Viêm Đường Tiết Niệu Có Lây Không? Cách Phòng Ngừa – VHEA

Viêm đường tiết niệu có lây không luôn là câu hỏi được người bệnh đặt ra mỗi khi bản thân bị mắc viêm nhiễm tại bộ phận sinh dục. Vậy thực hư bệnh lý này ra sao? Bệnh có lây không và cách phòng ngừa nào hiệu quả nhất.

Viêm đường tiết niệu có lây không?

Viêm đường tiết niệu là bệnh gây ra bởi vi khuẩn, nấm mốc hay virus và có khả năng tạo thành ổ viêm nhiễm lớn tại đường tiết niệu. Tuy nhiên, viêm đường tiết niệu có lây hay không?

Để trả lời được câu hỏi này phải phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây bệnh hay vị trí viêm nhiễm.

Viêm đường tiết niệu có lây không?
Viêm đường tiết niệu có lây không?

Bệnh viêm đường tiết niệu bị gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường nhất là do vi khuẩn E Coli gây nên. Vi khuẩn E Coli rất dễ dàng xuất hiện tại kết tràng của người, động vật hay trên bề mặt của rất nhiều vật liệu khác.

Bởi vậy, chúng rất dễ dàng xâm nhập vào đường tiết niệu và gây viêm nhiễm.

Mặc dù bệnh không được xếp vào nhóm bệnh lây nhiễm cao, tuy nhiên những hành động của người bệnh cũng có khả năng làm tăng nguy cơ phát tán của loại bệnh này.

Đặc biệt là trong quá trình sinh hoạt tình dục ở nữ giới, niệu đạo bị kích thích kéo dài do không được bôi trơn đủ có thể dẫn đến viêm đường tiết niệu.

Ngoài ra, việc quan hệ tình dục qua “cửa sau” nhưng không sử dụng biện pháp bảo vệ đều có khả năng lây nhiễm vi khuẩn E Coli vào đường tiết niệu. Bên cạnh đó, những vi khuẩn khác gây viêm đường tiết niệu như lậu, chlamydia, herpes,…

Những vi khuẩn này có thể gây ra bệnh và lây truyền cho bạn tình thông qua quan hệ.

Vậy viêm đường tiết niệu có lây không? Câu trả lời là có thể. Đặc biệt là khi người bệnh có quan hệ tình dục không an toàn.

Bởi vậy, khi nhận thấy những triệu chứng cơ bản của bệnh như tiểu buốt, tiểu rắt, bí tiểu, căng tức bụng dưới, nước tiểu có màu đục và hôi thi thoảng có lẫn máu, đau rát bộ phận sinh dục,… thì nên lập tức thăm khám và điều trị ngay.

Mối liên quan giữa viêm đường tiết niệu và quan hệ tình dục

Bệnh viêm đường tiết niệu có thể lây thông qua hoạt động quan hệ tình dục, đặc biệt là nữ lây cho nam nhưng còn phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Với viêm nhiễm tồn tại ở thận hay đường tiết niệu trên sẽ không có khả năng lây nhiễm.

Viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí viêm để xác định mức độ lây nhiễm
Viêm đường tiết niệu phụ thuộc vào vị trí viêm để xác định mức độ lây nhiễm

Tuy nhiên, quá trình quan hệ tình dục nhất là khi quan hệ không an toàn có thể làm tăng nguy cơ và tạo điều kiện cho vi khuẩn tăng sinh, phát triển và nhiễm vào đường tiết niệu.

Ngoài ra, sự liên quan giữa viêm đường tiết niệu với quan hệ tình dục còn bởi yếu tố sau:

  • Vi khuẩn tồn tại trên mặt ngoài của âm đạo, âm hộ hoặc bên trong âm đạo có khả năng xâm nhập ngược vào khu vực trong niệu đạo, gây viêm trong khi người bệnh quan hệ tình dục.
  • Quan hệ có thể đẩy vi khuẩn đang tồn tại sẵn ở trong niệu quản lên trên bàng quang. Khi đó, vi khuẩn gây tình trạng nhiễm trùng.
  • Trong quá trình quan hệ, nước tiểu có thể bị đọng lại trong bàng quang, trong ống dẫn tiểu, lâu dần ứ đọng và tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
  • Những biện pháp như đặt vòng tránh thai có thể tạo áp lực lên đường tiết niệu, khiến đường tiết niệu dễ bị tổn thương và gia tăng vi khuẩn trong bàng quang.

Nhiễm trùng ống dẫn tiểu có liên quan một phần đến hoạt động quan hệ tình dục. Tuy nhiên viêm đường tiết niệu có lây không thì phụ thuộc nhiều vào vấn đề này. Bởi vậy, người bệnh cần chú ý trong sinh hoạt tình dục của bản thân và thăm khám sớm ngay khi có dấu hiệu.

Cách phòng ngừa lây nhiễm viêm đường tiết niệu

Để hạn chế tối đa tình trạng viêm nhiễm đường tiết niệu, bạn cần đi tiểu ngay sau hoạt động quan hệ tình dục. Bởi trong quá trình đi tiểu, nước tiểu sẽ hỗ trợ tống tất cả những vi khuẩn có hại ra khỏi bàng quang, ống dẫn tiểu, từ đó hạn chế nguy cơ viêm nhiễm.

Ngoài ra, người bị nhiễm trùng đường tiết niệu thường được gợi ý rằng nên sử dụng nước ép cam và việt quất để uống giúp cải thiện tình trạng bệnh.

Những vitamin và khoáng chất trong nước ép có khả năng oxy hóa được lượng nước tiểu, giảm vi khuẩn đang trú ngụ. Bởi vậy, bạn có thể sử dụng nước ép cam việt quất để phòng ngừa và điều trị chứng viêm đường tiết niệu.

Sử dụng nước ép việt quất để cải thiện bệnh
Sử dụng nước ép việt quất để cải thiện bệnh

Khi nhận thấy bản thân có những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ bị mắc bệnh thì nên thăm khám tại bệnh viện. Không nên tự đoán biết bệnh và tự ý mua thuốc uống tại nhà bởi chúng có thể là tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn.

“Viêm đường tiết niệu có lây không” đã được giải đáp đầy đủ qua bài viết này. Hi vọng người bệnh sẽ có thêm kiến thức trong phòng và điều trị viêm đường tiết niệu một cách hiệu quả.

Đừng bỏ lỡ:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *