Viêm Họng Và Viêm Amidan: Phân Biệt Đúng Để Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng và viêm amidan đều là hai bệnh lý phổ biến của đường hô hấp. Vì các triệu chứng về cơ bản tương đối giống nhau, người bệnh dễ bị nhầm lẫn và tìm sai cách điều trị. Vậy phải làm thế nào để phân biệt viêm họng với viêm amidan? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Phân biệt viêm họng và viêm amidan để sớm tìm đúng phương pháp chữa bệnh
Phân biệt viêm họng và viêm amidan để sớm tìm đúng phương pháp chữa bệnh

Viêm họng và viêm amidan giống nhau như thế nào?

Amidan và họng đều có sự giống nhau về cấu trúc và vị trí. Bởi vì, amidan thuộc vùng họng nên giữa chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cả hai cơ quan đều được cấu tạo bởi một khối cơ nhỏ liên kết với màng nhầy sau miệng, mũi và thanh quản, do đó khi bị viêm, người bệnh sẽ cảm thấy đau nguyên một vùng, từ đó dẫn đến sự nhầm lẫn.

Nguyên nhân chủ yếu gây viêm nhiễm ở hai bộ phận đều do vi khuẩn và virus, đặc biệt là vi khuẩn Streptococcus nhóm A. Khi các tác nhân gặp điều kiện thuận lợi để xâm nhập và phát triển chúng sẽ gây sưng viêm khoang miệng và vùng họng.

Bên cạnh đó, bệnh còn hình thành từ các yếu tố khác như sức đề kháng yếu, thời tiết chuyển lạnh đột ngột, môi trường sống ô nhiễm và khó bụi.

Triệu chứng chung của cả hai căn bệnh là:

  • Ăn không ngon, gặp khó khăn khi nhai nuốt
  • Cơ thể mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết ở cổ
  • Đau đầu, sốt nhẹ đến cao, thậm chí không sốt…

Để phòng ngừa các bệnh lý về đường hô hấp bạn nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng, giữ ấm cơ thể khi trời trở lạnh, bỏ các thói quen xấu gây hại như dùng đồ uống có chứa cồn hoặc ăn ngủ không điều độ.

Ngoài ra, phụ huynh không nên cho trẻ mút tay, cắn móng tay hoặc ngậm đồ vật bẩn. Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng gây nghi ngờ bạn nên đi thăm khám sức khỏe tại cơ sở y tế để phát hiện đúng căn bệnh.

Điểm khác biệt giữa bệnh viêm họng và viêm amidan?

Tuy có nhiều điểm tương đồng nhưng viêm họng và viêm amidan vẫn là hai bệnh lý với các triệu chứng và mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể như sau:

Định nghĩa về bệnh

Viêm họng và viêm amidan đều là bệnh về đường hô hấp nhưng vẫn có những sự khác biệt cơ bản:

Viêm họng

Họng là một phần của hệ tiêu hóa và hệ hô hấp, ngay dưới khoang mũi và phía sau miệng. Theo y học hiện đại, viêm họng là tình trạng viêm nhiễm niêm mạc họng khiến lớp niêm mạc bị sưng và phù nề.

Viêm họng được chia làm các dạng cấp và mãn tính dựa theo thời gian và triệu chứng của bệnh
Viêm họng được chia làm các dạng cấp và mãn tính dựa theo thời gian và triệu chứng của bệnh

Khi bệnh xuất hiện, phạm vi viêm sẽ rơi vào 1/3 vùng sau của lưỡi, phía sau phần mềm của vòm họng và gần với amidan. Viêm họng được chia làm các thể sau:

  • Viêm họng cấp: Là dạng bệnh phổ biến, có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Triệu chứng khởi phát nhanh và có thể biến mất sau 2 tuần.
  • Viêm họng mãn tính: Là tình trạng viêm họng không được chữa dứt điểm, tái lại nhiều lần. Triệu chứng diễn ra âm thầm, gây khó khăn khi điều trị.
  • Viêm họng hạt: Sau thành họng xuất hiện nhiều hạt lớn, nối liền bằng các dây máu đỏ gây kích ứng dẫn đến cảm giác vướng víu, ngứa cổ.
  • Viêm họng giả mạc: Tuy ít xuất hiện hơn các bệnh khác nhưng triệu chứng của viêm họng giả mạc lại phức tạp, đặc biệt ở trẻ nhỏ gây khó thở.
  • Viêm họng do liên cầu khuẩn: Dấu hiệu nhận biết gồm sốt cao, có hạch nổi ở cổ, phát ban tại cổ và ngực, đau dạ dày, đau đầu, đau cơ, buồn nôn,…

Viêm amidan

Amidan là một khối tân bào có cấu trúc giống thịt nhưng thực chất lại là các bạch huyết nằm ở hai bên và phía sau vùng họng. Cơ quan này có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào bên trong cơ thể.

Tình trạng viêm amidan là một phản ứng tự nhiên khi cơ thể gặp phải các tác nhân có hại. Lúc này, amidan có dấu hiệu nóng rát, sưng to, khu vực viêm chuyển sang đỏ sẫm, đau lan sang vùng họng và xung huyết.

Viêm họng có thể là nguyên nhân chính dẫn đến viêm họng. Tương tự như viêm họng, viêm amidan được chia làm các dạng sau:

  • Viêm amidan cấp tính: Amidan khẩu cái bị viêm xung huyết và xuất tiết, phổ biến ở trẻ từ 3 – 4 tuổi
  • Viêm amidan mãn tính: Chia thành 2 dạng là viêm amidan mãn tính quá phát và viêm amidan mãn tính xe tơ. Tình trạng viêm amidan diễn ra trong thời gian dài và lặp đi lặp lại nhiều lần, từ đó hình thành nên các túi nhỏ chứa đầy vi khuẩn trong amidan.
Viêm amidan hốc mủ là một dạng của viêm amidan mãn tính
Viêm amidan hốc mủ là một dạng của viêm amidan mãn tính

Nguyên nhân gây bệnh

Vì cổ họng là sự giao thoa giữa đường thở và đường ăn uống nên amidan và họng là hai bộ phận rất dễ bị tổn thương bởi các yếu tố nội, ngoại sinh. Theo đó, nguyên nhân viêm họng và viêm amidan có sự khác biệt:

Viêm họng

Ngoài các nguyên nhân chung thì người bệnh còn bị viêm họng từ những yếu tố như:

  • Do chịu sự kích thích: Các yếu tố như bụi bẩn, hóa chất, rượu bia, khói thuốc lá… đều có thể làm tổn thương niêm mạc họng.
  • Mắc bệnh đường hô hấp: Viêm họng có thể là hệ quả của tình trạng trào ngược dạ dày thực quản, polyp mũi, dị hình vách ngăn, viêm xoang sau,…
  • Cơ địa dị ứng: Khi bị dị ứng với phấn hoa, thời tiết, bệnh viêm họng có thể khởi phát cùng lúc với các bệnh viêm mũi dị ứng, viêm xoang dị ứng,…

Viêm amidan

Khác với viêm họng, viêm amidan hình thành bởi những nguyên nhân sau:

  • Cấu trúc amidan bất thường: Amidan có cấu tạo là các cấu trúc hốc, khe nên khi hệ thống bạch huyết phát triển bất thường, vi khuẩn rất dễ tích tụ và sinh viêm nhiễm.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ: Ít vệ sinh hoặc vệ sinh khoang miệng không sạch sẽ đã tạo điều kiện để vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công amidan.
  • Tạng bạch huyết: Đây là một hệ thống phức tạp có tác dụng bảo vệ cơ thể khỏi mầm bệnh. Tuy nhiên sự phát triển bất thường của cơ quan này có thể khiến cổ họng gặp phải tình trạng tăng bạch huyết và gây sưng tấy.
Hai căn bệnh này đều do nguyên nhân chính là vi khuẩn và virus gây ra tuy nhiên mức độ lây lan của từng bệnh lại có sự khác biệt
Hai căn bệnh này đều do nguyên nhân chính là vi khuẩn và virus gây ra tuy nhiên mức độ lây lan của từng bệnh lại có sự khác biệt

Ngoài ra virus, vi khuẩn sẽ tân công amidan theo đường thở và đường ăn uống. Nhưng với viêm họng, virus lây lan và phát triển không cần dựa trên điều kiện thích hợp nào. Vì vậy bệnh viêm họng có mức độ xuất hiện và tốc độ lây lan virus nhanh hơn so với viêm amidan.

Triệu chứng từng bệnh

Viêm họng và viêm amidan có sự tác động, ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhau nhưng xét lại, chúng vẫn tồn tại sự khác biệt về một số triệu chứng:

Viêm họng

Người bệnh có thể nhận biết viêm họng thông qua các dấu hiệu sau:

  • Xuất hiện đờm: Đờm có màu xanh, siêu virus làm đờm chuyển sang trắng.
  • Ngứa họng: Cảm giác nóng rát, ngứa ngáy, vướng víu, khô cuống họng.
  • Đau và sưng tấy vùng họng: Hạch vùng cổ dưới hàm bị sưng viêm, tấy đỏ gây đau âm ỉ, khó chịu.
  • Các triệu chứng khác: Hắt xì, mất tiếng, chán ăn.

Viêm amidan

Triệu chứng của bệnh viêm amidan bao gồm:

  • Quan sát thực thể: Há to miệng và quan sát biểu hiện thực thể người bệnh sẽ thấy amidan bị sưng đỏ và có kích thước to hơn bình thường.
  • Họng khô, hơi thở có mùi: Sau quá trình tiêu diệt vi khuẩn, xác vi khuẩn, bạch cầu và các mô hoại tử tích tụ sẽ tạo ra dịch mủ làm tắc nghẽn vùng họng.
  • Thay đổi giọng nói: Amidan phì đại sẽ gây cản trở hoặc chèn ép tại vùng cuống họng, từ đó dẫn đến tình trạng đau họng, khàn tiếng, thay đổi giọng nói.
  • Rối loạn hơi thở, ngủ ngáy: Amidan sưng to khiến hệ hô hấp không được thông thoáng, gây rối loạn nhịp thở, gây ngủ ngáy, ngưng thở khi ngủ.
  • Biểu hiện toàn thân: Xuất hiện hạch bạch huyết ở cổ, thành sau màng dưới đỏ, sưng và đau. Bệnh nhân cảm thấy khó tiêu, chán ăn, sụt cân, cơ thể mệt.
Nếu người bệnh há to miệng sẽ có thể nhìn thấy khu vực amidan bị sưng, viêm
Nếu người bệnh há to miệng sẽ có thể nhìn thấy khu vực amidan bị sưng, viêm

Viêm họng và viêm amidan có nguy hiểm không?

Nếu người bệnh bị viêm họng hoặc viêm amidan nhưng không ý thức được mức độ nguy hiểm và thờ ơ trong quá trình điều trị thì rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Tuy nhiên, lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Nam Đỗ Minh Đường khẳng định: “Viêm họng và viêm amidan là căn bệnh nguy hiểm. Sự chủ quan của bệnh nhân có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác nhau.”

Biến chứng của bệnh viêm họng

Bệnh viêm họng có xuất phát điểm và mức độ tiến triển biến chứng chậm hơn nhiều so với viêm amidan. Tuy nhiên khi người bệnh không điều trị đúng cách, cơ thể sẽ gặp phải các vấn đề như: phát ban, áp xe cổ tinh hoàn, hội chứng sốc độc tố tụ cầu, viêm niệu đạo hoại tử,…

Đặc biệt là những biến chứng sau:

  • Viêm phổi: Viêm họng dẫn đến nhiễm lạnh làm các vi trùng từ đường hô hấp xâm nhập vào phế quản và phổi gây khó thở, mệt mỏi, nghẹt thở, thiếu oxy.
  • Viêm tai giữa: Vi khuẩn lây từ vùng họng sang lỗ vòi nhĩ và tai, dẫn đến viêm tai giữa. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm dễ đe dọa tới tính mạng.
  • Bệnh tim: Viêm cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A không chỉ gây viêm họng mà còn có thể dẫn đến viêm cầu thận, thấp khớp, thấp tim,…
Nếu người bệnh không trị dứt điểm viêm họng có thể sẽ phải gặp các biến chứng nguy hiểm
Nếu người bệnh không trị dứt điểm viêm họng có thể sẽ phải gặp các biến chứng nguy hiểm

Biến chứng của bệnh viêm amidan

Thông thường amidan cấp tính có thể trị khỏi trong vòng 2 tuần. Tuy nhiên những bệnh nhân bị viêm mãn tính lâu năm có thể sẽ gặp phải các biến chứng như:

  • Biến chứng tại chỗ: amidan viêm nhiễm nhiều lần sẽ hình thành các ổ áp xe. Khi đó áp xe quanh amidan có thể gây sưng họng, nói không ra tiếng, sốt cao, chảy nước dãi, thậm chí cơn đau còn lan lên tai,…
  • Biến chứng kế cận: viêm amidan làm khả năng miễn dịch suy giảm, vi khuẩn tồn tại lâu trong ổ viêm có thể gây ra các bệnh viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm xoang.
  • Biến chứng toàn thân: là biến chứng nguy hiểm nhất vì virus, vi khuẩn có thể gây viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, viêm nội tâm mạc, nhiễm khuẩn huyết, thấp khớp cấp,… có thể đe dọa tính mạng.
Căn bệnh này gây biến chứng xa, kế cận và toàn thân
Căn bệnh này gây biến chứng xa, kế cận và toàn thân

Có thể thấy, viêm họng và viêm amidan đều đi kèm những biến chứng nguy hiểm chỉ vì người bệnh thờ ơ trong quá trình điều trị. Do đó, bạn nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe và đi thăm khám kịp thời khi cơ thể xuất hiện dấu hiệu lạ.

Các cách điều trị viêm họng và viêm amidan?

Các phương pháp điều trị viêm họng và viêm amidan đều phụ thuộc vào từng mức độ bệnh lý. Ở giai đoạn cấp tính, bác sĩ có thể chỉ định kháng sinh, nhóm thuốc đẩy lùi triệu chứng hoặc một số mẹo dân gian tại nhà.

Tuy nhiên trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải tiến hành biện pháp ngoại khoa.

Điều trị bằng phương pháp Tây y

Điều trị nội khoa là phương pháp phổ biến phù hợp với nhiều loại bệnh, bao gồm cả viêm họng và viêm amidan. Tuy nhiên tân dược có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe nên người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình điều trị, không tùy tiện thay đổi liều lượng hoặc lạm dụng thuốc quá đà để bảo vệ sức khỏe.

Viêm họng

Một số loại thuốc có tác dụng kiểm soát tốt triệu chứng trong thời gian ngắn và thường được chỉ định chữa bệnh viêm họng gồm:

  • Thuốc kháng viêm: Nếu muốn ngăn chặn tình trạng bội nhiễm, người bệnh có thể sử dụng Prednisolon, Betamethason, Dexamethason,…
  • Thuốc giảm đau: Aspirin, Paracetamol,… là nhóm thuốc được chỉ định nhằm đẩy lùi cảm giác đau đớn và cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Thuốc kháng sinh: Các loại như Augmentin, Rovamycin,… giúp tiêu diệt vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A.

Khi bị viêm họng người bệnh có thể sử dụng kháng sinh

Viêm amidan

Để tìm đúng loại thuốc chữa viêm amidan bạn nên dựa vào từng nguyên nhân gây bệnh, cụ thể như:

  • Nguyên nhân do virus: thay vì sử dụng kháng sinh khiến tình trạng trở nên xấu hơn, bệnh nhân có thể tìm đến các loại thuốc kê đơn hoặc không kê đơn như Tylenol, Advil,… để tiêu sưng, giảm đau, hạ sốt
  • Nguyên nhân do vi khuẩn: Các loại thuốc được chỉ định là amoxicillin, penicillin, azithromycin, fluoroquinolones (nếu bị dị ứng với penicillin),… nhằm làm giảm nhanh triệu chứng.
Đây là loại thuốc dùng để điều trị viêm họng khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công
Đây là loại thuốc dùng để điều trị viêm họng khi cơ thể bị vi khuẩn tấn công

Một số trường hợp mắc viêm amidan lâu năm kèm theo các biến chứng nguy hiểm, người bệnh có thể được chỉ định cắt amidan.

Tuy nhiên phương pháp này tồn tại nhiều rủi ro cả trong và sau phẫu thuật như làm mất đi hệ thống miễn dịch, gây suy giảm sức đề kháng và có thể ảnh hưởng đến đường hô hấp. Do đó, bệnh nhân cần cân nhắc thật kỹ trước khi tiến hành điều trị.

Chữa viêm họng và viêm amidan tại nhà

Nghiên cứu cho thấy các nguyên liệu gần gũi với đời sống như mật ong, tỏi, lá trầu không,… có đặc tính kháng khuẩn mạnh và chứa nhiều vitamin cùng các kháng chất tốt cho cơ thể.

Vì vậy, chúng sẽ hỗ trợ cơ thể tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, làm giảm sự nhiễm trùng đồng thời xoa dịu cổ họng và gia tăng sức đề kháng của cơ thể.

Viêm họng

Để chữa viêm họng bằng mẹo dân gian, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Mật ong: Rửa sạch một củ gừng tươi và ép lấy nước. Tiếp đến lấy nước cốt gừng trộn chung với mật ong nguyên chất và ngậm mỗi ngày.
  • Tỏi: Bóc vỏ và đập dập tỏi, cho vào chén, thêm 1 thìa mật ong sao cho ngập tỏi. Hấp cách thủy trong 20 phút, đợi đến khi nguội thì có thể sử dụng.
  • Lá tía tô: Thái nhỏ tía tô, băm dập 3 của hành đỏ. Nấu đến khi nhừ thì hạ nhỏ lửa, thêm gia vị và các nguyên liệu. Đợi khoảng vài phút rồi tắt bếp.
Cả viêm họng và viêm amidan đều có thể sử dụng mẹo dân gian như mật ong, nghệ, tỏi để chữa bệnh
Cả viêm họng và viêm amidan đều có thể sử dụng mẹo dân gian như mật ong, nghệ, tỏi để chữa bệnh

Viêm amidan

Một số mẹo chữa viêm amidan tại nhà được đông đảo bệnh nhân tin tưởng thực hiện là:

  • Rau diếp cá: Xay thật nhuyễn diếp cá và lọc bỏ bã rau, sau đó lấy phần nước cốt pha chung với mật ong.
  • Mật ong: Chuẩn bị 4 – 5 quả chanh và chắt lấy nước cốt. Pha chung với 15ml mật ong, đem chưng cách thủy.
  • Nghệ vàng: Rửa sạch và cạo vỏ 1 củ nghệ tươi, cho thêm 1 thìa mật ong rồi hấp cách thủy trong 20 phút.

Lưu ý: Mẹo dân gian chỉ là phương pháp hỗ trợ điều trị và không có tác dụng chữa bệnh lâu dài. Do đó nếu áp dụng một thời gian dài nhưng không hiệu quả, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các y, bác sĩ.

Cách chữa bệnh theo hướng Đông y

Các bài thuốc Đông y có thành phần thảo dược, không trộn lẫn tân dược và an toàn với sức khỏe. Vì vậy, đây là phương pháp phù hợp với trẻ nhỏ, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú và không gây tác dụng phụ.

Ngoài ra đông y còn đi sâu điều trị từng thể bệnh theo nguyên tắc sau:

  • Viêm họng:

Khác với y học hiện đại, y học cổ truyền quan niệm nguyên nhân gây viêm họng bao gồm cả yếu tố nội nhân và ngoại nhân. Nghĩa là bệnh do phong hàn, ngoại tà, khí độc ở bên ngoài xâm nhập cộng thêm cơ thể suy giảm, tỳ vị suy yếu, phế thận âm hư, đờm nhiệt kéo dài.

Vì vậy, muốn chữa khỏi viêm họng, người bệnh cần bài trừ được phong – hàn – tà ra khỏi cơ thể đồng thời ích khí, bổ phế, tăng cường chức năng của tạng phụ để đẩy lùi bệnh toàn diện.

  • Viêm amidan

Đông y quan niệm, nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính là do phong nhiệt, hỏa độc. Khi độc tố tích tụ trong cơ thể quá lâu và không bị loại bỏ, chúng sẽ gia tăng các tổn thương, từ đó dẫn đến viêm amidan mãn tính.

Dựa trên cơ sở này, Đông y sẽ sơ phong, hóa đờm, thanh nhiệt để loại bỏ tận gốc căn nguyên gây bệnh.

Thuốc đông y có nguồn gốc từ lâu đời với thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn khi chữa bệnh
Thuốc đông y có nguồn gốc từ lâu đời với thành phần là thảo dược tự nhiên nên an toàn khi chữa bệnh

Phương pháp đông y có thể tác động sâu vào trong cơ thể để nhanh chóng phục hồi các bộ phận bị tổn thương và loại bỏ triệu chứng. Tuy nhiên muốn chọn được bài thuốc an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tìm đến những địa chỉ khám chữa bệnh bằng Đông y an toàn, uy tín và được đánh giá cao.

Mặc dù viêm họng và viêm amidan có mức độ phát triển, thể hiện và phát tán bệnh khác nhau tuy nhiên nhiều bệnh nhân vẫn có sự nhầm lẫn giữa hai thể bệnh. Điều này vô tình gây ra sự khó khăn trong quá trình điều trị, bệnh không thuyên giảm và có thể dẫn tới biến chứng.

Vì vậy, việc biết cách phân biệt viêm họng và viêm amidan sẽ giúp người bệnh tìm đúng phương pháp điều trị và không gặp phải những vấn đề đáng tiếc.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *