Viêm đường tiết niệu sau sinh: Cách chăm sóc, chữa trị
Nội dung bài viết
Sau sinh là thời gian vô cùng nhạy cảm khiến chị em phụ nữ có thể dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh. Vì vậy, bạn cần trang bị kiến thức về dấu hiệu cũng như cách chữa trị bệnh lý này phù hợp. Bài viết sau đây sẽ giải đáp các thông tin về dấu hiệu, nguyên nhân và phương pháp điều trị để chị em có thể tham khảo.
Viêm đường tiết niệu sau sinh là gì? Có nguy hiểm không?
Viêm đường tiết niệu sau sinh là bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu âm đạo do các vi khuẩn Ecoli, Klebsiella, Proteus… gây nên. Các vi khuẩn này xâm nhập trực tiếp vào đường tiết niệu hoặc qua đường tình dục, phẫu thuật nội soi, dụng cụ đặt xông dẫn lưu.
Nữ giới thường dễ mắc bệnh viêm đường tiết niệu hơn là nam giới, đặc biệt là phụ nữ sau sinh (kể cả sinh thường và sinh mổ).
Vậy viêm đường tiết niệu sau sinh có nguy hiểm không? – Viêm đường tiết niệu không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của các chị em mà còn gây xáo trộn các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nghiêm trọng hơn, vi khuẩn gây ra bệnh có thể lây lan sang một số bộ phận khác gần kề như cơ quan sinh dục hoặc thận.
Điều này dẫn đến một số bệnh nguy hiểm khác như viêm thận, suy thận hoặc ảnh hưởng đến quá trình mang thai tiếp theo của bệnh nhân. Vì vậy, khi phát hiện các triệu chứng của viêm đường tiết niệu, bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và được chữa trị sớm nhất.
Nguyên nhân, dấu hiệu viêm đường tiết niệu sau sinh là gì?
Nguyên nhân gây ra bệnh lý này là do niệu đạo của phụ nữ rất ngắn và gần với hậu môn nên vi khuẩn dễ xâm nhập. Thêm vào đó, sức đề kháng của phụ nữ sau sinh thường giảm, cùng với hiện tượng ra sản dịch dài ngày lại càng tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo và gây bệnh.
Vậy làm thế nào để biết bệnh nhân mắc bệnh viêm đường tiết niệu? Các dấu hiệu của bệnh viêm đường tiết niệu thường là:
- Tiểu nhiều lần nhưng lượng nước tiểu rất ít
- Nước tiểu đục, mùi hôi và có thể lẫn máu
- Đau buốt và ngứa rát khi đi tiểu
- Đau âm ỉ ở lưng, bụng dưới và vùng chậu
- Cơ thể mệt mỏi, buồn nôn, ớn lạnh và sốt
Cách chữa viêm đường tiết niệu cho phụ nữ sau sinh
Để tránh các biến chứng nguy hiểm gây ra, người bệnh cần điều trị viêm đường tiết niệu càng sớm càng tốt. Có nhiều cách chữa viêm đường tiết niệu như điều trị tại nhà, sử dụng thuốc Tây, hoặc Đông Y.
Biện pháp điều trị tại nhà
Với trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ, người bệnh chưa cần đến sự can thiệp của thuốc Tây hoặc Đông Y. Bạn chỉ cần điều trị tại nhà theo hướng dẫn sau đây:
- Uống nhiều nước, tối thiểu là 2,5 lít nước/ngày để đào thải chất cặn bã và vi khuẩn ra ngoài khi đi tiểu.
- Sử dụng các thực phẩm chứa nhiều Vitamin C để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.
- Không nhịn đi tiểu lâu khi có nhu cầu để trục xuất vi khuẩn ra ngoài cơ thể.
Sử dụng thuốc Tây
Khi tình trạng bệnh nặng hơn hoặc không thấy hiệu quả khi điều trị tại nhà, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc phù hợp. Các loại thuốc Tây được chỉ định để chữa viêm đường tiết niệu là:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Loại thuốc này sẽ giúp giảm các triệu chứng sốt và đau rát. Các loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường như Ibuprofen, Paracetamol
- Thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh này có thể kể đến là Trimethoprim, Mictasol Bleu, Cephalexin, Doxycycline…
- Sản phẩm thảo dược: Các sản phẩm thảo dược này thường được dùng kết hợp để điều trị viêm đường tiết niệu. Các sản phẩm này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm giúp hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
Chữa viêm đường tiết niệu sau sinh bằng Đông y
Phương pháp điều trị Đông y thường lành tính và an toàn với nhiều đối tượng bệnh nhân. Một số cách chữa viêm đường tiết niệu bằng phương pháp Đông y thường gặp là sự kết hợp giữa các thảo dược như hải kim sa, dây mướp đắng, gừng tươi, trà, cam thảo… Sau đây là một số bài thuốc chị em có thể tham khảo:
- Bài thuốc 1: Dùng 30g hải kim sa cùng với 2 nhánh gừng tươi và 5g cam thảo, tất cả đun thành nước uống, sử dụng ngày hai đến ba lần.
- Bài thuốc 2: Đun sôi các nguyên liệu (ngải cứu 45g, rễ cỏ tranh và cỏ seo gà mỗi thứ 15g) trong 15-20 phút, sau đó hòa với mật ong. Sử dụng khi còn nóng, chia thành hai lần trước bữa ăn.
- Bài thuốc 3: Cho 30-60g kim tiền thảo, 30 – 60g râu ngô cùng 5g chè vào nồi, đun sôi 10 -15 phút sau đó chắt lấy nước. Sử dụng tiếp các nguyên liệu này đun sôi tiếp trong cùng khoảng thời gian. Sau đó trộn lẫn lại vào chia uống trong ngày.
Phụ nữ sau sinh phòng tránh viêm đường tiết niệu như thế nào?
Để phòng bệnh viêm đường tiết niệu thì điều quan trọng là chị em cần giữ vệ sinh vùng kín và quan hệ tình dục an toàn. Tham khảo một số cách giúp ngăn ngừa bệnh tái phát sau đây:
- Uống từ 2-3 lít nước mỗi ngày, nếu được sử dụng các loại thuốc tốt cho đường tiết niệu như đã nêu ở trên.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ hằng ngày đặc biệt là khi sử dụng băng vệ sinh.
- Thay băng vệ sinh thường xuyên và lựa chọn loại băng chất lượng.
- Kiêng quan hệ tình dục trong một khoảng thời gian nhất định sau sinh.
Nếu phát hiện các triệu chứng gây bệnh viêm đường tiết niệu sau sinh, chị em không nên quá lo lắng hoặc không chữa trị vì sợ ảnh hưởng đến con. Chị em nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và an toàn cho mình.
Chị em cần biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!