Nguyên Nhân Gây Viêm Họng Kéo Dài Và Cách Điều Trị

Viêm họng kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, người bệnh cần chủ động khám và điều trị dứt điểm bệnh ngay từ giai đoạn đầu để ngăn ngừa bệnh diễn tiến nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và cách điều trị dứt điểm viêm họng kéo dài trong bài viết sau đây.

1. Nguyên nhân viêm họng kéo dài là do đâu?

Viêm họng có thể được điều trị dứt điểm và khỏi hoàn toàn sau 7 ngày nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nhiều người bệnh bị viêm họng kéo dài 1 – 2 tháng không khỏi dù đã dùng một số biện pháp điều trị khác nhau. Tình trạng này diễn ra có thể do một số nguyên nhân sau đây:

Nguyên nhân khách quan

Có một số yếu tố khách quan mà bản thân người bệnh không thể phòng tránh như:

  • Thay đổi thời tiết: Đặc biệt là vào các thời điểm giao mùa, nhiệt độ thay đổi khiến cơ thể những người có hệ miễn dịch yếu không kịp thích ứng. Khi đó tạo cơ hội cho tác nhân gây bệnh tấn công gây viêm họng
  • Ảnh hưởng của môi trường sống: Tình trạng ô nhiễm, khói bụi, chất thải, hóa chất độc hại cũng là yếu tố thúc đẩy tác nhân gây bệnh. Một số loại tác nhân gây viêm họng kéo dài trong cơ thể ví dụ như các liên cầu khuẩn, xâm nhập vào cơ thể của những người có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, chúng còn có thể lây lan theo đường hô hấp từ người này sang người khác
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây viêm họng kéo dài
Ô nhiễm không khí là nguyên nhân gây viêm họng kéo dài

Nguyên nhân chủ quan

Tình trạng viêm họng kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt, học tập hàng ngày. Viêm họng dai dẳng lâu ngày cũng do yếu tố chủ quan từ chính người bệnh trong cách điều trị và phòng tránh. Cụ thể là:

  • Người bệnh không tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, tự ý bỏ thuốc, ngừng thuốc khi chưa đủ ngày dùng. Không giữ ấm và bảo vệ cơ thể khi bị bệnh, tạo điều kiện cho tác nhân tiếp tục xâm nhập gây bệnh
  • Sức đề kháng suy giảm sau thời gian bị bệnh, không được chăm sóc phục hồi
  • Có tiền sử viêm xoang
  • Loại kháng sinh sử dụng không phù hợp, chỉ tiêu diệt được một số vi khuẩn thông thường, không trị được nấm và liên cầu khuẩn khác
  • Lạm dụng kháng sinh dẫn đến kháng thuốc, việc điều trị không còn hiệu quả, cơ thể lúc nào cũng mệt mỏi, hệ miễn dịch suy giảm
  • Ho mạnh, khạc nhổ nhiều gây tổn thương niêm mạc họng, dẫn đến tình trạng viêm loét ngày càng nặng, không thể hết ho 
  • Thường xuyên ăn đồ cay nóng, uống ít nước hoặc uống nhiều nước đá lạnh trong thời gian dài 

Các bệnh lý liên quan đến viêm họng kéo dài

Ngoài các nguyên nhân khách quan và chủ quan trên, viêm họng kéo dài còn là tình trạng liên quan đến một số bệnh lý như sau:

Sau nhiều lần đốt hạt nhưng không thành, cô giáo Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã tìm đến bài thảo dược quý bí truyền từ Ngự Y triều Nguyễn và chữa khỏi bệnh hoàn toàn. TÌM HIỂU NGAY!
  • Dị ứng: Các chất gây dị ứng như phấn hoa, lông chó mèo, bụi bẩn,…xuất hiện trong không khí. Khi cơ thể gặp chất dị ứng sẽ sinh ra các phản ứng để chống lại chất dị ứng đó như ho, hắt hơi,…
Viêm họng kéo dài có thể do dị ứng phấn hoa
Viêm họng kéo dài có thể do dị ứng phấn hoa
  • Trào ngược dạ dày: Tình trạng này do dư thừa acid và đẩy ngược lên vùng thực quản khiến cho vùng họng bị viêm loét không thể khỏi, thậm chí loét nặng hơn
  • Hội chứng chảy dịch mũi sau: Hội chứng này xảy ra do thay đổi thời tiết, thức ăn cay,…khiến cho một lượng lớn chất nhầy dư thừa chảy ngược từ xoang xuống vùng cổ họng gây ho.
  • Áp xe quanh amidan: Viêm amidan lâu ngày không trị dứt điểm sẽ dẫn đến áp xe, gây đau họng kéo dài. Bệnh nhân nếu không được điều trị dứt điểm sẽ hình thành ổ dịch mủ tại amidan và lây lan ra xung quanh
  • Bệnh bạch cầu đơn nhân: Bệnh này gây ra triệu chứng viêm họng kéo dài tuy nhiên không nguy hiểm và có thể điều trị dứt điểm
  • Bệnh lậu: Đây là căn bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm, có thể gây tổn thương bộ phận sinh dục, cổ họng và miệng (nếu quan hệ tình dục bằng miệng và không có biện pháp bảo vệ). Bệnh này sẽ bị tái phát nhiều lần nếu không được điều trị dứt điểm.

2. Triệu chứng viêm họng kéo dài lâu ngày

Triệu chứng viêm họng kéo dài ở mỗi người đều có sự khác biệt nhất định tùy tình trạng và mức độ bệnh. Một vài triệu chứng điển hình và đặc trưng nhất của bệnh như sau:

  • Sờ nắn thấy các tuyến cổ sưng to rõ ràng, cảm giác đau ngày một tăng
  • Cảm giác nghẹn cổ họng, khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Khàn giọng thậm chí biến đổi giọng nói 
  • Sốt nhẹ hoặc sốt cao tùy từng bệnh nhân, cơ thể ớn lạnh
  • Luôn nhức mỏi, đau đầu, đau xương khớp, đau bụng, đau tai
Người bị viêm họng kéo dài luôn cảm thấy nhức mỏi tay chân
Người bị viêm họng kéo dài luôn cảm thấy nhức mỏi tay chân
  • Khi soi thấy cổ họng sưng, tấy đỏ. Trường hợp nặng có thể thấy dịch màu trắng trong cổ họng

Tùy từng bệnh nhân mà có những triệu chứng rõ rệt hoặc không. Bệnh nhân cần chú ý nếu tình trạng viêm họng kéo dài không khỏi dù đã có phương pháp điều trị trước đó cần đến ngay cơ sở y tế để được thay đổi phương pháp khác phù hợp hơn. 

3. Viêm họng kéo dài có nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng kéo dài nếu không được điều trị khỏi hoàn toàn sẽ gây ra các biến chứng nặng nề, ảnh hưởng đến cuộc sống của người bệnh. Một số tình trạng nguy hiểm người bệnh có thể gặp phải như:

  • Viêm thanh quản: Đau họng kéo dài khiến dây thanh quản bị tổn thương ảnh hưởng đến việc phát âm, không thể nói chuyện như bình thường. Nếu tình trạng này không được điều trị ngay, bệnh nhân có thể bị khó thở, khó nuốt thậm chí mất hẳn giọng nói
  • Viêm tai giữa, viêm xoang cấp: Tai, mũi, họng là các cơ quan có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Vì vậy, tình trạng họng bị tổn thương lâu ngày chắc chắn sẽ dẫn đến tổn thương cả tai và mũi
  • Nhiễm khuẩn huyết: Gây thấp khớp, ảnh hưởng van tim, viêm cầu thận,…
  • Ung thư vòm họng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất có thể xảy ra nếu viêm họng kéo dài không được điều trị kịp thời

4. Cách chữa viêm đau họng kéo dài lâu ngày

Viêm họng kéo dài có thể khỏi hoàn toàn nếu người bệnh đi khám và điều trị theo phác đồ thích hợp. Người bệnh có thể điều trị bệnh này bằng một số phương pháp sau để nhanh khỏi bệnh:

Chữa viêm họng tại nhà

Nhiều bệnh nhân sẽ lựa chọn phương pháp điều trị tại nhà bằng các bài thuốc mẹo lưu truyền trong dân gian. Ưu điểm của những bài thuốc này là đơn giản, có thể tự thực hiện, không tốn kém chi phí. Tuy nhiên, cơ địa mỗi người là khác nhau vì thế không phải ai cũng phù hợp với phương pháp chữa bệnh này. Hơn nữa, điều trị theo mẹo dân gian chỉ phù hợp với những bệnh nhân bị viêm họng chưa nghiêm trọng.

Một số bài thuốc lưu truyền trong dân gian để điều trị viêm họng kéo dài như sau:

  • Mật ong: Đây là vị thuốc quen thuộc trong các bài thuốc giảm đau họng kéo dài. Bệnh nhân có thể sử dụng mật ong bằng cách pha với nước ấm và ngậm trực tiếp; sử dụng liên tục từ 3 -5 ngày
  • Gừng: Gừng có vị cay, tính ấm nên rất phù hợp để điều trị ho tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng dưới dạng trà gừng: thái lát mỏng gừng, ngâm vào nước nóng từ 5 – 10 phút rồi dùng khi còn nóng
Bài thuốc dân gian trị viêm họng kéo dài với gừng
Bài thuốc dân gian trị viêm họng kéo dài với gừng
  • Tía tô: Tía tô có vị cay, tính ấm, có khả năng kháng khuẩn, chống viêm tốt nên thường sử dụng trong các bài thuốc trị viêm họng kéo dài. Bệnh nhân có thể ăn cháo tía tô hoặc sử dụng dưới dạng hấp cách thủy lá tía tô băm nhỏ với đường phèn.
  • Tỏi: Tỏi có vị ấm, tính hăng, được sử dụng nhiều trong các bài thuốc trị đau họng kéo dài. Để dễ sử dụng, bệnh nhân có thể ngâm tỏi trong mật ong tối thiểu 3 ngày, lấy nước cốt pha với nước ấm và uống hàng ngày

Chữa theo phương pháp Tây Y

Phương pháp này được đa số người bệnh tin tưởng lựa chọn do sự hiệu quả và tác dụng nhanh chóng mà nó mang lại. Sau khi thăm khám và kê đơn thuốc, người bệnh chỉ cần uống theo đúng chỉ định của bác sĩ là có thể thuyên giảm mọi triệu chứng, không bị tái phát.

Đến thăm khám để được bác sĩ điều trị dứt điểm viêm họng kéo dài
Đến thăm khám để được bác sĩ điều trị dứt điểm viêm họng kéo dài

Một số nhóm thuốc thường được chỉ định cho tình trạng viêm họng kéo dài như sau:

  • Thuốc kháng sinh: Nếu tình trạng viêm họng gây ra do vi khuẩn, virus, bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng kháng sinh phù hợp để điều trị. Một số kháng sinh được chỉ định như: Penicillin; Amoxicillin; Clindamycin; Erythromycin;…
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Giúp giảm triệu chứng đau họng, đau nhức mình mẩy, đau đầu, sốt,…của bệnh nhân
  • Thuốc chống viêm corticoid: Bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc chống viêm để làm lành các ổ viêm, ổ loét. Đồng thời, giảm tình trạng sưng tấy vùng hầu họng để điều trị dứt điểm bệnh viêm họng kéo dài

Các nhóm thuốc trên là những loại thuốc chính có thể được kê để điều trị bệnh. Tùy từng thể trạng bệnh nhân, bác sĩ có thể bổ sung vào đơn thuốc vitamin, thuốc bổ,…nhằm tăng cường sức đề kháng, cung cấp dinh dưỡng giúp hệ miễn dịch được cải thiện. Để khỏi bệnh, người bệnh cần chú ý uống thuốc đủ liều theo phác đồ của bác sĩ để tránh hiện tượng nhờn thuốc, kháng thuốc, gây khó khăn cho việc điều trị sau này

Chữa viêm họng kéo dài bằng Đông y

Trong đông y, người ta xếp viêm họng vào trường hợp của chứng bệnh hầu tý. Chứng bệnh này là do cơ thể mất cân bằng âm dương dẫn đến tỳ vị suy nhược, cơ thể mất sức, sức đề kháng suy giảm. Khi hệ miễn dịch suy giảm, cơ thể dễ dàng bị tác nhân gây bệnh tấn công dẫn đến tình trạng viêm họng kéo dài. Theo căn nguyên trên, muốn trị được viêm họng thì đông y chủ yếu sử dụng các bài thuốc cân bằng âm dương, hồi phục cơ thể. Khi cơ thể khỏe mạnh thì bệnh tự khắc lui, viêm họng sẽ khỏi.

Một số bài thuốc đông y rất hiệu quả trong điều trị viêm họng kéo dài
Một số bài thuốc đông y rất hiệu quả trong điều trị viêm họng kéo dài

 Một số bài thuốc đông y hiệu quả cho bệnh viêm họng như sau:

  • Bài thuốc 1: Kinh giới, liên kiều, bàng tử, sinh địa, cương tàm, huyền sâm mỗi loại 12g; bạc hà 6g; cát cánh 4g; kim ngân 20g. Các vị thuốc được đun chắt lấy nước uống ngày 2 lần sáng – tối liên tục một thời gian.
  • Bài thuốc 2: Kinh giới 16g; bạc hà, cỏ nhọ nồi, tang bạch bì mỗi loại 8g; kim ngân, huyền sâm, sinh địa mỗi loại 12g. Các vị thuốc đun lấy nước, uống sáng – tối ngày 2 lần
  • Bài thuốc 3: Sa sâm 16g; hoàng cầm, tang bạch bì 12g; thiên hoa phấn 6g; cát cánh, cam thảo 4g. Các vị thuốc đun lấy nước uống, chia đều ngày 2 lần sáng – tối
  • Bài thuốc 4: Sinh địa, huyền sâm mỗi loại 16g; huyết đằng, mạch môn, thạch hộc, tang bạch bì mỗi loại 12g; bạch cương tàm 8g; xạ can 6g; cam thảo nam 2g. Các vị thuốc cũng được sắc lấy nước, uống đều đặn mỗi ngày 2 lần, chia sáng – tối.

Người bệnh điều trị bằng phương pháp đông y cần phải kiên trì sử dụng thuốc đúng liều lượng mỗi ngày trong một thời gian dài. Bên cạnh đó, hiệu quả đến đâu và rõ rệt ra sao còn tùy thuộc vào độ tương thích của thuốc với cơ địa từng bệnh nhân.

5. Người bị viêm họng kéo dài nên ăn gì? Kiêng gì?

Chế độ ăn cũng sẽ hỗ trợ việc điều trị viêm họng kéo dài nhanh chóng đạt hiệu quả. Trong bữa ăn hàng ngày, bệnh nhân nên bổ sung một số thực phẩm như:

  • Các thực phẩm chứa vitamin C: Người bệnh cần bổ sung thêm rau xanh, hoa quả giàu vitamin C vào bữa ăn để tăng cường sức đề kháng, làm mát cổ họng và giảm cảm giác ngứa rát
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Trong các thực phẩm thì loại giàu kẽm nhất là hải sản, củ cải trắng, đậu, nấm,…
  • Thực phẩm mềm: Viêm họng kéo dài dẫn đến tình trạng khó nuốt. Vì vậy, bệnh nhân nên sử dụng đồ ăn mềm để dễ tiêu hóa mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng như cháo, súp, canh,…
  • Trứng: thành phần của trứng giàu chất dinh dưỡng, giúp cơ thể tăng đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên sử dụng trứng luộc, không nên ăn đồ chiên nhiều dầu mỡ như trứng chiên, trứng xào
  • Uống nhiều nước: không được để cổ họng bị khô nhưng không uống nước lạnh, nước đá khi bị bệnh
Điều chỉnh chế độ ăn để chữa viêm họng kéo dài dứt điểm
Điều chỉnh chế độ ăn để chữa viêm họng kéo dài dứt điểm

Bên cạnh đó, một số thực phẩm cần được hạn chế trong bữa ăn hàng ngày như:

  • Thực phẩm khô cứng: đồ ăn khô, cứng, góc cạnh như các loại hạt, bánh quy,…vừa khiến bệnh nhân khó nhai nuốt vừa có thể gây tổn thương hầu họng nghiêm trọng hơn
  • Thực phẩm cay nóng: các món ăn cay nóng khiến vết viêm loét ở hầu họng càng sưng đỏ, tấy đau
  • Hoa quả chứa hàm lượng acid cao: khi acid gặp vết loét có thể khiến vết loét nặng hơn khiến tình trạng viêm họng kéo dài không thuyên giảm
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: như rượu bia, thuốc lá,…

6. Cách phòng ngừa bệnh viêm họng kéo dài

Viêm họng kéo dài có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm, vì thế các biện pháp phòng ngừa là rất cần thiết. Một số biện pháp có thể thực hiện như sau:

  • Thay đổi lối sống, chế độ ăn lành mạnh: Hạn chế đồ dầu mỡ, cay nóng, bổ sung thêm nhiều hoa quả, rau củ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Không uống rượu bia, hút thuốc lá,…
  • Vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách: Lựa chọn bàn chải phù hợp vệ sinh răng miệng trước và sau khi đi ngủ. Không chà xát mạnh tránh gây tổn thương vùng hầu họng
  • Nếu gặp các tình trạng viêm họng, tuân thủ đúng phác đồ điều trị của bác sĩ để điều trị dứt điểm, tránh tái phát nhiều lần 
  • Thường xuyên súc miệng với nước muối ấm
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ trước khi đi ngủ. Nó có thể giúp điều hòa độ ẩm và nhiệt độ trong không khí, dịu cảm giác nóng rát ở cổ họng, giúp bệnh nhân dễ ngủ hơn. Tuy nhiên, đừng để nhiệt độ quá thấp sẽ gây phản tác dụng, khiến bệnh viêm họng kéo dài càng nặng hơn.
  • Uống đủ nước mỗi ngày, không uống nước lạnh một thời gian dài
  • Nếu bản thân có bệnh viêm họng, đeo khẩu trang khi ra ngoài, không khạc nhổ bừa bãi giảm nguy cơ lây nhiễm cho mọi người

Viêm họng kéo dài là bệnh lý có thể xảy ra ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch suy giảm như người già, trẻ nhỏ. Khi có biểu hiện bệnh, bệnh nhân cần đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, sớm ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Có thể bạn chưa biết:

5/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *