ giảm bớt nhưng vẫn âm ỉ kéo dài tới tận 7 – 10 ngày.

Bệnh gout cấp có nguy hiểm không?

Các chuyên gia xương khớp đánh giá, bệnh gout sẽ không quá nguy hiểm nếu còn ở giai đoạn cấp tính. Lúc này các cơn đau dữ dội có thể xuất hiện và làm giảm khả năng vận động của khớp nhưng biến chứng thường hiếm khi xảy ra.

bệnh gout cấp nguy hiểm không
Nếu không điều trị sớm thì các tinh thể muối urat có thể tập hợp lại tạo thành cục Tophi ở khớp ảnh hưởng

Tuy nhiên nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời thì bệnh rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này một số biến chứng nặng nề có thể phát sinh, bao gồm:

  • Xuất hiện hạt Tophi: Hạt Tophi chính là tập hợp tinh thể muối urat tích tụ ở khớp. Sự xuất hiện của các hạt Tophi có thể khiến cho khớp bị biến dạng. Cùng với đó là sự kích hoạt của các cơn đau mãn tính. Nếu không được điều trị thì đây chính là nguyên nhân làm hạn chế khả năng vận động, thậm chí là phá hủy toàn bộ khớp.
  • Tổn thương thận: Khi nồng độ acid uric duy trì ở mức cao lâu dài thì các tinh thể muối urat có thể sẽ tích tụ ở bất cứ cơ quan nào bên trong cơ thể. Trường hợp muối urat tích tụ tại thận thì cơ quan này sẽ bị tổn thương. Từ đó chức năng lọc chất thải sẽ bị suy giảm rõ rệt.

Phương pháp chẩn đoán bệnh gout cấp

Bệnh gout cấp thường gây ra các triệu chứng tương tự như một số dạng bệnh viêm khớp thông thường. Chính vì vậy nếu chỉ dựa vào triệu chứng lâm sàng thì sẽ không thể đưa ra chẩn đoán xác định.

Để chẩn đoán bệnh lý này, bác sĩ có thể đề nghị thực hiện một số xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm dịch khớp: Nếu mắc bệnh, kết quả sẽ ghi nhận có sự hiện diện của các tinh thể muối urat trong dịch khớp. Với xét nghiệm này, bác sĩ sẽ tiến hành chọc hút dịch và soi qua kính hiển vi.
  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm này được thực hiện nhằm mục đích kiểm tra nồng độ acid uric. Tuy nhiên, không phải bất cứ người nào có nồng độ acid uric máu cao thì đều mắc bệnh gout cấp. Chính vì vậy mà bác sĩ sẽ phải kết hợp với các xét nghiệm khác để đưa ra chẩn đoán xác định.
  • Siêu âm hay CT: Hình ảnh từ các xét nghiệm này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ xem các tinh thể muối urat có lắng đọng quanh khớp hay không.
  • Chụp X-quang: Được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ sưng viêm khớp không phải do gout mà do nguyên nhân khác.
chẩn đoán bệnh gout cấp
Bác sĩ thường sẽ yêu cầu xét nghiệm máu để định lượng acid uric trong máu

Cách chữa trị và giảm đau khi bị bệnh gout cấp

Bệnh gout nếu còn ở giai đoạn cấp tính thì việc kiểm soát sẽ không quá khó khăn. Mặc dù không thể chữa trị triệt để nhưng can thiệp đúng cách sẽ giúp bạn chung sống hòa bình với bệnh.

Đặc biệt, nhiều giải pháp không chỉ giúp kiểm soát bệnh mà còn khắc phục triệu chứng một cách hiệu quả. Từ đó làm giảm mức độ ảnh hưởng của bệnh đến sinh hoạt thường ngày cũng như công việc.

1. Xoa bóp massage

Việc xoa bóp sẽ không thể tác động đến căn nguyên của bệnh gout cấp nhưng lại có khả năng hỗ trợ cải thiện triệu chứng. Đặc biệt có thể đáp ứng tốt trong trường hợp cơn đau kích hoạt một cách đột ngột.

Dùng lực từ bàn và các ngón tay tác động trực tiếp vào các khớp ảnh hưởng sẽ khiến mô mềm giãn ra. Nhờ đó mà đem đến cảm giác thoải mái và thư thái, hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng cơn đau.

Để nâng cao tính hiệu nghiệm, lời khuyên cho người bệnh là trước khi tiến hành xoa bóp nên thoa 1 ít tinh dầu lên vị trí tổn thương. Có thể là tinh dầu bạc hà, tràm trà hay tinh dầu sả đều mang lại tác dụng tốt.

Với liệu pháp xoa bóp massage, người bệnh nên thực hiện vào thời điểm buổi tối trước khi ngủ. Không chỉ giúp giảm đau mà nó còn giữ cho tinh thần được thoải mái. Nhờ đó có khả năng chăm sóc tốt nhất cho chất lượng giấc ngủ. Có thể khiến người bệnh ngủ sâu giấc hơn và tránh bị cơn đau gout cấp làm phiền.

2. Chườm lạnh

Tác dụng nhiệt chính là giải pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout cấp rất hiệu nghiệm mà bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Mặc dù không có khả năng tác động đến căn nguyên của bệnh nhưng sẽ giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả.

Bệnh gout cấp đặc trưng bởi tình trạng sưng viêm và đau nhức ở khớp bị ảnh hưởng. Chính vì vậy mà tác dụng nhiệt lạnh được nhận định là giải pháp phù hợp hơn. Nhiệt độ lạnh có khả năng gây tê tạm thời, cùng với đó sẽ giúp làm giảm sưng nhanh chóng.

khắc phục cơn đau gout cấp
Chườm lạnh có khả năng làm giảm sưng và khắc phục tạm thời cơn đau

Bạn có thể dùng vài ba cục đá lạnh bọc ở trong túi vải và chườm lên khớp ảnh hưởng. Mỗi lần chỉ chườm trong thời gian dao động từ 15 – 20 phút. Không nên chườm quá lâu hoặc không dùng vải bọc đá bởi rất dễ gây bỏng lạnh.

3. Sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ

Sử dụng thuốc hiện đang là giải pháp điều trị chính trong trường hợp bệnh gout còn ở giai đoạn cấp tính. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và căn cứ vào mức độ bệnh, biểu hiện triệu chứng cùng các vấn đề liên quan khác để kê toa thuốc phù hợp.

Dưới đây là một số loại thuốc có thể được chỉ định:

– Thuốc kháng viêm không Steroid:

Đây là nhóm thuốc có tác dụng tương đối nhanh trong việc khắc phục tình trạng sưng viêm và đau nhức ở khớp xương. Từ đó giảm mức độ ảnh hưởng của cơn đau gout cấp đến công việc và cuộc sống.

Với bệnh gout cấp, các loại thuốc sau có thể đáp ứng tốt:

  • Diclofenac
  • Naproxen
  • Aspirin
  • Celecoxib
  • Ibuprofen

Mặc dù có tác dụng nhanh nhưng thuốc kháng viêm không Steroid lại rất dễ gây ra phản ứng phụ trong quá trình sử dụng. Đặc biệt là ảnh hưởng tới niêm mạc dạ dày và dễ dẫn tới viêm loét. Báo cho bác sĩ trước khi dùng nếu hệ tiêu hóa của bạn đang gặp vấn đề.

– Corticosteroid:

Trong một số trường hợp, nhóm thuốc kháng viêm không Steroid không đáp ứng tốt với diễn tiến của bệnh thì bác sĩ có thể chỉ định Corticosteroid thay thế. Loại thuốc này có hoạt động tương tự như cortisone được tuyến thượng thận sản xuất. Nhờ có khả năng ức chế hệ miễn dịch mà Corticosteroid có khả năng giảm đau và kháng viêm rất tốt.

điều trị bệnh gout cấp
Tùy thuốc vào mức độ bệnh cùng các vấn đề liên quan mà bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp

Tùy thuộc vào mức độ bệnh cùng khả năng đáp ứng của mỗi người bệnh mà bác sĩ có thể chỉ định Corticosteroid ở dạng uống hay tiêm. Loại thuốc này chỉ được sử dụng trong điều trị ngắn hạn. Nếu lạm dụng có thể sẽ gây suy giảm miễn dịch, đồng thời ảnh hưởng xấu tới hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.

– Colchicine:

Đây cũng là một trong số các loại thuốc có thể sẽ được bác sĩ kê toa cho người mắc bệnh gout cấp. Cần đặc biệt chú ý bởi Colchicine có độc tính cao. Nếu không thận trọng, người bệnh rất dễ gặp phải các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Tất cả thuốc dùng điều trị bệnh gout cấp cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi sử dụng. Nếu toa thuốc không đáp ứng hay có vấn đề bất thường phát sinh thì hãy liên hệ bác sĩ ngay để có sự điều chỉnh kịp thời. Người bệnh tuyệt đối không tự ý điều chỉnh liều dùng, tần suất

4. Điều chỉnh chế độ ăn uống

Theo nhận định từ các chuyên gia, việc thiết lập và duy trì chế độ ăn lành mạnh được đánh giá là giải pháp hữu ích với những người bị bệnh gout cấp. Ăn uống khoa học giúp hạn chế sản sinh acid uric. Đồng thời giúp quá trình thanh thải của cơ thể được thuận lợi ơn.

Người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:

  • Hạn chế tiêu thụ các thực phẩm giàu Purin: Quá trình chuyển hóa Purin là nguyên nhân chính làm sản sinh acid uric. Chính vì vậy mà người bị gout cấp cần hạn chế ăn thịt đỏ, nội tạng động vật, gà tây và một số loại cá biển. Chúng đều là các loại thực phẩm có hàm lượng purin ở mức cao.
  • Không ăn nhiều đường: Việc tiêu thụ quá nhiều fructose cũng sẽ ít nhiều làm suy giảm khả năng thải trừ acid uric của cơ thể. Nước ngọt có gas, đồ hộp, bánh kẹo, thực phẩm chế biến sẵn… là những thực phẩm chứa nhiều đường mà bệnh nhân gout nên hạn chế tiêu thụ.
  • Tránh sử dụng rượu bia: Uống nhiều rượu bia sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bài tiết của thận. Do phải thải trừ các chất độc hại có trong rượu bia nên việc thải trừ acid uric bị gián đoạn. Hạn chế dùng rượu bia chính là giải pháp rất cần thiết với bệnh nhân gout.
  • Tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn: Các chuyên gia khuyến nghị, bệnh nhân bị gout cấp mỗi ngày nên tiêu tụ 10 – 15g chất xơ trong khẩu phần ăn. Điều này sẽ giúp ích cho quá trình thải trừ acid uric. Một số rau củ quả tươi như cà rốt, rau cải, mồng tơi, chuối… là nguồn chất xơ hòa tan hữu ích mà người bệnh nên bổ sung.
chữa bệnh gout cấp
Người bệnh gout cấp nên chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cho phù hợp

5. Sinh hoạt điều độ

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống thì người mắc bệnh gout cấp cũng cần chú ý đến hoạt động sinh hoạt thường ngày. Bởi đây cũng chính là yếu tố có ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa của cơ thể.

Sinh hoạt điều độ giúp cho các cơ quan trong cơ thể làm việc hiệu quả hơn. Đặc biệt thận hoạt động tốt chính là chìa khóa giúp cho quá trình thải trừ acid uric diễn ra tốt hơn.

Dưới đây là các vấn đề cần lưu ý:

  • Dành thời gian tối thiểu 30 – 45 phút mỗi ngày cho hoạt động thể chất. Điều này giúp kích thích quá trình chuyển hóa, lưu thông máu và ổn định cân nặng.
  • Cung cấp nước đều đặn cho cơ thể mỗi giờ để hỗ trợ loại bỏ bớt lượng acid uric trong máu. Bởi uống nước sẽ giúp thận hoạt động hiệu quả hơn, kích thích việc đi tiểu.
  • Kiểm soát tốt căng thẳng, stress để tránh ảnh hưởng tới quá trình chuyển hóa trong cơ thể.
  • Tránh thức khuya, làm việc quá sức. Ngủ đúng giờ, đảm bảo đủ 7 – 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
  • Có thể nghe nhạc, ngồi thiền, độc sách, tắm nước ấm… để giữ cho tinh thần luôn được thư giãn và thoải mái.

Bệnh gout ở giai đoạn cấp tính nếu kịp thời can thiệp thì có thể nhanh chóng kiểm soát. Tốt nhất, bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị đúng cách. Bên cạnh việc dùng thuốc, hãy chú ý điều chỉnh chế độ ăn uống cũng như sinh hoạt thường ngày cho hợp lý.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *