Bệnh eczema (chàm da) có lây không? Cách phòng ngừa

Bệnh eczema (chàm da) hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương. Tuy nhiên, tổn thương da do bệnh lý này có thể bùng phát trên diện rộng và tái phát nhiều lần nếu không tích cực điều trị và chủ động phòng ngừa. 

chàm eczema có lây không
Bệnh eczema (chàm da) có lây không?

Bệnh eczema (chàm da) có lây không?

Eczema (bệnh chàm) là một dạng viêm da mãn tính có liên quan đến yếu tố dị ứng và cơ địa mẫn cảm. Bệnh gặp nhiều ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và ít xảy ra ở người trưởng thành. Bệnh có nhiều dạng lâm sàng với biểu hiện đặc trưng là xuất hiện các đốm, mảng da có màu đỏ, dày sừng, khô ráp, nứt nẻ và ngứa ngáy.

Mặc dù là bệnh ngoài da thường gặp nhưng nguyên nhân cụ thể gây ra chàm – eczema vẫn chưa được xác định. Theo một số nghiên cứu, bệnh xảy ra chủ yếu ở người có cơ địa nhạy cảm. Khi tiếp xúc với các yếu tố kích thích (dị ứng/ kích ứng), thương tổn lâm sàng sẽ xuất hiện ở một số vùng da cố định hoặc có thể lan rộng ra diện rộng.

Chàm (eczema) là bệnh da liễu mãn tính, phát triển thành từng đợt, dai dẳng và chưa có biện pháp điều trị dứt điểm. Do đó, rất nhiều bạn đọc có thắc mắc “Bệnh chàm – eczema có lây không?”. Theo các chuyên gia Da liễu, bệnh chàm hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm – ngay cả khi tiếp xúc trực tiếp với vùng da tổn thương của người mắc bệnh.

bệnh eczema có lây không
Eczema (chàm) không có khả năng lây nhiễm nhưng có thể di truyền cho thế hệ sau

Tuy nhiên vì liên quan đến cơ địa nên bệnh có thể di truyền cho thế hệ sau. Thực tế cũng cho thấy, đa phần người bị chàm – eczema đều có tiền sử gia đình mắc các bệnh lý có liên quan đến yếu tố dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng, hen phế quản,…

Tuy không có khả năng lây nhiễm sang người khỏe mạnh nhưng tổn thương da do bệnh chàm – eczema có thể lan rộng ra các vùng da trên cơ thể. Vì vậy, bệnh nhân nên chủ động điều trị ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường. Ngoài ra, tình trạng chủ quan, không điều trị kịp thời còn làm tăng nguy cơ bội nhiễm, liken hóa, dẫn đến viêm da thần kinh và ảnh hưởng không nhỏ đến ngoại hình, tâm lý.

Cách phòng ngừa bệnh chàm – eczema

Vì chưa thể xác định nguyên nhân chính xác nên không có biện pháp phòng ngừa bệnh chàm – eczema hoàn toàn. Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ bệnh bùng phát bằng cách nâng cao sức khỏe, loại trừ các yếu tố kích thích (bao gồm cả yếu tố nội sinh và ngoại sinh).

1. Cách ly với yếu tố dị ứng, kích ứng

Các chất dị ứng, kích ứng (dị nguyên) là yếu tố kích thích phản ứng dị ứng và làm bùng phát triệu chứng lâm sàng của bệnh chàm. Do đó để giảm thiểu nguy cơ bệnh tái phát, bạn nên cách ly với các yếu tố có khả năng kích ứng và dị ứng như:

bệnh eczema có lây không
Thức ăn gây dị ứng – Tác nhân phổ biến gây bùng phát triệu chứng của bệnh chàm (eczema)
  • Không tiếp xúc với côn trùng, hóa chất, xà phòng, chất len dạ, phấn hoa, kim loại, mạt bụi,…
  • Hạn chế sử dụng các loại nước tẩy rửa có độ pH cao. Các sản phẩm này có thể phá vỡ màng bảo vệ khiến da dễ mất nước, khô ráp và tạo điều kiện cho các chất dị ứng xâm nhập vào bên trong cấu trúc da.
  • Nếu có tiền sử dị ứng mỹ phẩm, nên tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn sản phẩm phù hợp.
  • Thực phẩm là yếu tố thường gặp nhất gây bùng phát các triệu chứng của bệnh chàm – eczema. Do đó, bạn nên tránh dùng thực phẩm có tiền sử dị ứng hoặc các loại thực phẩm có khả năng dị ứng cao như tôm, mực, ghẹ, cua, nghêu, sò, đậu phộng, mè, nấm,…
  • Mặc dù ít gây dị ứng nhưng rượu bia, cà phê và các loại trà chứa caffeine có thể tác động đến hệ thần kinh trung ương và kích thích bệnh chàm bùng phát.
  • Ngoài những yếu tố trên, các triệu chứng của bệnh eczema – chàm có thể khởi phát do tác nhân vật lý và cơ học như ma sát, gãi cào, nhiệt độ quá lạnh, quá nóng,…
  • Tổn thương da do chàm có thể bùng phát và lan rộng do sử dụng một số loại thuốc. Do đó trước khi dùng thuốc, bạn nên thông báo với bác sĩ tình trạng da để được chỉ định loại thuốc phù hợp.
  • Không khí ô nhiễm, chứa nhiều hóa chất, chất gây dị ứng,… có thể làm bùng phát cơn hen cùng với bệnh chàm (thường là chàm thể trạng). Để loại bỏ chất dị ứng và cải thiện chất lượng không khí, bạn nên trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh nhà cửa và dùng thiết bị lọc không khí.

2. Kiểm soát các yếu tố nội sinh

Ngoài việc tiếp xúc với các chất gây dị ứng, bệnh chàm – eczema còn có thể bùng phát khi có các yếu tố nội sinh như nhiễm trùng đường hô hấp, rối loạn nội tiết, stress, suy gan, suy thận,… Vì vậy để ngăn ngừa bệnh bùng phát, bạn nên kiểm soát đồng thời với các yếu tố nội sinh:

Bệnh chàm có lây cho người khác không
Stress, căng thẳng, trầm cảm,… có thể kích thích bệnh chàm bùng phát và lan rộng
  • Tích cực điều trị các bệnh lý nguyên nhân như rối loạn tuyến giáp, suy thận, suy gan, rối loạn nội tiết,…
  • Tránh căng thẳng bằng cách ngủ đúng giờ, đủ giấc, giới hạn khối lượng công việc trong một ngày và hạn chế suy nghĩ quá nhiều.
  • Có thể thực hiện một số biện pháp giải phóng stress như đọc sách, nghe nhạc, bơi lội, tập yoga,… Thực tế cho thấy, người rơi vào trạng thái căng thẳng có tần suất bùng phát bệnh chàm cao hơn so với người giữ được tinh thần lạc quan, vui vẻ.
  • Nữ giới nên xây dựng lối sống lành mạnh để phòng ngừa rối loạn nội tiết – một trong những yếu tố nội sinh có khả năng gây tái phát bệnh chàm (đặc biệt là thể eczema thể tạng).

3. Chăm sóc da đúng cách

Ở người mắc bệnh chàm, cấu trúc da thiếu hụt filaggrin dẫn đến khiếm khuyết ở hàng rào bảo vệ. Tình trạng này khiến cho độ ẩm bên trong dễ dàng thoát ra bên ngoài khiến da khô căng và bong tróc. Hơn nữa, việc thiếu hụt filaggrin còn khiến da suy yếu, tạo điều kiện cho các dị nguyên xâm nhập và gây bùng phát bệnh chàm – eczema.

Vì vậy để hạn chế bệnh bùng phát, bạn nên dưỡng ẩm và chăm sóc da đúng cách để khôi phục hàng rào bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các yếu tố dị ứng và kích ứng.

Bị chàm có lây không
Chăm sóc da đúng cách giúp phục hồi hàng rào bảo vệ và ngăn ngừa sự xâm nhập của dị nguyên

Cách chăm sóc da cho người bị chàm – eczema:

  • Dưỡng ẩm cho da thường xuyên (khoảng 2 – 4 lần tùy vào yếu tố thời tiết). Cung cấp độ ẩm lý tưởng giúp da mềm mịn, cải thiện tình trạng khô ráp và bong tróc đáng kể. Đồng thời phục hồi màng lipid, tăng hiệu quả của hàng rào bảo vệ da và ngăn chặn sự xâm nhập của dị nguyên.
  • Tuyệt đối không chà xát hay gãi cào lên da – ngay cả khi bị ngứa. Tác động cơ học có thể gây ửng đỏ, chảy máu, bong tróc vảy da khô và khiến hàng rào bảo vệ da suy giảm nghiêm trọng.
  • Không dùng các loại xà phòng chứa nhiều chất tẩy, sản phẩm chăm sóc da có độ pH cao hay chứa thành phần tổng hợp, hương liệu, chất bảo quản.
  • Nếu phải tiếp xúc với các chất gây dị ứng, nên sử dụng bao tay cao su và ủng.
  • Bên cạnh việc dùng kem dưỡng ẩm, bạn cũng có thể phục hồi màng lipid (hàng rào bảo vệ da) bằng cách sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu dừa, dầu ô liu, dầu argan,… Các loại tinh dầu này cung cấp cho làn da độ ẩm lý tưởng, hạn chế tình trạng bong tróc, nứt nẻ và giảm mức độ nhạy cảm của da với các yếu tố kích thích.
  • Khi thời tiết chuyển lạnh và độ ẩm không khí giảm thấp, nên mặc trang phục dài tay để hạn chế tình trạng da thoát nhiều hơi nước, khô ráp và suy yếu. Trong thời gian này, có thể dùng máy tạo độ ẩm để làm mềm và dưỡng ẩm da.

4. Nâng cao thể trạng

Hệ miễn dịch là suy giảm là điều kiện thuận lợi để các triệu chứng của bệnh bùng phát và lan tỏa rộng. Đây cũng chính là lý do vì sao trẻ em chịu ảnh hưởng của bệnh chàm nặng hơn so với người trưởng thành. Vì vậy, bạn nên cải thiện thể trạng và sức khỏe tổng thể để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.

Bị chàm có lây không
Nâng cao sức khỏe giúp kiểm soát triệu chứng và hạn chế tần suất bệnh bùng phát
  • Nên ăn uống điều độ, đúng giờ và đủ bữa nhằm nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
  • Ngủ đủ giấc là yếu tố quan trọng để duy trì cơ thể khỏe mạnh. Ngoài ra, chất lượng giấc ngủ được đảm bảo còn giúp hạn chế stress, rối loạn nội tiết và một số vấn đề tâm lý.
  • Tập thể dục thường xuyên, tắm nắng, giải phóng stress,… cũng là một số cách để nâng cao sức khỏe và giảm nguy cơ bùng phát bệnh chàm.

Bệnh chàm – eczema hoàn toàn không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên nếu không điều trị, bệnh có thể lan tỏa ra vùng da rộng và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa để hạn chế nguy cơ bệnh tái phát.

Tham khảo thêm:

5/5 - (4 bình chọn)

Nhờ bài thuốc Y học cổ truyền An Bì Thang, cô gái trẻ đã thoát khỏi nỗi ám ảnh vảy nến, tìm lại tự tin trong cuộc sống. Nghe cô gái này chia sẻ về hành trình điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *