Thuốc Sát Khuẩn Đường Tiết Niệu Hiệu Quả Và Lưu Ý Sử Dụng

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là tình trạng viêm đường tiết niệu do một số loại vi khuẩn gây nên. Tùy vào tình trạng bệnh của mỗi người, khi chữa trị bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu phù hợp nhất. Bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn một số loại thuốc sát khuẩn tiết niệu và lưu ý khi sử dụng để đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

TOP 6 thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất

Có rất nhiều cách để điều trị bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu, một trong số đó là sử dụng các loại thuốc kháng sinh có công dụng ngăn cản sự phát triển và tiêu diệt vi khuẩn.

Một số thuốc sát khuẩn đường tiết niệu thường được sử dụng hiện nay là:

Doxycycline

Doxycycline là thuốc kháng sinh có được dùng để chữa viêm đường tiết niệu do virus chlamydia trachomatis và mycoplasma hominis gây ra. Thuốc có 2 dạng là thuốc uống và thuốc tiêm.

Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Doxycycline
Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Doxycycline

Thành phần: Sản phẩm được bào chế từ các thành phần chính là Doxycycline hyclate và các tá dược.

Cách dùng:

  • Đối với thuốc uống, người bệnh uống ngày 1-2 lần theo chỉ định của bác sĩ, uống trước khi ăn ít nhất 1h và sau bữa ăn 2 tiếng.
  • Đối với thuốc tiêm, bạn có thể sử dụng đường tiêm để truyền 200mg doxycycline (chia ra thành 2 lần) vào ngày đầu tiên. Những ngày tiếp theo bạn có thể điều chỉnh trong mức từ 100-200mg.
  • Sau khi uống thuốc cần nghỉ ngơi ít nhất 10 phút rồi mới nằm xuống. Không sử dụng cùng với các loại thức ăn có hàm lượng canxi cao và sữa.

Chống chỉ định: Trẻ em dưới 8 tuổi, bệnh nhân suy gan nặng hoặc người mẫn cảm với các thành phần của thuốc.

Tác dụng phụ: Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, ngứa toàn thân, mờ mắt, tiêu chảy…

Giá bán: Sản phẩm có giá 33.000 VNĐ/ 1 hộp 10 vỉ x 10 viên

Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Trimethoprim

Trimethoprim có công dụng sát khuẩn đường tiết niệu, thường được dùng kết hợp với sulfamethoxazole để tăng khả năng kháng khuẩn. Loại thuốc kháng sinh này cũng có 2 dạng là dạng uống và dạng nước.

Công dụng: Trimethoprim là thuốc kháng sinh đặc trị viêm nhiễm đường tiết niệu và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Cách dùng:

  • Đối với thuốc uống, bệnh nhân nên sử dụng thuốc ngày 2 lần, mỗi lần 100mg nếu chữa bệnh.
  • Đối với thuốc tiêm, người bệnh nên tiêm 2 lần/ngày (thời gian cách nhau ít nhất 12  tiếng), mỗi lần 150 – 250 mg.

Thuốc có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, mờ mắt, chóng mặt, ngứa toàn thân.

Chống chỉ định: Thuốc không được chỉ định cho những người bị thiếu máu, suy gan, suy thận hoặc mẫn cảm với thành phần của thuốc.

Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Mictasol Bleu

Mictasol Bleu là thuốc kháng sinh có tác dụng sát khuẩn nhẹ và tiêu diệt vi khuẩn gây nên bệnh viêm đường tiết niệu. Thuốc kháng sinh này thường được dùng kết hợp với Augmentin.

Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Mictasol Bleu
Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Mictasol Bleu

Thành phần: Mictasol bleu bao gồm các thành phần chính như Camphre monobrome, Methylthioninium, Malva purpurea.

Cách dùng:

  • Người bệnh có thể uống mỗi ngày từ 2-3 lần, mỗi lần 2 viên và nên uống sau bữa ăn.
  • Không tự ý sử dụng hoặc sử dụng ở liều lượng ít hoặc nhiều hơn chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Buồn nôn, tiêu chảy, tiểu khó hoặc nước tiểu có màu xanh

Chống chỉ định: Những đối tượng sau đây không nên sử dụng: bệnh nhân suy thận nặng, trẻ em dưới 15 tuổi hoặc người dị ứng với các thành phần của thuốc.

Giá bán: Sản phẩm có giá bán trên thị trường dao động từ 40.000 đến 50.000/hộp 5 vỉ x 10 viên.

Cephalexin

Cefalexin hay cephalexin là thuốc kháng sinh được dùng để điều trị một số bệnh nhiễm trùng, trong đó có viêm nhiễm đường tiết niệu.

Cơ chế diệt khuẩn của loại thuốc này là ức chế tổng hợp vỏ tế bào vi khuẩn gây ra bệnh viêm đường tiết niệu.

Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị tình trạng nhiễm trùng do các vi khuẩn gây ra
  • Đồng thời ngăn ngừa nhiễm trùng tim mạch nghiêm trọng

Cách dùng: Thông thường, bệnh nhân nên sử dụng 250-500 mg/lần, các lần uống cách nhau ít nhất 6 tiếng. Còn một số trường hợp cần tăng liều lượng thuốc thì nên tuân theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Khi sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như nôn mửa, tiêu chảy, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, mệt mỏi…

Chống chỉ định: Người mẫn cảm hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Giá bán: Cephalexin có giá bán 9.000đ/vỉ 10 viên

Thuốc sát trùng đường tiết niệu Nitrofurantoin

Nitrofurantoin là loại thuốc kháng sinh sát trùng đường tiết niệu dạng viên nhộng, có công dụng kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh viêm đường tiết niệu.

Công dụng: Kháng khuẩn, chống nhiều chủng vi khuẩn gây ra tình trạng viêm đường tiết niệu

Cách dùng:

  • Đối với người lớn: Sử dụng 4 lần/ngày, mỗi lần 50 – 100 mg, dùng ít nhất 3 ngày sau khi vô trùng nước tiểu hoặc tối đa 1 tuần hoặc sử dụng mỗi ngày hai lần, mỗi lần 100mg, sử dụng tối đa trong 7 ngày.
  • Đối với trẻ em: Trẻ dưới 1 tháng tuổi sử dụng 5 – 7 mg chia thành bốn lần mỗi ngày. Trẻ em trên 12 tuổi sử dụng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50mg.

Chống chỉ định: Những đối tượng sau đây không được sử dụng thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Nitrofurantoin: Người bị tiểu đường, bệnh gan, bệnh thận, thần kinh ngoại biên, suy nhược cơ thể, thiếu máu, phụ nữ mang thai ở 2 – 4 tuần cuối…

Domitazol

Viên nén Domitazol được xem là vị cứu tinh của những người bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

Thành phần: Domitazol bao gồm các thành phần chính như: Malva purpurea, Xanh methylen, Camphor monobromide kết hợp với các tá dược vừa đủ.

Công dụng: Đây là loại thuốc sát khuẩn, có tác dụng kháng khuẩn, kháng virus và kháng nấm và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường tiết niệu.

Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Domitazol
Thuốc sát khuẩn đường tiết niệu Domitazol

Cách dùng: Sử dụng sau giờ ăn và uống trực tiếp với nước lọc. Thông thường, người lớn sẽ được chỉ định dùng mỗi ngày 3 lần, mỗi lần từ 2-3 viên. Nếu sử dụng cho trẻ nhỏ, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tác dụng phụ: Tiêu chảy, buồn nôn, tiểu khó, nước tiểu có màu xanh.

Chống chỉ định với các đối tượng: phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú, mắc bệnh suy thận hoặc dị ứng với các thành phần của thuốc.

Giá bán: Sản phẩm được bán trên thị trường với mức giá từ 45.000 – 55.000 đồng/hộp

Lưu ý khi sử dụng thuốc sát khuẩn đường tiết niệu

Trước khi sử dụng các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chỉ định loại thuốc phù hợp.

Bên cạnh đó, để nhanh chóng đẩy lùi bệnh viêm nhiễm này, bạn nên lưu ý một số điều sau đây:

  • Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì trước khi sử dụng thuốc
  • Không nên sử dụng các loại nước ép hoa quả, nước ngọt hoặc sữa để uống thuốc, vì sẽ làm giảm tác dụng điều trị của thuốc
  • Không nên bẻ hoặc nghiền nát thuốc để tránh thay đổi cơ chế hoạt động của thuốc
  • Ăn nhiều trái cây giàu vitamin C, rau xanh và các loại hạt nguyên vỏ
  • Uống nhiều nước và hạn chế sử dụng các chất kích thích và đồ uống có ga
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hàng ngày, nếu có bất thường gì phải báo ngay với bác sĩ
  • Ngừng quan hệ tình dục cho đến khi chữa khỏi bệnh

Trên đây là các loại thuốc sát khuẩn đường tiết niệu tốt nhất bạn nên tham khảo. Tùy vào tình trạng bệnh và cơ địa mỗi người nên cách sử dụng cũng như liều dùng của mỗi loại thuốc sẽ khác nhau.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ thăm khám và kê đơn thuốc điều trị phù hợp nhất.

Thông tin cần biết:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *