Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì? Cách điều trị

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp có thể xảy ra bất kỳ đối tượng nào. Các triệu chứng của bệnh khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, làm suy giảm khả năng vận động và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối và cách điều trị sao cho hiệu quả thì bạn hãy cùng chúng tôi theo dõi bài viết dưới đây.

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp, bệnh gây ảnh hưởng đến khả năng vận động
Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp thường gặp và làm giảm khả năng vận động

Viêm bao hoạt dịch khớp gối là gì?

Bao hoạt dịch khớp gối là túi chứa đầy dịch lỏng nằm gần khớp gối. Chúng nằm ở dưới gân và bám vào xương với chức năng chính là giảm ma sát giữa xương, cơ và gân khi vận động. Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý xương khớp xảy ra khá phổ biến, bệnh khởi phát khi bao hoạt dịch khớp gối bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Đầu gối là vị trí tồn tại rất nhiều bao hoạt dịch nên có nguy cơ bị viêm là rất cao. Các loại viêm bao hoạt dịch khớp gối thường gặp là:

  • Viêm phần trên xương bánh chè
  • Viêm mặt trước xương bánh chè
  • Viêm phần dưới xương bánh chè
  • Viêm bó cơ chạy dọc theo đầu gối

Trong các loại bệnh ở trên thì viêm mặt trước xương bánh chè là xảy ra phổ biến nhất. Khi mắc phải bệnh này người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức rất khó chịu, đồng thời bệnh còn là giảm khả năng chịu lực của khớp và ảnh hưởng đến khả năng vận động của người bệnh. Viêm bao hoạt dịch khớp gối là bệnh lý có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau nhưng thường gặp nhất là người cao tuổi, người vận động khớp gối thường xuyên, lao động nặng nhọc,… Nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như biến dạng khớp, teo cơ, bại liệt.

Dấu hiệu nhận biết viêm bao hoạt dịch khớp gối

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, các triệu chứng do bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối gây ra rất đa dạng. Dựa vào mức độ bệnh trạng và nguyên nhân gây ra bệnh mà triệu chứng của bệnh ở mỗi đối tượng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối thường gặp nhất bạn có thể tham khảo:

Bệnh gây ra triệu chứng viêm sưng và nóng đỏ tại khớp gối khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
Bệnh gây ra triệu chứng viêm sưng và nóng đỏ tại khớp gối khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu
  • Ngay tại vùng khớp gối bị tổn thương sẽ có triệu chứng sưng viêm và nóng đỏ, quan sát bạn sẽ thấy trên da xuất hiện các mẩn đỏ tương tự như phát ban.
  • Bệnh gây ra triệu chứng đau nhức rất khó chịu, nhiều trường hợp còn phải đối mặt với tình trạng cứng khớp gây khó khăn cho việc di chuyển.
  • Cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn mỗi khi người bệnh vận động nhiều, dùng tay nhấn vào vùng tổn thương hoặc leo cầu thang.
  • Thời điểm cơn đau xuất hiện ở mức nghiêm trọng nhất là sáng sớm sau khi ngủ dậy và chiều tối. Ngoài đau nhức người bệnh còn bị tê cứng khớp.
  • Khi bệnh tiến triển sang mức độ nặng người bệnh còn có thêm một số triệu chứng toàn thân đi kèm như sốt, cơ thể mệt mỏi, chán ăn,…

Các triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch khiến bạn cảm thấy rất khó chịu, gây ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe nếu bệnh tiếp tục diễn tiến kéo dài. Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, bạn nên nhanh chóng thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị kịp thời và đúng cách, tránh để lâu phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Nguyên nhân gây viêm bao hoạt dịch khớp gối

Nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối là do lão hóa. Khi tuổi tác càng cao thì quá trình lão hóa bên trong cơ thể diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều này đã khiến xương dần mất đi độ chắc khỏe và trở nên suy yếu. Vì thế, người già là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối rất cao. Thống kê y khoa cho thấy, có đến 70% trên tổng số ca bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối là xuất phát từ nguyên nhân lão hóa. Ngoài ra, bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối cũng có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác sau đây:

Chấn thương khớp gối khi chơi thể thao là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối
Chấn thương khớp gối khi chơi thể thao là nguyên nhân gây ra bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Hoạt động liên tục: Việc để khớp gối hoạt động liên tục trong thời gian dài sẽ gây kích thích đến lớp bao hoạt dịch và khởi phát phản ứng viêm. Tình trạng này thường gặp ở những người thường xuyên phải quỳ gối lên về mặt sàn cứng.
  • Chấn thương khớp gối: Màng bao hoạt dịch khớp gối tồn tại ngay bên dưới da. Nếu bạn bị chấn thương thì bao hoạt dịch sẽ là cơ quan bị tổn thương đầu tiên và kích thích phản ứng viêm xảy ra.
  • Do tính chất nghề nghiệp: Những người có tính chất công việc hoặc sở thích thường xuyên gây áp lực lên khớp gối sẽ có nguy cơ mắc bệnh là rất cao. Thường gặp là vận động viên, nhạc công, vũ công,…
  • Biến chứng của bệnh lý: Viêm bao hoạt dịch khớp gối cũng có thể là biến chứng của một số bệnh lý khác như viêm khớp dạng thấp, tiểu đường, gout,…

Nếu bạn rơi vào những trường hợp sau đây sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối cao hơn so với bình thường:

  • Quỳ gối kéo dài: Quỳ gối trong thời gian dài dễ kích thích phản ứng viêm và gây ra bệnh. Một số công việc yêu cầu phải quỳ gối kéo dài là người làm vườn, thợ sữa ống nước,…
  • Tham gia hoạt động thể thao: Chơi thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng nó cũng có nguy cơ gây ra một số chấn thương không đáng có. Một số môn thể thao dễ gây chấn thương đến khớp gối và hình thành bệnh là đấu vật, bóng chuyền, bóng đá, vận động viên chạy bộ,…
  • Béo phì và thoái hóa khớp gối: Khớp gối là cơ quan có vai trò nâng đỡ cơ thể, khi bạn bị béo phì sẽ làm gia tăng áp lực lên cơ quan này. Nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài sẽ gây thoái hóa khớp và gia tăng nguy cơ bị viêm bao hoạt dịch chân ngỗng ở khớp gối.

Cách chẩn đoán viêm bao hoạt dịch khớp gối

Thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh trạng đang gặp phải
Thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh trạng đang gặp phải

Khi thấy bản thân có các triệu chứng của bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối, bạn nên đến gặp bác sĩ tiến hành thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác mức độ bệnh trạng. Lúc này bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng và khai thác về bệnh sử để có cái nhìn tổng quan về triệu chứng bạn đang mắc phải. Nếu nghi ngờ bạn bị viêm bao hoạt dịch khớp gối, bác sĩ sẽ chỉ định làm một số xét nghiệm cận lâm sàng để chẩn đoán chính xác mức độ và nguyên nhân gây ra bệnh. Cụ thể là:

+ Chẩn đoán hình ảnh: Đây là phương pháp chẩn đoán được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Xét nghiệm hình ảnh giúp bác sĩ loại trừ tổn thương do một số bệnh lý khác gây ra. Thường được sử dụng là:

  • Chụp X-Quang: Giúp loại bỏ các vấn đề liên quan đến xương hoặc viêm khớp.
  • Chụp cộng hưở, thợ sửa ống nướng từ MRI: Giúp bác sĩ quan sát được các mô mềm trong khớp gối và bao hoạt dịch.
  • Siêu âm: Phương pháp này giúp bác sĩ quan sát rõ hơn tình trạng tổn thương đang diễn ra tại bao hoạt dịch.

+ Chọc hút dịch: Phương pháp chẩn đoán này được áp dụng nếu bác sĩ nghi ngờ bạn bị nhiễm trùng ở túi hoạt dịch. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng dụng cụ y tế chọc hút lấy phần dịch bên trong bao hoạt dịch để làm xét nghiệm.

Phương pháp điều trị viêm bao hoạt dịch khớp gối

Khi bị viêm bao hoạt dịch khớp gối, dựa vào mức độ bệnh trạng và tình trạng sức khỏe của mỗi người bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Các biện pháp điều trị bệnh được áp dụng hiện nay là dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, chọc hút dịch và phẫu thuật.

Dùng thuốc Tây y

Chữa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ
Chữa bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối bằng thuốc Tây y theo đơn kê của bác sĩ

Dùng thuốc Tây y trị viêm bao hoạt dịch khớp gối là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay. Thuốc Tây y được kê đơn điều trị cho những trường hợp bệnh nhẹ giúp đẩy lùi nhanh chóng triệu chứng của bệnh. Dựa vào kết quả thăm khám bác sĩ sẽ kê đơn một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc khác nhau. Các loại thuốc thường được sử dụng để trị bệnh là:

  • Thuốc giảm đau: Thuốc giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Thường được sử dụng là Paracetamol, Diclofenac, Ibuprofen,…
  • Thuốc kháng sinh: Được chỉ định điều trị cho những trường hợp viêm bao hoạt dịch khớp có dấu hiệu nhiễm khuẩn.
  • Corticosteroids: Đây là loại thuốc kháng viêm có tác dụng mạnh mẽ được sử dụng qua đường uống hoặc tiêm. Thuốc chỉ được chỉ định điều trị cho những trường hợp nặng không đáp ứng điều trị bằng thuốc giảm đau.

Trong suốt quá trình dùng thuốc Tây y trị bệnh viêm bao hoạt dịch khớp, người bệnh cần phải tuân thủ theo đúng phác đồ bác sĩ chuyên khoa đưa ra để tránh gặp phải tác dụng phụ. Tuyệt đối không được tự ý thay đổi liều lượng được thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Vật lý trị liệu

Bên cạnh việc sử dụng thuốc Tây y, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh áp dụng thêm phương pháp vật lý trị liệu giúp nâng cao hiệu quả mang lại. Vật lý trị liệu nhằm mục đích cải thiện độ linh hoạt của khớp, hỗ trợ phục hồi tổn thương do bệnh gây ra và ngừa tái phát. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng để trị bệnh là:

  • Điện trị liệu
  • Nhiệt trị liệu
  • Bài tập trị liệu
  • Nắn chỉnh
Giảm đau nhức và cải thiện chức năng khớp gối bằng phương pháp vật lý trị liệu
Giảm đau nhức và cải thiện chức năng khớp gối bằng phương pháp vật lý trị liệu

Chọc hút dịch

Chọc hút dịch được tiến hành bằng cách dùng dụng cụ chuyên khoa để chọc vào bao hoạt dịch khớp gối để hút bớt dịch ra ngoài. Cách này có tác dụng giảm tích tụ dịch quá mức, giảm viêm và giảm đau nhanh chóng. Tuy nhiên, cách này chỉ có công dụng giảm đau tạm thời, bạn tuyệt đối không được quá lạm dụng. Việc chọc hút dịch nhiều lần sẽ làm gia tăng nguy cơ nhiễm trùng và làm đứt gân.

Phẫu thuật

Ở những trường hợp viêm bao hoạt dịch nặng hoặc mãn tính tái phát nhiều lần sẽ được bác sĩ chuyên khoa xem xét và chỉ định làm phẫu thuật. Đây là phương pháp điều trị can thiệp ngoại khoa giúp loại bỏ bao hoạt dịch và mang lại hiệu quả chữa bệnh tận gốc. Tuy nhiên, phẫu thuật chữa bệnh tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn, vì thế bạn nên cân nhắc trước khi thực hiện. Thông thường, phẫu thuật chỉ được áp dụng khi tất cả các phương pháp điều trị khác đều không mang lại hiệu quả khả quan.

Biện pháp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh

Thói quen sinh hoạt hàng ngày cũng là một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến đến hiệu quả chữa bệnh. Để quá trình điều trị bệnh mang lại kết quả tốt nhất và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại thì bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

  • Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế cử động tại vùng bao hoạt dịch bị viêm để tránh gây tổn thương nghiêm trọng hơn. Bạn có thể áp dụng biện pháp chườm đá để đẩy lùi phản ứng viêm sưng và đau nhức tại vùng bao hoạt dịch bị thương tổn.
  • Tư thế nằm tốt nhất dành cho người bệnh là nằm nghiêng và kê một chiếc gối giữa hai chân, chiếc gối này có công dụng chính là giảm áp lực lên đầu gối và hỗ trợ hồi phục tổn thương.
Tư thế nằm đúng dành cho người bị viêm bao hoạt dịch khớp gối
Tư thế nằm đúng dành cho người bị viêm bao hoạt dịch khớp gối
  • Không nên lặp đi lặp lại một động tác nhiều lần tại khớp gối, hãy thường xuyên thay đổi tư thế vận động để tránh gây kích thích đến bao hoạt dịch.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện độ chắc khỏe của xương khớp và phòng ngừa nhiều bệnh lý khác nhau. Nên sử dụng đồ bảo hộ vùng khớp gối khi chơi thể thao hoặc tập luyện thể dục.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức độ hợp lý, tránh tình trạng tăng cân mất kiểm soát. Nếu đang bị thừa cân hoặc béo phì thì bạn nên lên kế hoạch giảm cân cho bản thân.
  • Bổ sung vào thực đơn ăn uống hàng ngày các loại thực phẩm có tác dụng giảm viêm như quả mọng, cá béo, súp lơ xanh, cà chua,…. Hạn chế sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, thực phẩm chua cay nhiều gia vị, thực phẩm ngọt nhiều đường,…
  • Tiến hành điều trị và kiểm soát tốt một số bệnh lý dễ gây biến chứng viêm bao hoạt dịch khớp gối như gout, tiểu đường, viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp gối,…

Trên đây là những thông tin cần biết về bệnh viêm bao hoạt dịch khớp gối mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn. Hy vọng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp ích cho bạn trong việc sớm phát hiện ra bệnh và có các biện pháp điều trị kịp thời đúng cách. Người bệnh tuyệt đối không được chủ quan trong việc thăm khám và điều trị bệnh để tránh phát sinh các biến chứng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *