Các loại thuốc tiêu đờm cho trẻ – Cách dùng và lưu ý

Thuốc tiêu đờm cho trẻ là loại thuốc có tác dụng làm tiêu chất dịch nhầy trong phế quản, từ đó có thể đưa đờm ra ngoài cơ thể dễ dàng hơn. Vậy có những loại thuốc tiêu đờm cho trẻ nào an toàn và hiệu quả nhất? Khi sử dụng có gây ra tác dụng phụ gì không?

Có nhiều loại thuốc trị ho có đờm cho trẻ
Có nhiều loại thuốc trị ho có đờm cho trẻ

Các loại thuốc tiêu đờm cho trẻ

Thực tế, có một sự hiểu lầm khá phổ biến về việc đồng nhất thuốc long đờm và thuốc tiêu đờm. Tuy mục đích của 2 loại thuốc trên đều hướng tới mục tiêu tiêu tị đờm cho trẻ nhưng cách thức hoạt động của chúng khác nhau. Cụ thể như sau:

  • Thuốc tiêu đờm: Là các thuốc tác động trực tiếp lên đờm, dịch nhầy trong cổ họng. Các thành phần trong thuốc có khả năng bẻ gãy cấu trúc hóa học liên kết trong đờm. Từ đó, làm thay đổi cấu trúc của đờm mà không làm tăng thể tích và khối lượng. Cấu trúc bị phá vỡ khiến chất dịch nhầy giảm độ nhớt và đặc quánh. Do đó, trẻ có thể dễ dàng tống chúng ra ngoài nhờ phản xạ ho, khạc đờm.
  • Thuốc long đờm: Hay còn gọi là thuốc loãng đờm, là loại thuốc có tác dụng làm tăng tiết dịch nhầy đường hô hấp. Khi đó, đờm sẽ loãng ra, có thể di chuyển dễ dàng và được tống ra khỏi đường hô hấp bằng hành động khạc, nhổ đờm.

Như vậy, thuốc tiêu đờm có khả năng làm biến mất và tiêu trị chất đờm nhầy trong hệ hô hấp. Giúp chúng bị tống ra bên ngoài cơ thể trẻ dễ dàng hơn.

Thông thường, sẽ rất khó để trẻ tự ý thức ho và khạc đờm ra ngoài, nhất là trẻ sơ sinh. Do đó, việc sử dụng thuốc tiêu đờm là cần thiết để điều trị các triệu chứng của bệnh ho có đờm. Bệnh lý này có thể gây ra sự tăng dịch nhày và tích tụ lâu ngày. Lâu dần, đường thở của bé sẽ bị “lấn chỗ” bởi các ổ vi khuẩn, nhiễm trùng…

Nếu không phát hiện sớm và điều trị kịp thời, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Một số loại thuốc tiêu đờm cho trẻ được sử dụng phổ biến như:

Thuốc tiêu đờm Tây y

Một số loại thuốc tiêu đờm bác sĩ chuyên khoa hay sử dụng cho bệnh nhân bị ho có đờm như sau:

Thuốc chứa carbocystein

  • Tác dụng: Carbocystein có tác dụng làm loãng đờm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin. Đây là những yếu tố làm tăng độ nhày và quánh đặc của dịch đờm. Từ đó thay đổi độ đặc và giúp đờm khạc ra ngoài dễ dàng hơn.
  • Chỉ định: Sử dụng cho các trường hợp người bệnh bị viêm đường hô hấp cấp tính hoặc mãn tính như viêm mũi, viêm xoang hay viêm phế quản…
  • Cách dùng: Trẻ em dưới 5 tuổi: 1 – 2 thìa cà phê/ ngày; trẻ em trên 5 tuổi: 3 thìa cà phê/ ngày. Thời gian điều trị ngắn, không kéo dài quá 5 ngày sử dụng thuốc.

    Carbocystein có tác dụng làm loãng đờm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin.
    Carbocystein có tác dụng làm loãng đờm bằng cách cắt đứt cầu nối disulfures liên kết chéo các chuỗi peptide của mucin.

Thuốc chứa acetylcystein

  • Tác dụng: Acetylcystein được sử dụng như 1 loại thuốc tiêu chất nhày và giải độc. Thuốc có khả năng làm giảm độ quánh của đờm ở phổi bằng cách tách đôi cầu nối disulfua trong mucoprotein. Tạo thuận lợi để tống đờm ra bên ngoài.
  • Chỉ định: Thuốc được chỉ định cho các trường hợp viêm phế quản cấp tính và mãn tính, giải độc trong trường hợp dùng quá liều paracetamol…
  • Cách dùng: Trẻ em dưới 2 tuổi uống 200 mg/ ngày chia 2 lần và trẻ em từ 2 – 6 tuổi uống 200mg/ lần. Ngày uống tối đa 2 lần.

Thuốc Bromhexin

  • Tác dụng: Bromhexin có khả năng phân hủy chất nhày và động học các chất đờm trong đường dẫn khí. Hơn nữa, nó còn có thể cắt đứt các sợi cao phân tử mucopolysaccharide. Làm điều biến hoạt tính các tế báo tiết chất nhày. Từ đó giúp long đờm và giảm ho hiệu quả.
  • Chỉ định: Bromhexin giúp điều hòa và tiêu đờm trong đường hô hấp, thích hợp sử dụng khi bé ho nhiều đờm khiến bé bị khó thở, sốt.
  • Cách dùng: Dạng viêm nén: trẻ em 2 – 6 tuổi: 4mg (1/2 viên)/ ngày, uống 2 lần mỗi ngày
    Dạng cồn ngọt: trẻ em 2 – 6 tuổi: 5ml (1 thìa ca phê)/ ngày, uống 3 lần mỗi ngày

Lưu ý: Tác dụng tiêu đờm của Bromhexin tăng khi có mặt thức ăn. Do đó, bố mẹ nên cho bé uống thuốc sau khi bé bú hoặc sau bữa ăn.

Tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc tiêu đờm

Giống như hầu hết các loại thuốc khác, thuốc tiêu đờm cho trẻ cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ ngoài ý muốn nếu người bệnh sử dụng sai cách:

  • Dễ gây viêm loét dạ dày vì thuốc có thể làm mất tác dụng của chất bảo vệ thành dạ dày.
  • Có thể dẫn tới hiện tượng nôn trớ, rối loạn tiêu hóa ở trẻ…
  • Các phản ứng dị ứng như nổi mẩn, ngứa ban da…
  • Tăng tiết dịch quá nhiều ở đường hô hấp của trẻ

Nếu thấy có bất cứ biểu hiện bất thường nào khi sử dụng thuốc, hãy ngưng sử dụng và sớm đưa trẻ tới gặp bác sĩ để có cách xử lý kịp thời.

Bài thuốc dân gian tiêu đờm dành cho trẻ

Bên cạnh những loại thuốc tiêu đờm bằng tây y, quý phụ huynh có thể áp dụng một vài loại thuốc tiêu đờm từ thảo dược sau đây:

Hành tây

Hành tây chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe. Các nghiên cứu cho thấy trong hành tây có kali, selenium, các vitamin A, C và axit folic… Đây đều là nhóm hoạt chất có tính kháng khuẩn và tiêu viêm mạnh mẽ. Do đó, sử dụng hành tây để làm thuốc trị viêm họng, ho là bài thuốc vô cùng an toàn mà vẫn mang lại hiệu quả.

Trong hành tây có nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ
Trong hành tây có nhiều hoạt chất có tính kháng khuẩn, tiêu viêm mạnh mẽ

Cách thực hiện siro tiêu đờm cho bé từ hành tây như sau:

  • Nguyên liệu: 1 củ hành tây, mật ong nguyên chất, 1 quả cạnh tươi
  • Hành tây lột vỏ sau đó rửa sạch với nước và xắt khúc hạt lựu
  • Xay nhuyễn hành bằng máy xay sinh tố
  • Cho khoảng 300ml nước lọc đun sôi cùng với mật ong và nước cốt chanh.
  • Khi nước sôi cho tiếp 3 thìa nước hành tây mới xay vào.
  • Đun cho tới khi hỗn hợp có dạng như siro là tắt bếp.
  • Cho trẻ uống hỗn hợp này đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ giúp long đờm hiệu quả.

Gừng tươi

Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm, được sử dụng như một vị thuốc kháng khuẩn và tiêu viêm, tan đờm. Đồng thời, gừng rất giàu kẽm, magie, crom… giúp thích thích sự lưu thông máu, bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh, cảm cúm…

  • Nguyên liệu: 1 củ gừng, 2 thìa mật ong, chanh tươi
  • Gừng cạo sạch vỏ, thái lát mỏng sau đó đun sôi cùng với 1 cốc nước lọc.
  • Lọc hỗn hợp để lấy nước cất. Vắt thêm nước cốt chanh (loại bỏ hạt) vào nước gừng đã lọc.
  • Thêm mật ong và trộn đều hỗn hợp.
  • Cho bé uống 3 lần một ngày.

Siro tiêu đờm từ lá húng chanh

Theo y học hiện đại, húng chanh chứa nhiều loại tinh dầu có tác dụng ức chế sự phát triển của viê khuẩn. Ngoài tác dụng giải cảm, húng chanh còn được sử dụng như một vị thuốc điều trị ho có đờm hiệu quả.

Siro tiêu đờm từ húng lá chanh cho bé
Siro tiêu đờm từ húng lá chanh cho bé
  • Nguyên liệu: 20 lá húng chanh, 3 quả quất xanh, 1 củ gừng và đường phèn
  • Rửa sạch húng chanh, quất và gừng bằng nước muối pha loãng.
  • Vớt nguyên liệu ra để ráo nước sau đó cắt nhỏ húng chanh
  • Gừng cạo vỏ thái lát mỏng, quất bổ đôi bỏ hạt.
  • Cho hỗn hợp đã cắt vào xay nhuyễn cùng với 300ml nước.
  • Lọc lấy nước cốt, bỏ bã.
  • Cho nước cốt và đường phèn vào nồi đun lửa to tới khi sôi thì vặn nhỏ lửa.
  • Thi thoảng quấy đều và hớp bọt.
  • Đun chừng 30 – 40 phút là được độ sánh như siro.
  • Cho ra hũ thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần.

Các bài thuốc Đông y

Bên cạnh các phương pháp điều trị ho có đờm ở trẻ bằng thuốc Tây và các mẹo dân gian. Phụ huynh có thể lựa chọn chữa ho cho trẻ bằng những bài thuốc Đông y. Ưu điểm của phương pháp này là nguyên liệu thuốc hoàn toàn tự nhiên, an toàn và không gây tác dụng phụ.  Những bài thuốc Đông y có tác dụng khơi thông khí huyết, khử đàm, chỉ khái, đề phế khí. Các bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y sau:

  • Bài thuốc 1: Chuẩn bị cát cánh 40g, cam thảo 80g sắc thuốc với với 500ml nước đến khi còn lại khoảng 200ml thì dừng. Nên uống lúc thuốc còn ấm nóng, 2 – 3 lần/ ngày.
  • Bài thuốc 2: Cát cánh 8g, Hạnh nhân 12g, Tử tô 12g, Bạc hà 4g. Cho tất cả vào sắc  với 1 lít nước, đun sôi tới khi còn lại 300ml nước thuốc thì tắt bếp. Uống 2 lần/ ngày và liên tục 4 ngày sẽ thấy bệnh tình thuyên giảm.

Tuy nhiên, thuốc Đông y thường phải mất khá nhiều thời gian để đạt được hiệu quả như mong muốn. Do đó, bố mẹ cần kiên trì thực hiện đều đặn cho bé. Các triệu chứng do bệnh viêm họng gây ra sẽ nhanh chóng thuyên giảm.

Lưu ý khi uống thuốc tiêu đờm cho trẻ

Dù là thuốc Tây y hay Đông y, khi trẻ bị ho có đờm lâu ngày không khỏi sẽ được chỉ định sử dụng thuốc tiêu đờm. Để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, cha mẹ cần lưu ý những điều sau khi sử dụng thuốc cho trẻ:

  • Vì là thuốc có tác dụng tiêu đờm hoặc long đờm nên tuyệt đối không dùng khi bé bị ho khan
  • Không dùng thuốc cho trẻ bị suy nhược, quá yếu hoặc không biết khạc đờm vì sẽ càng tăng ứ đờm trong đường hô hấp khiến bệnh nặng thêm
  • Không dùng thuốc đồng thời với các thuốc chống ho hoặc thuốc làm giảm khả năng bài tiết dịch phế quản
  • Thời gian điều trị bằng thuốc không được kéo dài quá 7 – 10 ngày nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Tốt nhất, đối với những trường hợp trẻ quá nhỏ chưa thể tự ý thức khạc đờm được điều trị y tế bằng cách hút đờm, vỗ rung (khi cần thiết) để đờm thoát ra ngoài dễ dàng.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyên cha mẹ nên giữ ấm cho trẻ, nhất là khi thời tiết thay đổi đột ngột. Đồng thời đảm bảo các chất dinh dưỡng cho trẻ để tăng cường sức đề kháng tự nhiên. Hãy giữ bé tránh xa các tác nhân gây hại như khói thuốc, bụi bẩn… để tránh nguy cơ ho đờm.

Như vậy, việc sử dụng loại thuốc tiêu đờm nào với liều lượng ra sao, cần căn cứ vào độ tuổi và tình trạng bệnh cụ thể của bé. Không có chỉ định cụ thể nào chung nhất cho tất cả các trưởng hợp ho có đờm ở trẻ.

Thông tin hữu ích:

5/5 - (2 bình chọn)

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *