Thống phong là bệnh gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Bệnh thống phong (hay bệnh gout) là một dạng viêm khớp xảy ra khi hàm lượng axit uric trong máu tăng cao quá mức cho phép. Bệnh có thể tiến triển thành mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện các dấu hiệu của bệnh thống phong và có biện pháp khắc phục từ sớm có ý nghĩa rất quan trọng.

Bệnh thống phong là bệnh gì?

Bệnh thống phong chính là một tên gọi khác của bệnh gout. Y học cổ truyền xếp căn bệnh này vào nhóm các bệnh lý thuộc chứng tý. Bệnh xảy ra khi kinh lạc bị tắc nghẽn kết hợp với sự ứ trệ của khí huyết dẫn đến các cơn đau nhức dữ dội tại các khớp.

Khi mới khởi phát, bệnh gout ảnh hưởng chủ yếu đến bì phù kinh lạc rồi sau đó tiếp tục xâm lấn dần đến gân cốt và can tạng. Điều này tạo điều kiện cho đàm uất kết thành u cục bám quanh các cơ và khớp xương.

thống phong là bệnh gì
Thống phong là bệnh lý về xương khớp thường gặp

Còn theo quan niệm của y học hiện đại, bệnh thống phong xảy ra khi có sự rối loạn chuyển hóa purin khiến hàm lượng axit uric trong máu tăng cao vượt ngưỡng cho phép. Tình trạng này diễn ra trong thời gian dài, axit uric sẽ kết tinh thành nhiều tinh thể muối urat sắc nhọn tạo thành các khối u được gọi là cục tophi.

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

Bệnh thống phong có thể tấn công nhiều khớp trên cơ thể. Tuy nhiên, bị ảnh hưởng nhiều nhất vẫn là các khớp nhỏ ở ngón tay, ngón chân, khớp gối hay khớp mắt cá chân.

Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh thống phong có thể tiến triển thành mãn tính và tái phát nhiều đợt trong năm khiến người bệnh phải đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động cũng như công việc. Ở mức độ nghiêm trọng, bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng khó lường ở xương khớp và tim mạch. Chính vì vậy, bạn không nên chủ quan khi được chuẩn đoán mắc căn bệnh này.

Nguyên nhân gây bệnh thống phong

Chỉ số axit uric tăng cao kéo dài và lắng đọng tại khớp chính là mầm mống để bệnh thống phong phát triển. Tình trạng này có thể xảy ra do những nguyên nhân dưới đây:

– Chế độ ăn uống thiếu khoa học

Axit uric là sản phẩm được sinh ra sau quá trình chuyển hoa purin. Chất này chủ yếu được nạp vào cơ thể thông qua nguồn thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Do vậy, những người có thói quen thường xuyên ăn các thực phẩm chứa nhiều purin sẽ có nguy cơ cao bị bệnh thống phong.

Purin được tìm thấy nhiều trong các thực phẩm sau:

  • Thịt đỏ
  • Hải sản
  • Các thực phẩm chứa nhiều pritid
  • Rau mầm
  • Thịt vịt
  • Đậu lăng
  • Nho khô
  • Hạt hướng dương…

– Do bị suy giảm chức năng thận

Chức năng thận bị suy giảm cũng là một trong những nguyên nhân chính gây bệnh thống phong. Bình thường, phần lớn lượng axit uric được sinh ra sẽ được thận bài tiết ra ngoài thông qua nước tiểu. Tuy nhiên khi thận có vấn đề thì chức năng này không còn được thực hiện tốt.

Lượng axit uric không được đào thải hết sẽ tích tụ lại trong thận gây nên bệnh sỏi thận hoặc kết tinh ngoài khớp khiến khớp bị tổn thương, sưng viêm và đau nhức vô cùng.

Lạm dụng bia rượu:

Uống nhiều bia rượu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của gan, thận, dạ dày mà còn làm tăng axit uric trong cơ thể dẫn đến bệnh thống phong. Đây chính là lý do giải thích vì sao nam giới lại bị bệnh thống phong nhiều hơn nữ giới.

nguyên nhân gây bệnh thống phong
Uống nhiều bia rượu là nguyên nhân chính gây bệnh thống phong

– Di truyền:

Nhiều nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, sự khởi phát của bệnh thống phong có liên quan đến yếu tố di truyền. Theo đó thì nếu trong gia đình bạn có người từng mắc căn bệnh này thì bạn cũng có nguy cơ bị bệnh thống phong trong tương lại. Điều này có thể gây ra bởi một số kiểu gen như: Gen PRPPs1,2,3 được tìm thấy trong tinh hoàn, gen Glc6-photphat có trong gan và gen HGPRT1.

– Do ảnh hưởng của tuổi tác

Do ảnh hưởng của quá trình lão hóa, hoạt động chuyển hóa purin trong cơ thể người trung niên và người cao tuổi thường hay bị rối loạn. Cùng với đó, chức năng đào thải axit uric tại thận cũng bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh thống phong phát triển.

Dấu hiệu bệnh thống phong

Thống phong được xếp vào nhóm các bệnh viêm khớp vì các triệu chứng của bệnh hầu hết đều xảy ra ở khớp. Tùy theo tính chất nghiêm trọng của bệnh mà y học chia bệnh thống phong thành 3 giai đoạn phát triển chính tương ứng với những đặc điểm nhận diện riêng.

– Giai đoạn tăng axit uric máu

Đây là giai đoạn nhẹ nhất của bệnh thống phong. Lúc này, bệnh tiến triển một cách âm thầm và chưa có bất kỳ dấu hiệu nào biểu hiện ra ngoài khớp. Người bệnh chỉ tình cờ phát hiện ra khi đi làm xét nghiệm máu thấy chỉ số axit uric tăng cao vượt ngưỡng an toàn ( > 7,0 mg/dl ở nam và 6,0mg/l ở nữ).

Nếu được phát hiện ở giai đoạn này, người bệnh hoàn toàn có thể ngăn chặn được các đợt gout cấp bằng cách điều chỉnh thói quen ăn uống cho hợp lý kết hợp sử dụng thuốc làm giảm axit uric trong máu.

– Giai đoạn bệnh thống phong cấp tính:

Do tình trạng tăng axit uric trong máu tăng cao kéo dài khiến cho các tinh thể muối urat hình thành. Chúng tích tụ chủ yếu tại các tổ chức khớp khiến cho khớp bị tổn thương và gây ra các đợt thống phong cấp tính.

Ở giai đoạn này, người bệnh thường có các biểu hiện như:

  • Sưng khớp đột ngột, thường là sau khi ngủ dậy
  • Khớp bị ảnh hưởng đau nhức dữ dội
  • Nóng đỏ khớp
  • Cứng khớp
dấu hiệu thống phong
Sưng đau khớp là triệu chứng điển hình của bệnh thống phong

Các dấu hiệu của thống phong giai đoạn cấp thường kéo dài trong 1 – 2 tuần rồi thuyên giảm. Tuy nhiên, nếu không được phát hiện và điều trị bệnh ở giai đoạn này, các đợt bệnh cấp tính có thể tái phát nhiều lần trong năm và tiến triển thành mãn tính.

Bệnh thống phong giai đoạn mãn tính:

Sự xuất hiện của các hạt tophi chính là một biểu hiện rõ nét nhất cho thấy sự hiện diện của bệnh thống phong mãn tính. Khi các tinh thể muối urat được kết tinh ngày càng nhiều, chúng sẽ tích tụ lại thành một u cục được gọi là hạt tophi. Chúng nổi rõ trên bề mặt da với nhiều tích thước khác nhau.

Người bị thống phong mãn tính cũng có thể bắt gặp các triệu chứng khác như:

  • Gặp khó khăn khi cử động khớp, cầm nắm đồ vật hoặc đi lại
  • Vỡ, loét hạt tophi
  • Nhiễm trùng khớp do vi khuẩn xâm nhập vào trong khi hạt tophi bị vỡ.

Thống phong là căn bệnh có diễn tiến phức tạp và kéo dài. Chính vì vậy, ngay từ khi có dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh nên đi khám và điều trị tích cực để kiểm soát tốt bệnh, tránh để tiến triển thành mãn tính gây hủy hoại khớp và nhiều biến chứng nguy hiểm.

Các biến chứng của bệnh thống phong

Ở giai đoạn nặng, người mắc bệnh thống phong có thể phải đối mặt với các biến chứng dưới đây:

  • Biến dạng khớp
  • Tàn phế
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn
  • Nhiễm trùng máu
  • Các biến chứng ở thận: Sỏi thận, thận ứ nước, suy thận
  • Biến chứng tim mạch: Cao huyết áp, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh thống phong trong thời gian dài còn khiến người bệnh gặp phải nhiều tác dụng ảnh hưởng lớn đến chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa, gan, thận.

Cách điều trị bệnh thống phong

Bệnh thống phong sẽ được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách. Bên cạnh thuốc tây, các bài thuốc Đông y và một số mẹo trị bệnh tại nhà cũng được nhiều bệnh nhân áp dụng để rút ngắn thời gian điều trị bệnh.

1. Thuốc chữa thống phong trong Tây y

Mục tiêu của điều trị bệnh thống phong trong Tây y là cân bằng nồng độ axit uric trong máu, làm giảm triệu chứng cho người bệnh và bảo tồn chức năng vận động của khớp. Các loại thuốc tân dược có thể được bác sĩ kê đơn để điều trị căn bệnh này bao gồm:

– Thuốc làm giảm axit uric trong máu:

Nhóm thuốc này hoạt động bằng cách ức chế quá trình sản xuất axit uric hoặc tăng cường khả năng bài tiết chất này ở thận. Các loại thuốc làm giảm axit uric được chỉ định phổ biến nhất là:

  • Allopurinol
  • Febuxostat
  • Lesinurad
  • Pegloticase
  • Probenecid
thuốc chữa thống phong
Allopurinol là thuốc giảm axit uric thường được chỉ định để điều trị bệnh thống phong

– Thuốc chống viêm non – steroid (NSAID):

Nhóm thuốc này được chỉ định nhằm mục đích ức chế phản ứng viêm trong cơ thể, cải thiện tình trạng sưng đau, nóng đỏ tại khớp. Thuốc NSAID thường được chỉ định kết hợp với thuốc làm giảm axit uric để đẩy lùi các đợt gout cấp tính.

  • Colchicin
  • Naproxen
  • Diclofenac
  • Aspirin…

Khi sử dụng thuốc NSAID bạn có thể gặp một số tác dụng phụ như: Đau đầu, buồn nôn, dị ứng da, tiêu chảy… Nếu các tác dụng phụ có mức độ nghiêm trọng, ngưng uống thuốc và báo cho bác sĩ biết ngay.

– Thuốc Corticosteroid

Thuốc Corticosteroid có tác dụng kháng viêm mạnh, góp phần giảm nhanh cơn đau và chống sưng cứng khớp. Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn dùng thuốc uống, thuốc tiêm hay thuốc bôi tại chỗ.

Loại thuốc này có thể gây ức chế miễn dịch và tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nên chỉ được sử dụng trong một đợt điều trị kéo dài vài ngày.

– Thuốc giảm đau:

  • Paracetamol
  • Efferalgan…

2. Điều trị bệnh thống phong bằng thuốc Đông y

Y học cổ truyền chia bệnh thống phong thành nhiều thể bệnh. Mỗi thể có bài thuốc điều trị riêng.

– Bệnh thống phong thể phong thấp nhiệt:

Biểu hiện: Người bệnh bị sưng đau khớp đột ngột vào lúc nửa đêm kèm theo tình trạng nóng sốt, nóng đỏ khớp, chất lưỡi đỏ đóng một lớp rêu dày màu vàng, mạch huyền sác. Trường hợp này cần áp dụng phép chữa thanh nhiệt, trừ thấp, thông lạc.

Đông y có bài thuốc Thanh trọc thống tý thang dùng điều trị cho các trường hợp bị thống phong thể thấp nhiệt như sau:

  • Chuẩn bị các thành phần gồm Kim sai cổ 30g, hoàng bá 15g, cườm thảo 24g, thổ phục linh 24g, lộc trường 16g, đương quy, ngưu tất, phòng kỷ, tần giao mỗi vị 12g, mạt dược 10g, thất diệp 24g.
  • Dùng thuốc theo hình thức sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thống phong thể khí trệ trọc ứ: 

Biểu hiện: Khớp sưng đau không thể cử động. Bệnh kèo dài dai dẳng và hay tái phát, cơ thể mệt mỏi, có cảm giác đầy tức ở ngực sườn, chất lưỡi tối đóng râu màu trắng dày. Cần áp dụng bài thuốc Trừ ứ thông lạc thang để điều trị.

  • Các thành phần có trong thang thuốc: Thương truật, ngưu tất, xích thược, uy linh tiên mỗi vị 15g, khẩu kỳ 30g, bo bo, tỳ giải và mao đông thanh mỗi vị 24g, vân quy 12g, vẩy con tê tê 10g, vỏ quýt 6g, xuyên khung 8g.
  • Mỗi ngày sắc một thang với 700ml nước trong 20 phút. Gạn thuốc sắc chia làm 3 lần dùng.

– Thống phong thể thận hư trọc ứ:

Biểu hiện: Bệnh kéo dài không dứt, khớp nổi cục tophi và bị biến dạng, đi tiểu ít, chất lưỡi đỏ đóng ít rêu, mạch trầm huyền sáp, người bệnh có các biến chứng ở thận. Trường hợp này thường được chỉ định bài thuốc Lục vị địa hoàng hoàn gia vị:

  • Chuẩn bị: Thục địa, ích mẫu thảo, hoàng kỳ, xa tiền thảo mỗi vị 24g, sơn dược, sơn thù và đỗ trọng mỗi vị 12g, trạch tả, đan bì mỗi vị 10g.
  • Dùng thuốc sắc uống đều đặn mỗi ngày 1 thang theo chỉ dẫn của thầy thuốc.

Phương pháp điều trị bệnh thống phong bằng Đông y được đánh giá là có tính an toàn cao hơn so với thuốc Tây. Tuy nhiên hiệu quả của thuốc Đông y lại chậm và phụ thuộc vào cơ địa của bệnh nhân. Chính vài vậy, việc sử dụng thuốc Đông y dường như không phù hợp trong các giai đoạn bệnh đang tiến triển mạnh và người bệnh cần có sự kiên trì uống thuốc trong thời gian dài mới thấy được hiệu quả rõ ràng.

Ngoài các bài thuốc thảo dược, đông y còn kết hợp một số biện pháp khác như châm cứu, day bấm huyệt… để đẩy nhanh hiệu quả điều trị bệnh thống phong.

3. Các phương pháp hỗ trợ giảm đau do thống phong tại nhà

Một số mẹo tự nhiên có thể giúp giảm đau và cải thiện các triệu chứng bệnh thống phong. Người bệnh có thể tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định áp dụng để hỗ trợ điều trị bệnh tại nhà.

  • Chườm nóng, chườm lạnh: Dùng một túi đá lạnh hoặc túi nước nóng chườm vào chỗ đau vài lần trong ngày, mỗi lần 10 – 15 phút sẽ giúp xoa dịu cơn đau, đồng thời giảm sưng viêm tại khớp.
  • Massage: Xoa bóp nhẹ nhàng ở khu vực xung quanh khớp bị bệnh có tác dụng giảm sưng đau, kích thích lưu thông máu, tạo điều kiện cho tổn thương viêm tại khớp nhanh được chữa lành.
  • Giảm cân: Trường hợp bị béo phì, người bệnh cần lên kế hoạch giảm cân để giải phóng áp lực cho khớp. Điều này có thể giúp làm giảm cơn đau trong các đợt thống phong cấp tính.
  • Sử dụng bài thuốc từ cây lá lốt: Đây là bài thuốc đang được dân gian áp dụng phổ biến để điều trị bệnh thống phong. Nhờ có tính ấm cùng với đặc tính giảm đau, chống viêm tự nhiên, lá lốt có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh thống phong. Hàng ngày, người bệnh hãy lấy 100g lá lốt tươi đem nấu nước đặc chia làm 3 lần uống khi còn ấm.
  • Dùng cây móng quỷ: Rễ cây móng quỷ được đem phơi khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi lần lấy 10g pha với nước sôi uống x 2 lần/ngày.
  • Vật lý trị liệu: Một số bài tập vật lý trị liệu có tác dụng tích cực trong việc giảm đau, cải thiện chức năng vận động của khớp. Người bệnh có thể tìm đến các trung tâm vật lý trị liệu để được điều trị.

Chế độ ăn uống sinh hoạt khi bị thống phong

Thay đổi lối sống hàng ngày cho khoa học cũng có thể góp phần đẩy lùi bệnh thống phong và ngăn ngừa bệnh tái phát trở lại. Người bệnh cần chú ý:

  • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C vào thực đơn. Loại vitamin này đã được chứng minh là có khả năng làm giảm axit uric trong máu. Bạn có thể ăn các loại rau lá xanh, chanh, bưởi, kiwi, cherry… Ngoài ra có thể bổ sung vitamin C bằng thuốc. Tổng lượng vitamin C cần thiết trong ngày là 500 – 1000 mg.
  • Uống nhiều nước, đặc biệt là các loại nước khoáng chứa kiềm giúp hỗ trợ đào thải bớt axit uric dư thừa qua đường tiết niệu.
  • Kiêng uống bia rượu
  • Hạn chế các thực phẩm giàu purin như thịt đỏ, hải sản, giá đỗ, măng, nấm. Thay vào đó người bệnh nên lựa chọn các thực phẩm chứa ít nhân purin hơn như thịt trắng, cá sông, thịt lườn gà, rau cần, dưa chuột… Các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và carbohydrate như khoai, phở, cơm trắng, bánh mì cũng giúp hỗ trợ làm giảm axit uric trong máu.
  • Sử dụng các chất béo lành mạnh giúp tăng cường chuyển hóa purin và hỗ trợ giảm viêm tại khớp. Bao gồm dầu ô liu, dầu mè và các thực phẩm giàu omega 3 ( cá béo, súp lơ, hạt óc chó)
  • Hạn chế sử dụng các thức ăn cay nóng, chiên xào trong thực đơn
  • Xây dựng thói quen tập thể dục mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và khả năng vận động của xương khớp.
  • Tránh các hoạt động làm tăng áp lực cho khớp bị bệnh như: Đứng lâu, bưng bê vật nặng…

Nhìn chung, bệnh thống phong có thể được kiểm soát tốt nếu được điều trị đúng cách. Căn bệnh này xảy ra chủ yếu có liên quan đến chế độ ăn uống. Vì vậy, song song với quá trình điều trị, người bệnh nên xây dựng lại thực đơn hàng ngày cho hợp lý để giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.

Thông tin hữu ích cho bạn

Đánh giá bài viết

GỢI Ý XEM THÊM

Với hiệu quả điều trị gout thành công lên tới hơn 90%, nguồn gốc bài thuốc rõ ràng bài thuốc nam gia truyền này đã được giới chuyên gia dành lời khen có cánh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *