Viêm Họng Mãn Tính Có Chữa Được Không? Bác Sĩ Nói Gì?
Nội dung bài viết
Viêm họng mãn tính có chữa được không? là câu hỏi được đa số người bệnh đang quan tâm và đi tìm câu trả lời chính xác. Các chuyên gia hô hấp chỉ rõ các triệu chứng viêm họng mãn tính thường kéo dài dai dẳng và dễ tái phát. Để chữa khỏi người bệnh cần tuân thủ theo liệu trình trị liệu kết hợp với việc giữ gìn, tăng cường thể chất. Bài viết sau sẽ giúp bạn trả lời được thắc trên thông qua ý kiến bác sĩ chuyên khoa.
Viêm họng mãn tính có chữa được không?
Theo tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Vân Anh, Nguyên Trưởng khoa nội bệnh viện YHCT Trung ương, viêm họng mãn là tình trạng viêm nhiễm kéo dài, tái đi tái lại nhiều lần. Các triệu chứng đau rát họng, ho, khản tiếng dai dẳng, chữa mãi không khỏi. Viêm họng giai đoạn mãn tính có các thể viêm họng xuất tiết, xơ teo, quá phát.
So với thể cấp tính thì viêm họng mãn tính có tính dai dẳng, dễ tái lại và khó chữa hơn rất nhiều. Thậm chí, nếu người bệnh không tìm được phương pháp điều trị đúng có thể phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm tai giữa hay nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận…
Đặc biệt lưu ý với trường hợp người bệnh là trẻ nhỏ. Các bé vốn có hệ miễn dịch kém, dễ nhạy cảm nên khi viêm họng chuyển sang thể mãn tính sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm hơn người lớn. Vậy “viêm họng mãn tính có chữa được không”?
Viêm họng mãn tính hoàn toàn có thể điều trị được. Nếu người bệnh kiên trì tuân thủ theo phương pháp chuẩn của bác sĩ chuyên môn thì bệnh có thể chữa khỏi. Tuy nhiên, điều trị viêm họng mãn tính không thể ngày một ngày hai là khỏi được mà cần có thời gian.
Đồng thời, thời gian và hiệu quả điều trị còn phụ thuộc vào mức độ viêm nhiễm gặp phải, thể trạng và phương pháp điều trị phù hợp. Tại cơ sở y tế, các bác sĩ sẽ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị cụ thể.
Phương pháp chữa viêm họng mãn tính
Điều trị viêm họng mãn tính cần tuân theo nguyên tắc loại bỏ các triệu chứng kết hợp thanh lọc cơ thể từ bên trong. Tùy theo thể bệnh của mỗi người khi tới thăm khám mà bác sĩ sẽ quyết định phác đồ điều trị phù hợp.
Sử dụng thuốc Tây điều trị viêm họng mãn tính
Khi tới thăm khám trực tiếp, bác sĩ sẽ dựa theo triệu chứng người bệnh gặp phải để đưa ra loại thuốc tương ứng như:
- Thuốc kháng sinh: Trường hợp phát hiện bệnh nhân viêm họng mãn tính do sự xâm nhập của vi khuẩn bác sĩ sẽ tiến hành kê toa đơn với một số loại thuốc như: amoxicillin, penicillin, roxithromycin… dạng uống hoặc dạng tiêm.
- Thuốc kháng viêm: Một số loại thuốc Tây kháng viêm như aspirin, naproxen, diclofenac, ibuprofen… có thể đẩy lùi tình trạng viêm họng, tăng sức đề kháng cho người bệnh.
- Thuốc giảm triệu chứng: Thuốc giảm ho, giảm đau rát cổ họng, chống phù nề, thuốc long đờm…
- Thuốc chống dị ứng: Trường hợp bệnh nhân bị dị ứng với lông thú, nhụy hoa,… khiến ho kéo dài, có thể sử dụng histamin H1 để thuyên giảm các triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, rát họng…
- Một số loại thuốc khác: Tùy theo thể bệnh cụ thể, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc bổ trợ sát khuẩn họng tại chỗ như: siro, thuốc nhỏ mũi, nước sát khuẩn miệng…
Khi chuyển sang thể mãn cơ thể bệnh nhân đã bị nhờn thuốc. Do vậy viêm họng mãn tính có chữa khỏi hay không phụ thuộc người bệnh cần sử dụng thuốc liên tục theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
Cách điều trị viêm họng hạt mãn tính tại nhà
Áp dụng cách chữa viêm họng mãn tính dân gian có thể giúp người bệnh thuyên giảm được một vài triệu chứng. Gợi ý một số bài thuốc bạn có thể tham khảo:
- Sử dụng mật ong: Mật ong có tính bình, vị thanh ngọt có tác dụng bổ phế, kháng viêm, giảm đau rát hiệu quả. Người bệnh có thể pha nước cốt chanh cùng mật ong trong nước ấm, sau đó uống từ từ giúp giảm sưng viêm cổ họng. Hoặc ép gừng lấy nước cốt trộn cùng mật ong nguyên chất rồi cho hỗn hợp vào miệng từ từ nuốt.
- Sử dụng gừng: Người bệnh có thể dễ dàng thực hiện bài thuốc bằng cách thái gừng thành từng lát mỏng sau đó hòa cùng nước ấm dùng như trà. Có thể thêm một chút mật ong hoặc đường phèn, chanh tươi để phát huy tối đa công dụng.
- Sử dụng tỏi: Bài thuốc chữa viêm họng mãn từ tỏi có thể áp dụng cho mọi đối tượng: trẻ nhỏ, người lớn hay phụ nữ có thai. Tỏi bóc sạch vỏ, rửa sạch sau đó đập dập rồi cho vào chén nhỏ. Cho thêm mật ong ngập bề mặt tỏi. Đem hỗn hợp vừa trộn hấp cách thủy, có thể nhai ngậm từ từ giúp giảm đau họng hiệu quả.
- Sử dụng quả kha tử: Đập đôi trái kha tử sau đó bỏ hộp. Thực hiện nhai trong 2 ngày liên tiếp, mỗi ngày 3 – 4 lần, mỗi lần 1 quả, bạn sẽ thấy được hiệu quả.
Có thể thấy các bài thuốc chữa viêm họng từ dân gian đều sử dụng nguyên liệu sẵn có, gần gũi, dễ tìm. Tuy nhiên hiệu quả không có hoặc ít có tác dụng trị bệnh đối với bệnh nhân viêm họng đã chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Điều trị viêm họng mãn tính bằng Đông y
Theo quan điểm trong Y học cổ truyền, viêm họng thanh quản cấp là do yếu tố ngoại cảm phong hàn gặp nhiệt hàn bên trong cơ thể mà gây bệnh. Vì thế Đông y sẽ tập trung giải độc, tiêu viêm, thanh nhiệt cơ thể để tác động vào gốc rễ tiêu diệt chứng phong hàn, đồng thời tăng cường bồi bổ cho cơ thể. Một số bài thuốc Đông y gồm:
- Bài thuốc Kinh phong bài độc tán: Dùng Kinh giới, độc hoạt, phòng phong, sài hồ, xuyên khung, khương hoạt, cát cánh, tiền hồ, phục linh, cam thảo mỗi thứ 12 gam.
- Bài thuốc Lương cách tán: Chi tử, hoàng cầm, bạc hà diệp, liên kiền mỗi thứ 10g; đại hoàng, mang tiêu, cam thảo mỗi thứ 20g. Hoặc tùy theo thể bệnh mỗi người mà thầy lang sẽ chỉ định khối lượng vị thuốc cho phù hợp.
- Bài thuốc Bổ trung ích khí thang gia giảm: Nhân sâm, trần bì, thăng ma, sài hồ, bạch truật, thiên hoa phấn, đương quy mỗi thứ một lượng; cam thảm 10 gam, hoàng kỳ 24 gam.
Việc điều trị bằng Đông y thường có thời gian dài hơn so với Tây y. Tuy nhiên, các thảo dược Đông y thường lành tính và hiệu quả lâu dài. Người bệnh cần kiên trì tuân thủ điều trị để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Một số vấn đề cần lưu ý khi chữa viêm họng mãn tính
Kết hợp sử dụng những bài thuốc được kê đơn cùng với chế độ hoạt động lành mạnh cho bản thân cũng là cách giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm các triệu chứng khó chịu.
- Bệnh nhân cần tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng thuốc hay kết hợp Đông – Tây để điều trị bệnh.
- Thiết lập chế độ dinh dưỡng hợp lý: tăng cường ăn rau của quả để bổ sung vitamin A, E, C. Ăn đồ xay nhuyễn, mềm như súp, cháo,…
- Trong và sau quá trình điều trị bệnh cần hạn chế ăn đồ khô cay, nóng bởi dễ làm họng tổn thương, sưng tấy.
- Uống đủ 2,5 lít nước trong ngày để họng không bị khô.
- Không uống rượu, bia, đồ uống có cồn.
- Nói không với thuốc lá, ma túy và khói thuốc.
- Không cố gắng khạc nhổ đờm ra khỏi cổ họng quá nhiều lần trong ngày. Việc làm này sẽ càng khiến cho họng bị tổn thương.
- Luôn giữ cổ họng sạch sẽ bằng cách súc miệng bằng nước muối ấm hoặc nước sát khuẩn đều đặn sáng tối.
- Làm việc trong môi trường trong sạch, ít khói bụi, hóa chất độc hại.
- Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, thường xuyên vệ sinh khẩu trang để sạch khuẩn.
- Luôn giữ cơ thể thoải mái, tránh stress
- Tăng cường sức khỏe bằng các bài tập thể thao.
Tóm lại, viêm họng mãn tính có chữa được không hoàn toàn vào sự chủ động của người bị bệnh. Tuân thủ quy tắc điều trị kết hợp giữ gìn tăng sức đề kháng cho cơ thể giúp đào thải độc tố từ bên trong, tăng sức đề kháng bên ngoài. Để biết chắc chắn quá trình điều trị có thực sự diễn ra tích cực hay không, bệnh nhân có thể tìm tới bác sĩ để được tư vấn.
Tin bài liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!