Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng là tình trạng da phổ biến, thường phát triển trên má, cằm, mũi và trán. Nếu không có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến viêm da, hình thành mụn mủ hoặc gây tổn thương da bé.

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng
Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng là tình trạng da tương đối phổ biến

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có nguy hiểm không?

Mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh là một tình trạng da cực kỳ phổ biến, xuất hiện trong vài tháng đầu đời của bé. Một số nghiên cứu cho biết, tình trạng này có thể liên quan đến nồng độ hormone từ người mẹ truyền sang bé trong quá trình mang thai.

Trong hầu hết các trường hợp, trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng không nghiêm trọng và có thể tự cải thiện mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu không được điều trị và chăm sóc phù hợp, mụn đầu trắng ở trẻ có thể bị viêm, dẫn đến viêm da và một số điều kiện y tế khác. Do đó, nếu trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng, cha mẹ nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Ngoài ra, đôi khi tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có thể là dấu hiệu của các điều kiện da tương tự như:

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

1. Bệnh chàm

Bệnh chàm ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện dưới dạng những nốt sưng nhỏ trên mặt. Đôi khi bệnh cũng ảnh hưởng đến đầu gối và khuỷu tay của trẻ.

Be bị nổi mụn đầu trắng
Bé bị nổi mụn đầu trắng có thể là dấu hiệu liên quan đến bệnh chàm

Trong một số trường hợp bệnh chàm có thể bị nhiễm trùng, khiến da trở nên giòn, dễ nứt nẻ và chuyển sang màu vàng nâu. Các dấu hiệu bệnh có thể trở nên nghiêm trọng hơn khi trẻ bắt đầu biết bò, gây ma sát ở khuỷu tay và đầu gối.

Trong giai đoạn đầu, bệnh chàm và tình trạng mụn đầu trắng ở trẻ em có thể có dấu hiệu tương tự nhau. Do đó, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

Bệnh chàm bã nhờn là tình trạng thường được xác định nhầm với mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh. Đây là một tình trạng da rất phổ biến, thường ảnh hưởng đến da đầu nhưng có thể ảnh hưởng đến nhiều vùng da dầu trên cơ thể, bao gồm mặt, ngực, lưng. Tình trạng chàm bã nhờn ở trẻ sơ sinh thường không nghiêm trọng, có thể tự cải thiện trong vài tuần hoặc vài tháng.

Để hỗ trợ quá trình điều trị, cha mẹ có thể trao đổi với bác sĩ về các sản phẩm chăm sóc da không kê đơn như Aquaphor và Vanicream để tăng cường dưỡng ẩm cho da trẻ. Bên cạnh đó, cho trẻ uống men vi sinh mỗi ngày cũng có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.

2. Bệnh hạt kê

Bệnh hạt kê hay mụn hạt kê (Milia) là những vết sưng nhỏ màu trắng phát triển trên khuôn mặt của trẻ sơ sinh. Tình trạng này xảy ra khi các tế bào da chết bị mắc kẹt bên dưới các lỗ chân lông và hình thành các nốt mụn nhỏ.

Mụn hạt kê thường kéo dài trong một vài tuần và có thể tự cải thiện mà không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, để ngăn ngừa nhiễm trùng, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp như:

  • Rửa mặt cho bé mỗi ngày bằng nước ấm và xà phòng nhẹ, sau đó lau khô nhẹ nhàng, vỗ nhẹ để làm khô da, không chà xát gây tổn thương da.
  • Không sử dụng các sản phẩm dưỡng da dành cho người lớn cho bé, điều này có thể khiến da bé kích ứng và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

3. Ban đỏ nhiễm độc

Ban đỏ nhiễm độc ở trẻ sơ sinh là một tình trạng da phổ biến, có thể phát triển dưới dạng những vết da sưng nhỏ hoặc tương tự như mụn đầu trắng trong giai đoạn đầu. Tình trạng này có thể xuất hiện trên mặt, ngực, cánh tay và chân của trẻ trong vài ngày sau khi được sinh ra.

Trong hầu hết các trường hợp, ban đỏ nhiễm độc không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng và có thể tự cải thiện trong vòng 1 tuần sau khi sinh. Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sốt hoặc có dấu hiệu rối loạn thần kinh, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng thường phổ biến ở má, cằm, trán hoặc thái dương. Mụn có thể tự cải thiện trong vòng 4 – 6 tuần đầu đời của trẻ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi một số trẻ có thể mất vài tháng để tự cải thiện tình trạng mụn đầu trắng.

Bé 3 tuổi bị nổi mụn đầu trắng
Bé bị nổi mụn đầu trắng thường có dấu hiệu tương tự như mụn đầu trắng ở người trưởng thành

Về cơ bản, mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh tương tự như mụn đầu trắng ở thanh thiếu niên và người trưởng thành. Trong một số trường hợp, tình trạng này có thể phát triển thành mụn nang, mụn bọc, mụn mủ, tuy nhiên điều này rất hiếm khi xảy ra.

Mặc dù, tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng thường không nghiêm trọng nhưng cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc da và cải thiện tình trạng da phù hợp. Trong một số trường hợp, tình trạng mụn đầu trắng có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như viêm da, lở loét, sưng tấy da hoặc gây tổn thương da vĩnh viễn, dẫn đến sẹo da.

Do đó, cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.

Nguyên nhân gây mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh

Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh là tình trạng tương đối phổ biến những các bác sĩ không rõ nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có thể liên quan đến hai nguyên nhân bao gồm:

  • Nồng độ hormone: Một số nhà nghiên cứu cho rằng, mụn đầu trắng ở trẻ có thể liên quan đến sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người mẹ trong thai kỳ. Trong giai đoạn cuối của thai kỳ, một số hormone có thể chuyển từ mẹ sang con thông qua nhau thai, điều này dẫn đến sự tăng sản xuất bã nhờn tạm thời ở trẻ và dẫn đến mụn đầu trắng.
  • Nhiễm vi khuẩn: Mặc dù tình trạng này thường không phổ biến, nhưng một số loại vi khuẩn có thể gây kích ứng lỗ chân lông của trẻ, dẫn đến sưng, viêm và hình thành mụn.

Bên cạnh đó, mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến yếu tố di truyền. Bé có thể nổi mụn trong vài ngày hoặc vài tuần sau khi sinh nếu có cha hoặc mẹ bị mụn trứng cá.

Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng có thể tự cải thiện trong vài tuần mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, cha mẹ có thể tham khảo một số cách chăm sóc da cho bé. Cụ thể cách xử lý mụn đầu trắng ở trẻ có thể bao gồm:

1. Sử dụng dầu dừa

Dầu dừa là dầu tự nhiên, không dẫn đến các tác dụng phụ hoặc gây tổn thương cho da của bé. Một số nghiên cứu cho biết, dầu dừa có thể hỗ trợ dưỡng ẩm và làm dịu làn da của bé một cách nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị nổi mụn mủ
Dầu dừa có thể hỗ trợ dưỡng ẩm và cải thiện tình trạng mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh

Cách sử dụng dầu dừa điều trị mụn đầu trắng cho bé như sau:

  • Rửa mặt cho bé bằng xà phòng nhẹ, không mùi, không gây kích ứng da.
  • Vỗ mặt bé nhẹ nhàng để da khô một cách tự nhiên.
  • Sử dụng một miếng bông gòn sạch, ngâm vào dầu dừa nguyên chất và thoa lên khu vực nổi mụn đầu trắng.
  • Thực hiện 2 – 3 lần mỗi ngày cho đến khi các nốt mụn mờ dần.

2. Sữa mẹ

Theo một số nghiên cứu, sữa mẹ có chứa axit lauric, có thể hỗ trợ giữ ẩm cho làn da của bé. Bên cạnh đó, axit lauric có tính kháng khuẩn có thể hỗ trợ chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn gây ảnh hưởng đến da.

Bên cạnh đó, sữa mẹ rất giàu dinh dưỡng như glyco, axit béo omega-3 và một số kháng thể. Những hợp chất này có thể cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị mụn đầu trắng, hỗ trợ tẩy tế bào chết và tăng cường sức khỏe cho làn da của bé.

Cách sử dụng sữa mẹ điều trị mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Rửa sạch mặt của trẻ bằng nước ấm và xà phòng không gây kích ứng da.
  • Thoa sữa mẹ trực tiếp lên vùng da nổi mụn của bé.
  • Thực hiện điều này vài lần mỗi ngày cho đến khi tình trạng mụn khỏi hẳn.

Lưu ý: Chế độ ăn uống của người mẹ có thể ảnh hưởng đến chất lượng sữa. Do đó, để gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làn da của bé, người mẹ nên có chế độ ăn uống chống viêm, nhiều rau xanh và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản.

3. Sử dụng giấm táo

Giấm táo là nguyên liệu thường được sử dụng để điều trị mụn trứng cá tại nhà, đặc biệt là mụn đầu đen và mụn đầu trắng. Giấm táo có thể tiêu diệt một số loại vi khuẩn gây kích ứng và ngăn ngừa tình trạng nổi mụn trên da của bé.

Miệng trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng
Giấm táo có thể loại bỏ vi khuẩn gây mụn và ngăn ngừa mụn hiệu quả

Cách sử dụng giấm táo điều trị mụn trứng cá cho trẻ sơ sinh như sau:

  • Pha loãng 1 phần giấm táo với 2 phần nước.
  • Ngâm một miếng bông gòn sạch vào hỗn hợp.
  • Thoa hỗn hợp giấm táo lên vùng da nổi mụn, để yên trong 3 – 5 phút, sau đó lau và rửa sạch mặt cho bé.
  • Lặp lại các thao tác mỗi ngày cho đến khi mụn khỏi hẳn.

4. Sử dụng gel nha đam

Gel nha đam có thể hấp thụ lượng dầu thừa trên da và ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, gel nha đam cũng chứa chất chống oxy hóa, kẽm, vitamin C, vitamin E, các hoạt chất này có thể hỗ trợ giữ ẩm cho da của trẻ.

Ngoài ra, nha đam cũng có thể hỗ trợ thanh lọc máu, hỗ trợ tăng trưởng các tế bào da và hỗ trợ chữa lành các tổn thương.

Cách dùng nha đam điều trị mụn đầu trắng cho bé như sau:

  • Cắt một lá nha đam tươi, lấy phần gel trắng bên trong, rửa sạch với nước để tránh gây kích ứng da.
  • Cắt nha đam thành các miếng nhỏ, đun sôi trong 15 phút.
  • Chờ đến khi hỗn hợp còn ấm, lọc bỏ phần bã.
  • Ngâm một miếng bông gòn sạch vào hỗn hợp và thoa lên vùng da nổi mụn của trẻ, để yên trong 5 – 10 phút.
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.

5. Tinh dầu neem trị mụn ở trẻ sơ sinh

Dầu lá neem có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và hỗ trợ chống ung thư. Bên cạnh đó, tinh dầu lá neem có thể hỗ trợ cải thiện mụn trứng cá một cách nhanh chóng và có thể sử dụng mỗi ngày mà không gây ảnh hưởng đến da.

Da be bị nổi hạt sần sùi
Dầu lá neem có đặc tính kháng khuẩn, kháng virus, kháng nấm và điều trị mụn

Trẻ sơ sinh bị mụn đầu trắng, cha mẹ có thể tham khảo cách dùng dầu lá neem để cải thiện như sau:

  • Trộn 5 giọt tinh dầu lá neem với 10 giọt dầu hạnh nhân hoặc dầu dừa.
  • Ngâm một miếng bông gòn vào dung dịch, thoa lên khu vực bị ảnh hưởng, để yên trong 20 phút.
  • Rửa lại với nước sạch và xà phòng không gây kích ứng da.
  • Thực hiện biện pháp mỗi ngày trong vòng 1 tuần để cải thiện triệu chứng mụn ở trẻ sơ sinh.

Thuốc điều trị mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh

Trong hầu hết các trường hợp mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu mụn nghiêm trọng hơn hoặc có nguy cơ để lại sẹo, cha mẹ có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên môn về các loại thuốc điều trị mụn cho trẻ.

Một số loại thuốc trị mụn được kê đơn cho trẻ sơ sinh thường bao gồm:

  • Benzoyl peroxide
  • Retinoids tại chỗ
  • Kháng sinh tại chỗ
  • Uống erythromycin (không phổ biến)
  • Isotretinoin (hiếm khi được chỉ định và chỉ được sử dụng trong trường hợp mụn cực kỳ nghiêm trọng)

Biện pháp chăm sóc da cho trẻ sơ sinh nổi mụn đầu trắng

Để phòng ngừa tình trạng nổi mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh, cha mẹ có thể tham khảo một số biện pháp chăm sóc da như:

mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh
Thương xuyên tắm về vệ sinh cơ thể có thể hỗ trợ ngăn ngừa mụn đầu trắng ở trẻ
  • Vệ sinh da mặt cho bé nhẹ nhàng bằng khăn ấm để tránh gây trầy xước da. Bên cạnh đó, không tự ý nặn mụn, ma sát và gây kích ứng da bé, điều này có thể gây kích ứng, viêm và nhiễm trùng.
  • Dưỡng ẩm cho da là điều cần thiết để hạn chế mụn và ngăn ngừa các tổn thương da, đặc biệt là đối với trẻ bị mụn đầu trắng.
  • Không bao giờ nặn mụn hoặc chạm vào nốt mụn quá thường xuyên, điều này có thể gây kích ứng và khiến nốt mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, mang bao tay cho bé để hạn chế tình trạng bé vô tình gây tổn thương da.
  • Tắm cho bé hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn, dầu thừa và hạn chế các nguy cơ hình thành mụn. Do đó, tắm cho bé hàng ngày để giữ vệ sinh cho da và ngăn ngừa mụn.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí trong nhà, đặc biệt là trong phòng ngủ của bé. Điều này có thể khóa ẩm tự nhiên và ngăn ngừa mụn ở trẻ.
  • Không sử dụng thuốc điều trị mụn cho bé nếu không nhận được sự chỉ định của bác sĩ chuyên môn.

Mặc dù mụn đầu trắng ở trẻ sơ sinh là tương đối phổ biến và không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một số nguyên nhân nghiêm trọng hơn, bao gồm các khối u, rối loạn tuyến thượng thận bẩm sinh và các rối loạn hệ thống nội tiết khác. Do đó, để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn, cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

4/5 - (5 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *