Người bị gout có được ăn cá không? Ăn loại nào?

Ăn nhiều cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và các vấn đề về trí nhớ liên quan đến tuổi tác. Tuy nhiên, người bệnh gout có ăn cá được không, ăn loại nào tốt cho sức khỏe. Người bệnh có thể tham khảo thông tin trong bài viết bên dưới để bổ sung chế độ dinh dưỡng phù hợp.

bệnh gout có ăn cá được không
Tìm hiểu thông tin bệnh gout có ăn cá được không để có chế độ dinh dưỡng phù hợp

Người bệnh gout có ăn cá được không?

Nhiều nghiên cứu cho thấy sử dụng cá thường xuyên có thể giảm thiểu nguy cơ bùng phát bệnh gout.

Cá giàu omega – 3 hoặc bổ sung omega – 3 có thể ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh gout. Axit béo omega – 3 được cho là có lợi cho những người bị bệnh gút, cũng như các tình trạng viêm khác như viêm khớp dạng thấp, vì omega – 3 ức chế các chất có thể gây viêm trong cơ thể.

Tuy nhiên, một số loại cá có lượng purin tương đối cao, có thể chuyển đối thành axit uric trong cơ thể, dẫn đến tích tụ các tinh thể axit uric. Sự tích tụ này thường phổ biến ở các khớp và dẫn đến bệnh gout.

Chú Nguyễn Ngọc Dũng 51 tuổi là một trong những bệnh nhân bị bệnh gout “đeo bám” gần 20 năm. Tình trạng bệnh nặng, khớp đã xuất hiện hạt tophi mãn tính và thường xuyên xuất hiện cơn đau cấp tính. Quãng thời gian đó với chú thật sự là khoảng thời gian “đen tối” bởi cơn đau nhức, tê buốt thấu vào xương tủy. Nhưng thật không ngờ nhờ gặp “đúng thầy, đúng thuốc” chú đã thoát khỏi nỗi ám ảnh bệnh gout, sống vui khoẻ mỗi ngày.

Bên cạnh đó, các loại tôm hùm và động vật có vỏ nói chung thường chứa nhiều purin và có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Các triệu chứng bệnh gout có thể trở nên nghiêm trọng hơn hoặc dẫn đến các cơn đau gout cấp tính. Do đó, người bị bệnh gout cần tránh tối đa việc sử dụng hải sản như tôm và các loại động vật có vỏ như sò, nghêu, hàu.

Nói tóm lại, việc bổ sung cá thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng bệnh gout hiệu quả. Tuy nhiên, việc bổ sung cần có chọn lọc, vì một số loại cá có thể có hàm lượng purin tương đối cao và tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn cụ thể chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân gout.

Người bị bệnh gout nên ăn loại cá nào?

Có một số loại cá có nồng độ purin từ 50 – 150 miligam purin cho 100 gam cá. Hàm lượng này an toàn để sử dụng cho người bị bệnh gout.

Nồng độ purin trong một số loại cá và thực phẩm như sau:

  • Nguồn purine rất thấp, ít hơn 50mg bao gồm trứng, cá hồi và cá trích.
  • Nguồn purin thấp, 50 – 100mg bao gồm các loại thực phẩm như lươn Nhật Bản, cua đỏ, mực và trứng cá muối.
  • Nguồn purine vừa phải, 100 – 200mg bao gồm cá hồi, cá ngừ, cá bơn, cá thu, cá chẽm, tôm hùm gai, cá trích.
  • Nguồn purine cao, 200 – 300mg bao gồm các loại cá như cá mòi và cá thu.
  • Nguồn purine rất cao, lớn hơn 300mg thường chủ yếu xuất hiện ở các loại cá hoặc hải sản sấy khô, làm tăng nồng độ purin. Loại sản phẩm này cần phải tránh hoặc giảm số lượng tiêu thụ như cá mòi khô, cá cơm và tôm.

1. Các loại cá phù hợp cho bệnh nhân gout

Thực đơn dành cho người bệnh gout thường bao gồm các loại thực phẩm chứa ít purin để hạn chế các tổn thương. Cụ thể, các loại cá có thể sử dụng cho người bệnh gout thường bao gồm:

Bệnh gout ăn cá lóc được không
Các loại cá chứa lượng purin thấp có thể sử dụng cho người bệnh gout
  • Cá hồi: Đây có lẽ là loại cá tốt nhất để sử dụng cho người bệnh gout. Cá hồi chứa lượng purin thấp nhất trong số tất cả các loại cá, vì vậy hoàn toàn an toàn để tiêu thụ cá hồi. Bên cạnh đó cá hồi có thể hỗ trợ chống viêm, cải thiện tình trạng viêm khớp cũng như ngăn ngừa các rủi ro liên quan.
  • Cá ngừ: Cá ngừ là loại cá phổ biến nhất và an toàn để sử dụng cho bệnh nhân gout. Các ngừ chứa ít purin, do đó sẽ không khiến các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Họ cá lưỡi trâu: Đây là họ cá chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe và có thể sử dụng an toàn cho bệnh nhân gout. Người bệnh có thể sử dụng cá lưỡi trâu vài lần mỗi tuần mà không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng nào.
  • Cá da trơn: Các loại cá da trơn chứa hàm lượng purin vừa phải, không quá cao, do đó bệnh nhân gout có thể sử dụng thường xuyên.
  • Cá rô phi: Các loại cá thuộc nhóm cá rô phi chứa nhiều chất dinh dưỡng, có thể phù hợp để bổ sung vào hầu hết các chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, cá ô phi cũng an toàn cho bệnh nhân gout.
  • Cá bơn: Người bệnh gout có thể tiêu thụ cá bơn 1 – 2 lần mỗi tuần để bổ sung chất dinh dưỡng và cải thiện chế độ ăn uống. Tuy nhiên, cá bơn chứa hàm lượng purin cao hơn các loại cá khác, do đó người bệnh gout không nên tiêu thụ nhiều hơn 2 lần mỗi tuần để tránh các triệu chứng bệnh gout trở nên nghiêm trọng.
  • Cá tuyết: Tương tự như cá bơn, cá tuyết có thể tiêu thụ cho bệnh nhân gout với số lượng vừa phải. Người bệnh có thể sử dụng cá tuyết 1 lần mỗi tuần và không được thay đổi liều lượng để tránh các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại cá thường là một phần của chế độ ăn kiêng lành mạnh, đặc biệt là các loại cá cung cấp omega – 3. Sử dụng omega – 3 thường xuyên có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim và cholesterol trong máu cao. Tuy nhiên, một số loại cá có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh gout. Do đó, sử dụng loại cá phù hợp với liều lượng được kiểm soát.

2. Các loại cá cần tránh sử dụng cho người bệnh gout

Người bị bệnh gout cần tránh các thực phẩm chứa nhiều purin, các hợp chất tự nhiên mà cơ thể chuyển hóa thành axit uric. Khi máu có nồng độ axit uric quá cao, có thể tích tụ các tinh thể axit ở khớp, gây ra sưng, viêm khớp và đau đặc trưng của bệnh gout.

Bệnh gout ăn cá ngừ được không
Hạn chế tiêu thụ các loại cá đóng hộp, sấy khô hoặc chế biến sẵn

Người bệnh gout cần tránh một số loại cá có chứa nồng độ purin cao. Các loại cá và thực phẩm chứa 150 – 825 miligam hợp chất purin trong mỗi 100 gram được xem là có nồng độ purin cao và không phù hợp cho bệnh nhân gout.

Một số loài cá chứa nồng độ purin thường là cá sấy khô hoặc đóng hộp. Cá mòi đóng hộp có 480 miligam purin trên 100 gram và cá trích đóng hộp có 378 miligam. Các loại cá đóng hộp như cá ngừ vây vàng, cá ngừ vây xanh, cá hồng và cá bơn thỉnh thoảng có thể được ăn, từ ba đến sáu lần mỗi tháng.

Do đó, theo khuyến cáo người bệnh gout không nên sử dụng các loại sản phẩm chế biến sẵn hoặc được cho thêm các loại phụ gia khác. Ngoài ra, người bệnh cần tránh sử dụng cá ngừ vây vàng, cá kiếm, cá cờ xanh, các loại cá này thường có khả năng bị ô nhiễm thủy ngân ở mức cao.

Cách chế biến cá an toàn cho người bệnh gout

Điều quan trọng đối với một người bệnh gout là tuân thủ chế độ ăn kiêng phù hợp và duy trì lượng thức ăn giàu chất béo càng thấp càng tốt. Chất béo dư thừa có thể kích thích thận của bạn giữ lại axit uric, có thể dẫn đến các triệu chứng bệnh gout bùng phát và trở nên nghiêm trọng.

Thay vì tẩm bột và chiên cá, người bệnh nên nướng hoặc luộc cá tươi. Khi cần chiên hoặc rán cá, nên sử dụng các loại dầu tối thiểu các chất béo không bão hòa đơn hoặc không bão hòa đa như dầu ô liu hoặc dầu hạt lanh. Bên cạnh đó, để giữ lượng natri của bạn thấp, hãy nêm cá với các loại thảo mộc, gia vị hoặc nước chanh tươi vắt thay vì muối hỗn hợp và hạt nêm có nồng độ natri cao.

Bổ sung sản phẩm thay thế

Purin được tìm thấy trong thịt của cá nhưng không có trong dầu cá chưng cất. Do đó, người bệnh muốn bổ sung EPA hoặc DHA (là hai axit béo có trong cá), thì có thể sử dụng sản phẩm bổ sung dầu cá chưng cất phân tử được chứng nhận an toàn dược phẩm. Một số loại dầu cá cũng rất giàu vitamin D, cung cấp khoảng 200% lượng khuyến cáo hàng ngày.

Bệnh gout uống dầu cá được không
Bổ sung dầu cá có thể chống viêm khớp và ngăn ngừa các triệu chứng gout

Một số nghiên cứu cho rằng người mắc bệnh gout có thể sử dụng dầu cá để chống viêm, ngăn ngừa nguy cơ viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và hạn chế các rủi ro không mong muốn.

Tuy nhiên, trước khi sử dụng dầu cá bổ sung, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn và tư vấn sản phẩm phù hợp.

Lưu ý về chế độ ăn uống cho bệnh nhân gout

Theo các nghiên cứu, các loại thực phẩm có chứa purin có thể góp phần gây ra các cơn gout do tăng nguy cơ tích tụ axit uric. Do đó, để có một chế độ ăn kiêng phù hợp, hạn chế và tránh một số loại thực phẩm, đặc biệt là những loại có hàm lượng purin cao có thể hỗ trợ cải thiện bệnh gout.

Thực phẩm cần tránh hoàn toàn trong chế độ ăn kiêng gout bao gồm hải sản, thịt đỏ, đồ uống có đường và rượu. Ngoài ra, bệnh nhân gout nên hạn chế hoặc tránh những thực phẩm có nhiều purin như:

  • Nội tạng động vật
  • Óc động vật
  • Bánh ngọt
  • Thịt bò
  • Thịt heo
  • Thịt cừu
  • Cá trích
  • Cá cơm
  • Cá thu
  • Trai, sò
  • Thực phẩm chứa sắt
  • Cá mòi
  • Nước ngọt hoặc thức uống chứa chất kích thích

Nhiều nghiên cứu đều cho thấy nồng độ purin cao trong thực phẩm là nguyên nhân hàng đầu gây tăng acid uric trong máu và tăng nguy cơ bệnh gout. Các loại cá khác nhau có nồng độ acid uric khác nhau. Do đó, người bệnh cần tìm hiểu các loại cá phù hợp và sử dụng theo liều lượng cho phép. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được tư vấn phù hợp.

5/5 - (7 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Với hiệu quả điều trị gout thành công lên tới hơn 90%, nguồn gốc bài thuốc rõ ràng bài thuốc nam gia truyền này đã được giới chuyên gia dành lời khen có cánh...

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *