Chữa Viêm Họng Bằng Tần Dày Lá Hiệu Quả Cực Nhanh

Chữa viêm họng bằng tần dày lá vừa an toàn, lành tính lại hiệu quả nên được nhiều người rỉ tai nhau. Tuy nhiên, liều lượng sử dụng tần dày lá chữa viêm họng thế nào cho đúng cách. Bài viết dưới đây, Vhea sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết về vấn đề này.

Chữa viêm họng bằng tần dày lá có tốt không?

Rau tần dày lá (tên gọi khác là rau thơm lông, húng chanh) là loại cây mọc đứng, nhiều lông, mọng nước. Lá tần dày lá nổi rõ gân, mép lá khía răng cưa. Hoa mọc thành cụm mài tím đỏ, mùi đơm như vị chanh.

Loại cây này mọc ở nhiều nơi trên thế giới như Đông Phi, Nam Phi, Việt Nam… Không chỉ dùng làm rau ăn phục vụ sinh hoạt, tần dày lá còn được sử dụng như một vị thuốc.

Theo quan niệm của y học cổ truyền (YHCT), tần dày lá có mùi thơm, tính ấm, vị cay có tác dụng sát khuẩn, phong hàn, tiêu đờm, giải độc tiết mồ hôi hiệu quả. Dân gian xưa thường dùng tần dày lá để trị ho, bệnh viêm họng, giải cảm bằng cách sắc lá cây để uống.

Thành phần tần dày lá có tính sát khuẩn, chữa bệnh hiệu quả
Thành phần tần dày lá có tính sát khuẩn, chữa bệnh hiệu quả

Y học hiện đại cũng chỉ ra rằng, thành phần của tần dày lá chứa nhiều vitamin A, B, C, Omega 6, acid ascorbic và 65.2% hợp chất Phenolic, codeine. Các hoạt chất này có tác dụng kháng khuẩn tốt, hỗ trợ tăng cường khả năng kháng sinh tự nhiên trên đường hô hấp.

Với những đặc tính này, tần dày lá rất được ưa chuộng để chữa các bệnh về đường hô hấp, trong đó có viêm họng.

Hướng dẫn 5 cách dùng tần dày lá trị viêm họng

Dưới đây là 5 cách sử dụng tần dày lá chữa viêm họng bạn có thể tham khảo và thực hiện ngay tại nhà:

Ngậm tần dày lá chữa viêm họng

Chuẩn bị: 2 – 3 lá tần dày lá, muối hạt.

Thực hiện:

  • Lấy tần dày lá rửa sạch, đẻ ráo nước.
  • Nhai nhuyễn tần dày lá, kèm vài hạt muối.
  • Ngậm hỗn hợp trong miệng, nuốt từ từ.

Chữa viêm họng gây ho có đờm

Chuẩn bị: 15 tần dày lá, đường phèn, 4 quả quất.

Thực hiện:

  • Rửa sạch tần dày lá, quất cắt làm đôi.
  • Trộn 2 nguyên liệu vào chén, thêm đường phèn.
  • Hấp cách thủy hỗn hợp khoảng 20 phút với lửa nhỏ.
  • Tắt bếp, để nguội, chắt lấy nước uống 3 lần/ngày.
  • Phần bã ngậm rồi nuốt từ từ.
Chữa viêm họng gây sốt, đau đầu bằng tần dày lá
Chữa viêm họng gây sốt, đau đầu bằng tần dày lá

Chữa viêm họng gây sốt, đau đầu

Chuẩn bị: 15g tần dày lá, 8g tía tô, 5g bạc hà, gừng tươi.

Thực hiện:

  • Rửa sạch nguyên liệu, cho vào ấm sắc với 2 bát nước
  • Sắc cạn với ngọn lửa nhỏ còn 1 bát nước thì bắc xuống
  • Chia uống 2 lần/ngày khi còn ấm. Thực hiện từ 7 – 10 ngày.

Chữa viêm họng gây khàn tiếng

Chuẩn bị: 3 – 5 tần dày lá, 15g đường phèn

Thực hiện:

  • Tần dày lá rửa sạch, giã nát
  • Trộn chung với đường phèn
  • Thêm 10ml nước sôi, khuấy tan đều
  • Chắt lấy phần nước uống 3 lần/ngày

Chữa viêm họng gây miệng đắng

Chuẩn bị: 30g tần dày lá, rượu trắng

Thực hiện:

  • Tần dày lá rửa sạch, băm nhỏ bỏ vào bát
  • Trộn chung với rượu trắng, đổ xấp mặt
  • Đậy kín khoảng 1 tiếng rồi lấy ra chia uống 3 lần/ngày.

Lưu ý: Bài thuốc chữa viêm họng bằng tần dày lá kết hợp rượu chỉ nên áp dụng cho người lớn. Trẻ em sử dụng có thể bị say, the rát cổ họng gây phản tác dụng.

Lưu ý khi chữa viêm họng bằng tần dày lá

Tần dày lá có nhiều tác dụng chữa bệnh, đặc biệt là viêm họng. Tuy nhiên, bệnh nhân không thể sử dụng bừa bãi. Khi dùng tần dày lá chữa viêm họng, người bệnh nên lưu ý:

  • Lá và thân của tần dày lá nhiều lông, dễ gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.
  • Không nên áp dụng cách làm này với phụ nữ đang mang thai, sau sinh hoặc trẻ nhỏ dưới 5 tuổi.
  • Chỉ nên sử dụng tần dày lá với liều lượng vừa phải, không lạm dụng trong thời gian dài.
  • Tần dày lá phải rửa sạch trước khi sử dụng tránh vi khuẩn xâm nhập gây kích ứng vòm họng.
  • Bài thuốc chữa viêm họng từ tần dày lá chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa, không thể chữa bệnh tận gốc.
  • Để đảm bảo an toàn, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng tần dày lá.
Lá và thân của tần dày lá nhiều lông, dễ gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.
Lá và thân của tần dày lá nhiều lông, dễ gây kích ứng đối với những người có làn da nhạy cảm.

Bên cạnh việc sử dụng tần dày lá chữa bệnh, để nâng cao hiệu quả chữa trong quá trình ăn uống, sinh hoạt, bệnh nhân cũng cần:

  • Không sử dụng đồ ăn lạnh, cứng, khô để tránh kích ứng vòm họng.
  • Hạn chế ăn đồ hải sản, đồ chiên xào, đồ nướng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm ngọt.
  • Tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích, hút thuốc lá
  • Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, hoa quả và sử dụng đồ ăn mềm…
  • Tập thể dục thường xuyên và đều đặn để nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

Thông tin về chữa viêm họng bằng tần dày lá đã được chúng tôi cung cấp đầy đủ ở bài viết trên. Trường hợp, bạn có biểu hiện viêm họng dai dẳng dù đã áp dụng cách trị này, hãy chủ động đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, từ đó cung cấp phác đồ điều trị phù hợp nhất.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (3 bình chọn)

“Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *