Viêm Họng Mãn Tính Quá Phát Là Gì? Điều Trị Như Thế Nào?
Nội dung bài viết
Viêm họng mãn tính quá phát là tình trạng viêm họng kéo dài, tái phát nhiều lần khiến niêm mạc họng bị tổn thương, phù nề. Bệnh nếu không được phát hiện sớm, điều trị đúng cách có thể dẫn đến các biến chứng ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe có nguy cơ gây ung thư vòm họng rất nguy hiểm.
Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm họng mạn tính quá phát là tình trạng viêm họng kéo dài chuyển thể sang giai đoạn mãn tính hay còn được gọi là viêm họng hạt. Bệnh thường gặp ở người già, trẻ em, những người sức đề kháng kém được thể hiện chủ yếu qua 4 thể viêm họng chính như sau:
Thể viêm họng sung huyết đơn thuần: Trong giai đoạn này vùng niêm mạc của người bệnh chỉ đỏ và dày lên, triệu chứng chưa thực sự rõ ràng nên thông thường khó phát hiện bệnh.
- Thể viêm họng xuất tiết: Khi chuyển sang giai đoạn này dấu hiệu bệnh rõ rệt hơn, xuất hiện những chấm đỏ quanh họng, đờm xuất hiện gây cảm giác khó chịu, đau rát.
- Thể quá phát: Lúc này vùng họng đã sưng to kèm theo các triệu chứng rõ nét như: ho dữ dội, đau họng, sốt..
- Thể teo: Khi chuyển sang giai đoạn này các lympho bị xơ hóa và teo nhỏ, giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát.
Bệnh viêm họng mãn tính quá phát có nguy hiểm không? Mặc dù bệnh không tiến triển phức tạp, để lại các biến chứng nguy hiểm như viêm họng cấp. Tuy nhiên, trong trường hợp bệnh kéo dài lâu ngày, điều trị sai cách cũng để lại hậu quả nghiêm trọng không khác mấy so với viêm họng cấp.
Khi bệnh viêm họng mãn tính quá phát kéo dài người bệnh sẽ vô cùng mệt mỏi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, sức khỏe và các chức năng hô hấp của cơ thể.
Đặc biệt, khi vùng họng đau rát, nung mủ lâu ngày không được điều trị sẽ phá vỡ sự hoạt động của lympho gây một số bệnh lý như: Viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi… thậm chí gây ung thư họng, ung thư phổi… Theo đó, khi mắc bệnh người bệnh cần đến thăm khám tại các cơ sở y tế, tuân thủ các nguyên tắc điều trị của y bác sĩ.
Triệu chứng viêm họng mãn tính quá phát
Khi bị viêm họng mãn tính quá phát các triệu chứng chủ yếu xuất hiện vào các buổi sáng, chiều tối với một số biểu hiện cụ thể như sau:
- Vùng họng xuất hiện các hạt đỏ, trắng theo vùng với kích thước khác nhau gây đau rát, khó chịu, vướng khi ăn uống.
- Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, chán ăn, chán uống không thể tập trung làm việc.
- Đờm đặc ở cổ họng kèm theo ho khan nhiều
- Khàn tiếng, khó chịu khi nói chuyện, giọng nói bị thay đổi, hụt hơi khi phát âm.
- Vùng vòm họng đặc biệt phía sau cạnh trụ amidan các niêm mạc phù nề, tập trung thành một dãy gồ, dày lên thành các trụ giả.
- Các nang lympho phát triển thành các hạt màu trắng hoặc đỏ hồng với kích thước như các hạt đậu, cao lồi hơn so với vùng niêm mạc.
- Một số triệu chứng điển hình khác như sốt, đau đầu, đau vùng tai kèm theo đau mắt vào.
Do đó để bảo đảm bệnh sớm được trị dứt điểm người bệnh cũng như tránh những di căn do bệnh để lại người bệnh cần có phương án điều trị khoa học, khám bệnh và điều trị tại các cơ sở y tế uy tín.
Nguyên nhân gây viêm họng mãn tính quá phát
Viêm họng mãn tính quá phát do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh kéo dài dai dẳng, dễ tái đi tái lại, rất khó điều trị phức tạp do một số nguyên nhân chính như sau:
- Họng nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần: Khi vùng họng bị nhiễm khuẩn tái phát nhiều lần sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các chức năng của lympho gây phù nên, các thành họng xuất hiện nhiều hạt đỏ gây đau rát.
- Do vi khuẩn: Một số loại vi khuẩn thường gặp như: liên cầu, tụ cầu, phế cầu…tạo ra nhiều chất nhầy lâu ngày không điều trị gây viêm họng hạt mãn tính
- Do nhiễm virus: Influenza được xem là loại virus gây viêm họng phổ biến hiện nay.
- Ảnh hưởng của một số căn bệnh hô hấp: Các bệnh lý đi kèm như viêm amidan, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa cũng là một trong những nguyên nhân gây viêm họng mãn tính quá phát. Theo đó, các dịch xuất tiết, đờm của bệnh sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vùng họng.
- Lối sống thiếu lành mạnh, khoa học: Chế độ ăn uống, luyện tập, ngủ nghỉ, sử dụng nhiều chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển trong vùng họng.
- Môi trường ô nhiễm: Khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm các tác nhân gây bệnh sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể đặc biệt là vùng họng.
Một số nguyên nhân khác: Yếu tố cơ địa, sức đề kháng kém, môi trường sống, quá trình vệ sinh răng miệng mỗi ngày…cũng có thể là tác nhân gây viêm họng mãn tính quá phát.
Điều trị viêm họng mãn tính quá phát hiệu quả
Điều trị dứt điểm viêm họng mãn tính quá phát là điều không hề dễ dàng, thời gian điều trị lâu dài mới có thể dứt điểm. Đặc biệt với những trường hợp nặng bệnh có thể sẽ không thể không được chữa khỏi hoàn toàn.
Theo đó, người bệnh cần phát hiện kịp thời, điều trị bệnh theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tùy thuộc vào tình trạng của bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hoàn chỉnh, hiệu quả dành cho người bệnh như sau:
Viêm họng mãn tính uống thuốc gì?
Có thể nói, các loại thuốc kháng sinh được người bệnh ưu tiên sử dụng đầu tiên trong quá trình điều trị viêm họng mãn tính quá phát. Một số loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị bệnh như:
- Các loại thuốc kháng sinh: Người bệnh chủ yếu sử dụng các loại thuốc kháng sinh như cephalexin, Cefuroxim, Azithromycin…để làm giảm nhanh các triệu chứng ho, đau rát vùng họng.
- Thuốc kháng viêm: Prednisolon, hydrocortison Methylprednisolon là những loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng trong điều trị viêm họng, giúp tiêu viêm, giảm đờm, cải thiện tình trạng đau rát đặc biệt ngăn chặn nhiễm trùng vùng họng. Tuy nhiên, người bệnh không nên sử dụng thuốc trong thời gian quá dài, tránh gây kích ứng, nhờn thuốc và một số bệnh lý về dạ dày.
- Dung dịch súc miệng: Các dung dịch kiềm, nước muối sinh lý có tác dụng giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát vùng họng. Theo đó, người bệnh nên sử dụng súc miệng 2 -3 lần/ngày trước và sau khi ăn.
- Thuốc giảm ho, long đờm: Acetylcystein, Terpin – codein là những loại thuốc đặc trị ho, đờm có tác dụng long đờm, giảm ho.
- Một số loại thuốc xịt, chấm: SMC, Glycerin borat 3 có tác dụng làm mát vùng họng, cải thiện tình trạng ngứa ngáy, đau rát được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên, người bệnh không nên áp dụng trước khi ăn để tránh tác dụng ngược
Tuy nhiên để tình trạng bệnh sớm được cải thiện người bệnh nên mua và sử dụng thuốc tại các cơ ở Y tế. Đặc biệt, chỉ sử dụng những loại thuốc được bác sĩ chuyên khoa kê đơn, chỉ định.
Cách chữa viêm họng mãn tính dân gian
Ngoài sử dụng thuốc kháng sinh người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian trong điều trị viêm họng mãn tính quá phát như sau:
- Sử dụng các loại trà: Một số loại trà như trà gừng, trà hoa cúc cũng mang lại kết quả khá khả quan trong điều trị viêm họng mãn tính dân gian.
- Dùng chanh đào ngâm mật ong: Trong chanh chứa rất nhiều vitamin C. Theo đó việc kết hợp chanh với mật ong không chỉ cung cấp những dưỡng chất thiết yếu, tăng sức đề kháng cho cơ thể mà còn là liều thuốc tiêu đờm, giảm đau hiệu quả.
- Sử dụng tỏi: Trong tỏi chứa nhiều allicin giúp kháng khuẩn, kháng viêm, làm lành các tổn thương trong vùng họng. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng quá nhiều tỏi, tránh gây những tổn thương cho dạ dày.
- Sử dụng một số loại lá, củ quả: Nước ép hành tây, lá tía tô, lá húng chanh, bạc hà là một trong những loại thảo dược chứa nhiều tinh dầu, khoáng chất giúp kháng khuẩn, tránh sự xâm nhiễm, lây lan của vi khuẩn trong vùng họng đồng thời giảm nhẹ những cơn ho, đau rát vùng họng.
- Sử dụng cam thảo: Cam thảo được xem là loại thảo dược rất tốt trong điều trị viêm họng, khử khuẩn, tiêu đờm vùng họng, giúp thanh nhiệt cơ thể, giảm nhanh các triệu chứng ho, khan tiếng, đờm.
- Sử dụng nước muối: Nước muối các tác dụng kháng khuẩn, làm sạch vùng miệng tạo cảm giác dễ chịu, giảm nhẹ các cơn ho, đau rát do viêm họng.
Những lưu ý trong điều trị viêm họng mãn tính bằng dân gian:
- Các bài thuốc dân gian chủ yếu sử dụng nguyên liệu tự nhiên, sẵn có nên hiệu quả thấp, chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ
- Người bệnh phải kiên trì điều trị trong một thời gian dài mới mang lại hiệu quả
- Tùy thuốc vào cơ địa mỗi người, những bài thuốc dân gian sẽ có công dụng, hiệu quả khác nhau.
- Tuy không gây kích ứng, tác dụng phụ nhưng sử dụng bài thuốc dân gian quá lâu không hiệu quả sẽ gây ra một số bệnh lý liên quan đến thận, hệ tiêu hóa.
- Những bài thuốc dân gian chỉ có tác dụng thuyên giảm triệu chứng, không có công dụng chữa dứt điểm bệnh.
Viêm họng mãn tính quá phát nên ăn gì? kiêng gì?
Chế độ ăn uống có vai trò vô cùng lớn trong việc điều trị bệnh viêm họng mãn tính giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng, đẩy nhanh quá trình điều trị, trị dứt điểm bệnh viêm họng mãn tính. Vì vậy người bệnh nên ăn và không nên ăn những loại thực phẩm sau:
Những thực phẩm nên ăn khi bị viêm họng
- Ăn nhiều hoa quả chứa vitamin C: Cam, bưởi, chanh chứa rất nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng cho người bệnh, giảm nhẹ các triệu chứng đau, rát.
- Thực phẩm giàu chất kẽm: Thịt bò, tôm, ngao, của cải…là những thực phẩm chứa rất nhiều kẽm, sắt giúp làm lành vết thương ở vùng họng, tiêu viêm, kháng đờm rất tốt.
- Súp, cháo, và canh: Đây là những món ăn rất tốt cho người bị viêm họng, giúp hạn chế tối đa sự cọ xát vùng họng khi ăn uống, bảo vệ vùng niêm mạc họng.
- Uống nhiều nước ấm mỗi ngày: Nước ấm không chỉ bảo vệ nhiệt độ vùng họng mà còn đẩy mạnh quá trình tuần hoàn và trao đổi chất diễn ra thuận lợi hơn, giúp thanh nhiệt cơ thể.
Viêm họng không nên ăn những thực phẩm sau:
- Những thực phẩm khô, cứng: Những đồ ăn cứng thường khó nuốt, gây đau rát thậm chí sưng tấy sau khi ăn, khiến bệnh càng nghiêm trọng
- Đồ ăn cay, nóng, lạnh: Đây được xem là một trong những tác nhân gây viêm họng, khi ăn những thực phẩm này sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn gây bệnh xâm nhập, phát triển
- Chất kích thích: Rượu bia và những đồ ăn chứa cồn, chất kích thích sẽ trì hoãn quá trình điều trị bệnh, tạo cơ hội cho bệnh phát triển
- Hạn chế ăn đồ ngọt: Những đồ ăn ngọt gây kích ứng vùng họng, khiến bệnh trở nên nghiêm trọng và khó điều trị hơn.
Các biện pháp phòng ngừa viêm họng quá phát
Từ những thông tin bài viết cung cấp có thể thấy điều trị dứt điểm bệnh viêm họng mãn tính là điều không hề dễ dàng. Chính vì vậy, để hạn chế tối đa tỷ lệ mắc bệnh, tái phát bệnh trở lại người bệnh cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Luôn giữ cổ ấm, cung cấp đầy đủ nước để nhiệt độ vùng họng luôn được đảm bảo khi thời tiết thay đổi
- Tuyệt đối tránh xa những khu vực ôi nhiễm, không nên sử dụng thuốc lá, rượu, bia để bảo vệ vùng họng.
- Hạn chế đối đa những thức ăn cay, nóng, lạnh
- Tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh viêm họng, viêm phế quản…
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng để kháng khuẩn, đẩy lùi các tác nhân gây bệnh.
- Nâng cao sức đề kháng bằng cách: Luyện tập thể dục thể thao, ăn những thực phẩm giàu vitamin C,A, B.
- Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học..
- Khi xuất hiện các triệu chứng cần đến ngay các cơ sở Y tế để thăm khám, trị bệnh.
Hi vọng với những thông tin bài viết đưa ra bạn đọc có thể tìm được câu trả lời cho câu hỏi, viêm họng mãn tính quá phát là gì? Đồng thời dễ dàng nhận biết được những dấu hiệu, nguyên nhân gây bệnh cũng như phương án điều trị kịp thời, sớm trị dứt điểm bệnh.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!