Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Bệnh đau gót chân ở người già – Cách khắc phục

Bệnh đau gót chân ở người già là tình trạng phổ biến do các bộ phận ở gót chân lão hóa theo tự nhiên. Tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau âm ỉ, đau nhói hoặc buốt ở gót chân. Các triệu chứng này cần được chăm sóc và khắc phục để tránh gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người lớn tuổi.

bệnh đau gót chân ở người già
Bệnh đau gót chân ở người già có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh

Mối liên hệ giữa bệnh đau gót chân và người già

Bệnh đau gót chân ở người già là một quá trình lão hóa tự nhiên, dẫn đến các cơn đau âm ỉ, nhức nhói và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Theo ước tính có khoảng 50% các trường hợp đau gót chân xuất hiện ở người cao tuổi. Điều này có nghĩa là cứ 4 người lớn sẽ có 1 người bị đau gót chân hoặc đau bàn chân. Các nguyên nhân phổ biến thường liên quan đến viêm cân gan chân hoặc các bệnh cân gan chân. Tình trạng này xảy ra do sự hao mòn quá mức và rách các cơ trên bàn chân (hoặc vòm bàn chân), thoái hóa lớp mỡ đệm bàn gót chân, sử dụng quá mức.

Bên cạnh đó, các yếu tố nguy cơ gây bệnh đau gót chân ở người già có thể liên quan đến các bệnh tim mạch, tiểu đường (gây ảnh hưởng đến lưu thông ở bàn cân) và béo phì có thể gây căng thẳng, tổn thương ở bàn chân.

Nguyên nhân gây đau gót chân ở người già

Bệnh đau gót chân có thể liên quan đến một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ khác nhau. Tìm hiểu các nguyên nhân có thể hỗ trợ các biện pháp điều trị và phục hồi sức khỏe bàn chân hiệu quả. Cụ thể, các nguyên nhân bao gồm:

1. Sử dụng giày dép không phù hợp lâu dài

Đi giày dép không vừa vặn trong một thời gian dài có thể dẫn đến đau gót chân và viêm cân gan chân ở người cao tuổi.

Theo thời gian, giày dép bắt đầu co cứng và thu nhỏ kích thước. Điều này có thể gây chèn ép các ngón chân và đặt chân vào một tư thế không tự nhiên, khó hấp thụ lực tác động, cọ xát với các bộ phận khác, dẫn đến căng thẳng, tổn thương và gây đau chân, gót chân.

đau gót chân ở người già
Sử dụng giày không phù hợp là nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân

2. Căng thẳng ở chân

Các hoạt động thể chất nặng nhọc như chạy bộ, chơi quần vợt hoặc thậm chí đứng trong một thời gian dài có thể gây tác động lực đến bàn chân và dẫn đến đau.

Đặc biệt đối với người lớn tuổi, các mô, cơ và khớp kém linh hoạt, dễ bị tổn thương, hao mòn và thời gian chữa lành dài hơn. Do đó, các chấn thương hoặc căng thẳng nhỏ ở người lớn tuổi có thể dẫn đến gãy xương nếu không được điều trị phù hợp.

3. Viêm và đau thần kinh

Các bệnh lý chẳng hạn như viêm khớp, tiểu đường, bệnh Parkinson và các tình trạng viêm đau thần kinh khác có thể làm tổn thương, ăn mòn các mô, dây thần kinh. Điều này có thể gây tác động lớn đến gót chân, bàn chân, dẫn đến đau, khó chịu hoặc gây ảnh hưởng đến khả năng vận động.

đau gót chân ở người lớn tuổi
Các bệnh lý viêm thần kinh có thể làm tăng nguy cơ đau gót chân ở người cao tuổi

Các bệnh lý viêm thần kinh cũng có thể ăn mòn và làm hỏng vòm bàn chân cũng như các dây chằng và xương hỗ trợ ở xung quanh bàn chân.

4. Các vấn về tuần hoàn và cân bằng

Khi cơ thể già đi, lưu lượng máu trong cơ thể giảm, điều này có thể dẫn đến sự tích tụ các mô sẹo, khiến quá trình chữa lành vết thương chậm hơn bình thường. Các vấn đề về thăng bằng có thể dẫn đến các thay đổi về dáng đi, tăng nguy cơ té ngã, vấp gây tổn thương cơ và đau gót chân ở người già.

5. Chân mở rộng và phẳng hơn

Khi cơ thể già đi, bàn chân thường mở rộng ra và bằng phẳng hơn. Điều này khiến vòm bàn chân gặp khó khăn trong việc phân phối trọng lượng, tác động lực hợp lý, dẫn đến căng thẳng, tổn thương và bệnh đau gót chân ở người già.

Bên cạnh đó, việc vòm bàn chân trở nên bằng phẳng có thể khiến lớp đệm mỡ gót chân nhanh chóng bị hao mòn. Nếu không có lớp đệm mỡ này, nhiều áp lực sẽ tác động đến xương và vòm gót chân, gây đau đớn ở gót chân.

6. Các thay đổi về da và mô mềm

Da khô hơn, mỏng mảnh hơn có thể dẫn đến việc hình thành các vết chai sần, tổn thương da khiến việc đi lại không thoải mái và gây áp lực lên vòm bàn chân. Điều này cũng có thể khiến các mô mềm, chẳng hạn như lớp mỡ đệm gót chân, trở nên kém đàn hồi, không thể hỗ trợ tốt cho gót chân và gây đau.

7. Các nguyên nhân không phổ biến

Đôi khi bệnh đau gót chân ở người già có thể liên quan đến một số nguyên nhân hiếm gặp, cần chẩn đoán và điều trị y tế. Cụ thể các nguyên nhân bao gồm:

Bị đau phía trên gót chân
Đau gót chân đôi khi có thể liên quan đến các khối u ở chân
  • Nốt sẩn ở gót chân: Đây là các nốt sẩn hình tròn ở gót chân, có màu vàng nhạt hoặc cùng màu với da. Tình trạng này là biểu hiện các các chất béo từ sâu bên trong da được đẩy qua gót chân (còn được gọi là thoát vị mỡ). Các nốt sẩn này thường lành tính và chỉ có khoảng 10% các trường hợp có thể gây đau gót chân ở người già.
  • Nhiễm trùng xương gót chân: Hiếm khi, nhiễm trùng xương gót chân (được gọi là viêm tủy xương) có thể gây bệnh đau gót chân ở người già. Tuy nhiên cơn đau do nhiễm trùng xương thường nghiêm trọng và không được cải thiện theo thời gian. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ.
  • Khối u ở gót chân: Đôi khi bệnh đau gót chân ở người già có thể là dấu hiệu của các khối u. Cơn đau liên quan đến khối u thường là đau sâu và có xu hướng nghiêm trọng hơn về ban đêm.

Cách khắc phục bệnh đau gót chân ở người già

Việc điều trị bệnh đau gót chân ở người già phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến các triệu chứng. Nếu không chắc chắn về các nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Đôi khi tình trạng đau gót chân có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.

Ngoài ra, có một số biện pháp điều trị điều trị bệnh đau gót chân ở người già tại nhà có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, chẳng hạn như:

1. Dành thời gian nghỉ ngơi

Nghỉ ngơi là một trong những cách tốt nhất để cải thiện các cơn đau cấp tính ở gót chân, chẳng hạn như căng thẳng do tác động lực hoặc các hoạt động lực lặp  lại thường xuyên.

Đối với các cơn đau nghiêm trọng, việc nghỉ ngơi có thể ngăn ngừa các cơn đau cho đến khi người bệnh gặp bác sĩ chuyên môn.

Cách chữa đau gót chân
Nghỉ ngơi hợp lý là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng đau gót chân

2. Chườm lạnh

Liệu pháp chườm lạnh có thể làm dịu cơn đau ở gót chân bằng cách làm tê các mô và cơ xung quanh. Bên cạnh đó, chườm lạnh có thể hỗ trợ giảm viêm, hạn chế lưu thông máu và ngăn ngừa việc hình thành các vết bầm tím ở chân.

Để chườm lạnh, người bệnh sử dụng một túi nước nén lạnh hoặc  bọc các viên đá vụn vào vải mỏng, dùng chườm lên gót chân bị đau trong 10 phút mỗi lần. Lặp lại liệu pháp chườm lạnh mỗi ngày cảm thấy đau.

Lưu ý: Không nên chườm đá trực tiếp lên da để tránh các gây bỏng lạnh da.

3. Sử dụng giày phù hợp

Sử dụng giày dép vừa vặn, phù hợp với nhu cầu sử dụng và thoải mái có thể giảm áp lực lên gót chân, hỗ trợ giảm đau và khó chịu. Một số lưu ý khi chọn giày như sau:

Hỗ trợ gót chân vững chắc: Sử dụng giày có đệm gót chân có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đau gót chân ở người già và hạn chế tình trạng chân bị đặt khỏi vị trí bình thường.

Giày có tính linh hoạt vừa phải: Một đôi giày không nên uốn dẻo đến mức có thể co lại. Điều này khiến giày không thể hỗ trợ tốt cho chân và vòm bàn chân. Tuy nhiên giày cần có độ uốn cong từ từ để có một lực cản khi bàn chân tiếp đất hoặc thực gập lại.

Có đệm gót: Sử dụng các miếng lót giày có phần gót hơi cao, không cao quá 2.54 cm, có thể thể giảm áp lực lên gót chân và ngăn ngừa cơn đau gót chân.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể chọn miếng lót giày có hình dạng tùy chỉnh để luồn vào giày. Những miếng loét này có thể hỗ trợ bàn chân, gót chân và hạn chế các triệu chứng của bệnh đau gót chân ở người già.

4. Thực hiện các bài tập hỗ trợ

Có một số bài tập kéo giãn bắp chân, các cơ xung quanh để giảm áp lực và căng thẳng lên gót chân  và ngăn ngừa cơn đau hiệu quả. Một số bài tập chữa đau gót chân hiệu quả bao gồm:

Gập chân:

  • Người bệnh ngồi với một chân bắt chéo lên chân kia
  • Dùng tay nắm lấy các ngón chân và kéo về phía ngực, giữ yên tư thế trong 30 giây sau đó thả chân ra
  • Lặp lại động tác kéo căng 5 lần, sau đó đổi chân
cách chữa đau gót chân tại nhà
Thực hiện các bài tập giảm căng thẳng để cải thiện các cơn đau

Căng bắp chân:

  • Người tập đứng trước tường cách khoảng một sải tay
  • Đặt một bàn chân lên trước chân kia một chút và nghiêng người về phía trước, đặt hai tay lên tường cao gần bằng vai
  • Gập đầu gối và hơi đẩy hông về phía trước để cảm nhận sức căng ở bắp chân
  • Giữ yên tư thế trong 10 giây, sau đó duỗi thẳng chân, lặp lại động tác 10 lần, sau đó đổi chân
  • Các bài tập kéo dài có thể thực hiện vào buổi sáng, buổi chiều và buổi tối để giảm đau gót chân ở  người già.

5. Sử dụng thuốc điều trị

Đôi khi bệnh đau gót chân ở người già có thể được điều trị bằng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm. Các loại thuốc có thể hỗ trợ giảm đau và khó chịu ở gót chân nhanh chóng, hiệu quả. Các loại thuốc thường được sử dụng bao gồm:

  • Aspirin
  • Ibuprofen
  • Naproxen natri

Các loại thuốc này có thể hỗ trợ giảm các mô bị viêm, ngăn ngừa tổn thương và hỗ trợ bảo vệ gót chân. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc lâu dài đến tránh các vấn đề về thận hoặc xuất huyết dạ dày.

Đối với bệnh đau gót chân ở người già nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng thuốc giảm đau opioid trong thời gian ngắn hạn để cải thiện các triệu chứng. Không sử dụng thuốc lâu dài để tránh các tác dụng phụ và phụ thuốc thuốc.

6. Tiêm corticosteroid

Tiêm corticosteroid vào gót chân có thể cải thiện các cơn đau ở gót chân. Mặc dù các vị trí tiêm thuốc có thể khác nhau, tuy nhiên hầu hết các bác sĩ tiêm thuốc vào phần giữa hoặc bên trong của bàn chân thay vì gót chân.

Để tiêm corticosteroid, bác sĩ thường bôi thuốc tê để giảm bớt khó chịu và đau ở vị trí kim tiêm. Bên cạnh đó, mặc dù tiêm corticosteroid có thể cải thiện bệnh đau gót chân ở người già, tùy nhiên không nên tiêm thuốc với tần suất cao. Các chuyên gia khuyến cáo, tiêm corticosteroid với liều lượng lớn có thể tăng khả năng đứt gân chân.

7. Phẫu thuật điều trị

Hầu hết các nguyên nhân gây bệnh đau gót chân ở người già không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật nếu các liệu pháp bảo tồn không mang lại hiệu quả điều trị trong 6 – 12 tháng.

phẫu thuật đau gót chân
Phẫu thuật được chỉ định khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả

Phẫu thuật phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau gót chân và được thực hiện nếu tất cả các phương pháp điều trị khác không mang lại hiệu quả. Bác sĩ có thể loại bỏ một phần gót chân để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

Bệnh đau gót chân ở người già là một tình trạng phổ biến do quá trình lão hóa tự nhiên. Hầu hết các trường hợp, các triệu chứng có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà trong một vài tháng. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Phòng ngừa bệnh đau gót chân ở người già

Các cơ, gân và các bộ phận khác ở chân lão hóa theo thời gian, do đó bệnh đau gót chân ở người già có thể tái phát thường xuyên. Do đó, khi các cơn đau được cải thiện, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp phòng ngừa, chẳng hạn như:

  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì để tránh gây áp lực lên bàn chân
  • Chọn giày có hỗ trợ chân tốt chẳng hạn như giày thể thao và tránh sử dụng giày cao gót
  • Không đi chân trần trên các bề mặt cứng, đặc biệt là khi thức dậy vào buổi sáng
  • Tập thể dục tác động thấp, chẳng hạn như bơi lội, đi xe đạp để tránh khiến các triệu chứng đau gót chân trở nên nghiêm trọng hơn
  • Thực hiện thả lỏng chân và cơ thể trước và sau khi tập thể dục để tránh áp lực ở chân, gót chân
  • Tránh các hoạt động có tác động mạnh như chạy và nhảy để tránh gây căng thẳng ở chân

Bệnh đau gót chân ở người già có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm các nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp. Cố gắng điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ để hỗ trợ phục hồi sức khỏe chân và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Có thể bạn quan tâm: Bài tập chữa đau gót chân đơn giản, hiệu quả

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *