Viêm đường tiết niệu ở trẻ em: Dấu hiệu, cách điều trị

Viêm đường tiết niệu không chỉ làm ảnh hưởng cuộc sống mà còn là nguyên nhân của nhiều biến chứng nguy hiểm đe dọa sức khỏe. Trong những năm gần đây, bệnh lý này có xu hướng tăng mạnh ở trẻ em khiến nhiều ba mẹ lo lắng. Vậy viêm đường tiết niệu ở trẻ em có dấu hiệu gì, chữa như thế nào hiệu quả?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em là gì? Có nguy hiểm không?

Viêm đường tiết niệu là thuật ngữ y học biểu thị tình trạng viêm nhiễm tại các cơ quan bài tiết như thận, bàng quang, niệu đạo… Bệnh lý này khiến người mắc cảm thấy đau rát, khó chịu nhất là khi đi tiểu tiện. Viêm đường tiết niệu có thể gặp ở mọi đối tượng, trong đó bao gồm cả trẻ em.

Tỉ lệ viêm đường tiết niệu ở trẻ em ngày càng tăng cao 
Tỉ lệ viêm đường tiết niệu ở trẻ em ngày càng tăng cao

Đối với trẻ em, tỷ lệ mắc viêm đường tiết niệu khá cao, chỉ xếp sau viêm hô hấp và viêm đường tiêu hóa. Do cấu trúc giải phẫu cơ quan sinh dục nên bé gái có xu hướng mắc bệnh nhiều hơn bé trai, tỷ lệ mắc thường gặp và 5 bé gái : 1 bé trai.

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ là bệnh phổ biến nhưng dễ điều trị. Mặc dù vậy, nếu để lâu bệnh có thể diễn biến nặng gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:

  • Áp xe thận
  • Suy giảm chức năng thận
  • Ứ nước khiến gây sưng thận
  • Nhiễm trùng máu – nguyên nhân gây tử vong cao

Nguyên nhân dẫn đến viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ

Viêm đường tiết niệu là nỗi ám ảnh của nhiều người và với trẻ nhỏ thì những ảnh hưởng mà bệnh lý này mang đến còn trầm trọng hơn nhất là khi không được phát hiện sớm. Dưới đây là các nguyên nhân viêm đường tiết niệu ở trẻ em.

Nguyên nhân cốt lõi

Tác nhân gây viêm đường tiết niệu đa phần là do vi khuẩn E.Coli, virus, vi nấm, ký sinh trùng… tồn tại trong môi trường sống. Bằng một cách nào đó chúng thông qua đường niệu đạo làm khiến trẻ nhỏ mắc bệnh.

Do đó, nguyên nhân gây bệnh chủ yếu nằm ở môi trường sống ô nhiễm kết hợp với công tác vệ sinh chăm sóc trẻ không đúng cách.

Vi khuẩn trong môi trường xâm nhập là nguyên nhân cốt lõi của bệnh
Vi khuẩn trong môi trường xâm nhập là nguyên nhân cốt lõi của bệnh

Yếu tố nguy cơ

Ngoài những tác nhân trực tiếp kể trên, các chuyên gia cho biết còn có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm đường tiết niệu ở trẻ em:

  • Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn có điều kiện gây viêm.
  • Do hẹp đường dẫn tiểu như: Chít hẹp bao quy đầu, khúc nối bể thận niệu quản hẹp gây ứ đọng nước tiểu.
  • Do dị dạng bẩm sinh đường tiết niệu.
  • Có vấn đề về giãn bàng quang, mất trương lực co bóp khiến nước tiểu không được đẩy hết ra ngoài.
  • Cơ quan sinh dục bé gái ngắn, lỗ tiểu gần hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào được.
  • Các vấn đề gây suy giảm sức đề kháng như: nhiễm virus cúm, nhiễm trùng da, viêm đường hô hấp….
  • Do trẻ mắc phải các bệnh về đường tiết niệu như sỏi, viêm bàng quang… khiến nước tiểu không được lưu thông tốt, ứ đọng gây nhiễm khuẩn.

Triệu chứng viêm đường tiết niệu ở trẻ em

Trẻ nhỏ khó diễn đạt các vấn đề liên quan đến sức khỏe nên cha mẹ, người lớn cần chú ý đến những thay đổi của trẻ. Tùy theo từng độ tuổi, trẻ có thể có những triệu chứng viêm đường tiết niệu cụ thể.

Phát hiện dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em sớm để ngăn ngừa biến chứng 
Phát hiện dấu hiệu viêm đường tiết niệu ở trẻ em sớm để ngăn ngừa biến chứng

Cụ thể với từng trường hợp như sau:

  • Viêm đường tiết niệu ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện biểu hiện như: sốt cao hoặc nhiệt độ bị hạ thấp, da mặt tái xanh, người mệt li bì, vàng da, rối loạn tiêu hóa gây buồn nôn hoặc ỉa chảy….
  • Dấu hiệu nhận biết ở trẻ đang bú mẹ là sốt cao, rét run, nôn, chướng bụng, tiêu chảy, nước tiểu đục, hay quấy khóc…
  • Biểu hiện mắc bệnh của trẻ lớn là sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn, đau vùng thắt lưng, nước tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt

Những biểu hiện viêm đường tiết niệu ở trẻ em thường bị nhầm lẫn với một số bệnh thường gặp khác về hô hấp, tiêu hóa. Do vậy, các mẹ cần đặc biệt chú ý và đưa con đến cơ sở y tế để có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh các biến chứng nghiêm trọng.

Điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em như thế nào?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ không phải bệnh nan y nhưng có thể khiến bé đối mặt với nhiều nguy hiểm nghiêm trọng. Với điều kiện thời tiết biến đổi thất thường, vi khuẩn gây bệnh phát triển nhanh chóng khiến số trẻ mắc bệnh hiện nay có xu hướng tăng mạnh.

Vậy có phương pháp gì giúp điều trị bệnh an toàn và hiệu quả?

Viêm đường tiết niệu ở trẻ em điều trị sớm sẽ rất đơn giản, an toàn
Viêm đường tiết niệu ở trẻ em điều trị sớm sẽ rất đơn giản, an toàn

Chữa bằng thuốc Tây Y

Thuốc Tây có tác dụng giảm nhanh các triệu chứng và tiêu diệt hoàn toàn các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, việc cho trẻ uống thuốc cũng đơn giản hơn nhiều so với những phương pháp chữa trị khác vì vậy đây là cách điều trị được nhiều người tin dùng.

Thuốc điều trị nhiễm khuẩn tiết niệu ở trẻ em được dựa vào tình trạng bệnh. Ở giai đoạn nhẹ, trẻ thường sử dụng các loại kháng sinh thông thường như amoxicillin, trimethoprim hay bactrim.

Với trường hợp nhiễm khuẩn nặng cần sử dụng đến kháng sinh tiêm như cephalosporin hoặc amoxicillin tiêm phối hợp aminoside hoặc cephalosporin thế hệ 3.

Tuy nhiên, bố mẹ lưu ý không được tự ý cho trẻ dùng thuốc bởi điều này có thể dẫn đến tình trạng kháng thuốc, bệnh diễn biến phức tạp và gây nhiều biến chứng hơn. Cách tốt nhất, bố mẹ nên đưa bé đến cơ sở ý tế để được thăm khám và có cách điều trị chính xác.

Điều trị viêm đường tiết niệu ở trẻ em bằng Đông Y

Thuốc Đông Y có ưu điểm lành tính, điều trị tận gốc mà không gây tác dụng phụ với trẻ. Một số vị thuốc Đông Y trị viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ thường được sử dụng như: Bồ công anh, Ké đầu ngựa, Lục nhất tán, Kim ngân hoa, Hồng hoa, Hoàng bá, Tỳ giải, Cẩu tích, Hạnh phúc, Xích đồng, Liên kiều, Xa tiền tử…

Thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ
Thuốc Đông Y trị bệnh hiệu quả và an toàn với trẻ nhỏ

Khi những vị thuốc này đi vào cơ thể sẽ giúp tạo ra nội lực, giúp cơ thể trẻ có khả năng kháng sinh tự nhiên giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, điều trị bệnh tận gốc.

Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc nhờ vậy không chỉ giúp đem lại hiệu quả chữa trị lâu dài mà còn giúp trẻ nâng cao sức khỏe.

Việc sử dụng thuốc cần dựa vào dấu hiệu, tình trạng bệnh cùng chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, thuốc Đông Y phát huy tác dụng từ từ đòi hỏi thời gian chữa trị lâu, thuốc cần thời gian sắc và khá khó uống với trẻ nhỏ.

Các biện pháp điều trị tại nhà

Ưu điểm của phương pháp điều trị tại nhà là đơn giản, an toàn, tiết kiệm mà hiệu quả đem lại lâu dài. Một số cách trị bệnh tại nhà đem đến tác động tích cực thường được áp dụng nhất hiện nay như:

  • Sử dụng râu ngô: Râu ngô có tác dụng thanh lọc cơ thể, đánh tan sỏi thận, lợi tiểu và cải thiện tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Cách thức thực hiện: Đun sôi 100g râu ngô cùng 200ml nước nóng khoảng 15 – 20 phút, sử dụng nước thuốc đều đặn ngày 2 lần vào buổi sáng và buổi tối.
  • Sử dụng cây mã đề: Mã đề có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm vì vậy thường được sử dụng trong điều trị viêm đường tiết niệu. Cách thực hiện: Đun sôi 10g mã đề, 2g cam thảo với 600ml nước đến khi còn ⅓ thì dừng lại, nước thuốc  3 phần uống trong ngày.
  • Sử dụng rau diếp cá: Rau diếp cá có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm hỗ trợ điều trị bệnh đường tiết niệu tốt. Thuốc với rau diếp cá có thể xay nhuyễn uống trực hoặc uống nước lá phơi khô. Với trẻ nhỏ chỉ cần 1 chén nước lá, sử dụng hằng ngày để đạt được hiệu quả điều trị cao.
Trị bệnh tại nhà đơn giản, tiết kiệm, lành tính và hiệu quả lâu dài
Trị bệnh tại nhà đơn giản, tiết kiệm, lành tính và hiệu quả lâu dài

Chữa trị tại nhà chỉ nên áp dụng với trường hợp bệnh nhẹ hoặc sử dụng kết hợp với phương pháp chữa trị khác để tăng hiệu quả. Tuy nhiên, trước khi kết hợp cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc. Ngoài ra, muốn điều trị bằng phương pháp này cần có tính kiên trì vì thời gian điều trị bệnh kéo dài.

Hiện tại có khá nhiều phương pháp chữa viêm đường tiết niệu ở trẻ nhỏ hiệu quả, dứt điểm tuy nhiên cần lựa chọn biện pháp phù hợp với tình trạng bệnh lý và thể trạng của trẻ. Để biết chính xác cách điều trị bệnh phù hợp nhất, ba mẹ nên đưa con đi khám để nhận được hỗ trợ từ phía bác sĩ và chuyên gia.

Cách phòng tránh hiệu quả

Việc mắc bệnh có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe trẻ, khiến trẻ khó chịu quấy khóc. Do đó, thay vì việc chú trọng vào chữa trị thì ba mẹ nên thực hiện phòng ngừa bệnh cho trẻ ngay từ đầu.

Chú ý phòng ngừa bệnh giúp bé không khó chịu và đẩy lùi biến chứng nguy hiểm
Chú ý phòng ngừa bệnh giúp bé không khó chịu và đẩy lùi biến chứng nguy hiểm

Một số cách ngừa, giảm nguy cơ mắc bệnh hiệu quả được khuyên dùng như sau:

  • Cần lau khô, thay tã cho bé ngay sau khi bé đi vệ sinh và nên chú ý xem có cặn trắng ở bỉm hay không.
  • Với bé gái cần vệ sinh kỹ từ trước ra sau nhằm tránh vi khuẩn xâm nhập qua lỗ tiểu gây viêm nhiễm.
  • Với bé trai cần quan sát kỹ việc bé đi tiểu, nếu thấy hiện tượng tia tiểu nhỏ, bao quy đầu phồng cần cho bé đi khám vì đây là dấu hiệu của đường tiểu dài hoặc hẹp bao quy đầu.
  • Nên cho trẻ uống đủ nước giúp hệ bài tiết hoạt động tốt hơn.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thường xuyên cho trẻ tập thể dục nhằm nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch.
  • Cần hướng dẫn trẻ đi vệ sinh đúng cách đồng thời tập làm quen với việc tự vệ sinh cá nhân sạch sẽ.
  • Thường xuyên dọn dẹp, vệ sinh môi trường sống quanh trẻ tránh để vi khuẩn phát triển gây bệnh.
  • Nếu thấy có sự bất thường về giải phẫu hệ bài tiết cần cho trẻ đi khám để có biện pháp can thiệp để cải thiện chức năng sinh lý cho trẻ.

Trên đây là những thông tin chi tiết liên quan đến viêm đường tiết niệu ở trẻ em. Bệnh lý này rất thường gặp, khiến trẻ cảm thấy khó chịu và gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm.

Do đó, khi thấy xuất hiện những dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, ba mẹ cần có biện pháp can thiệp kịp thời giúp đẩy lùi triệu chứng và bảo vệ sức khỏe cho bé.

Có thể bạn cần biết:

3.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *