Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh xương khớp nguy hiểm, có thể phát sinh nhiều biến chứng và làm ảnh hưởng lâu dài đến khu vực có khớp bị viêm. Khớp đầu gối thường bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tuy nhiên tình trạng nhiễm trùng cũng có thể tác động, làm ảnh hưởng đến vai, hông và những khớp khác. Lâu ngày làm hỏng các xương và sụn trong khớp. Theo kết quả nghiên cứu, bệnh lý này xảy ra phổ biến ở người lớn tuổi và trẻ em.

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Dấu hiệu và cách điều trị
Tìm hiểu bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp nhiễm khuẩn là gì?

Viêm khớp nhiễm khuẩn là bệnh về khớp thể hiện cho tình trạng nhiễm trùng phát sinh bên trong khớp. Điều này có nghĩa vi khuẩn xâm nhập và phát triển trong khớp khiến khớp viêm, sưng tấy kèm theo cảm giác đau nhức và khó chịu.

Tình trạng nhiễm khuẩn ở khớp hiếm khi xảy ra đồng thời ở nhiều khớp. Nhiễm trùng có thể phát sinh từ các loại vi trùng đi qua dòng máu của người bệnh từ một hoặc nhiều bộ phận khác của cơ thể.

Ở một số trường hợp khác, tình trạng nhiễm khuẩn ở khớp có thể phát sinh từ một chấn thương xuyên thấu khiến vi trùng di chuyển trực tiếp vào khớp. Khớp gối, khớp cổ tay, khớp háng, khớp hông, khớp vai, khớp mắt cá chân và khuỷu tay là những khớp dễ bị nhiễm trùng.

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.

Để điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn, bệnh nhân thường được chỉ định phẫu thuật hoặc rút hết khớp bằng kim kết hợp thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Đối với những trường hợp nặng, nhiễm khuẩn gây tổn thương và hủy hoại khớp, bệnh nhân có thể được yêu cầu tiến hành phẫu thuật thay khớp.

Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường khiến bệnh nhân khó chịu và gặp nhiều khó khăn khi di chuyển cũng như dùng các khớp bị ảnh hưởng. Khi mắc bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng được liệt kê dưới đây có thể phát sinh:

  • Sưng to và đỏ tại khu vực có khớp bị ảnh hưởng
  • Sốt
  • Có cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở khớp bị viêm, nhất là khi di chuyển
  • Có cảm giác ấm, nóng tại khớp bị ảnh hưởng.

Khi viêm khớp nhiễm khuẩn xảy ra ở trẻ em, những triệu chứng, dấu hiệu bổ sung có thể bao gồm:

  • Nhịp tim nhanh
  • Khó chịu
  • Chán ăn, ăn không ngon miệng
  • Tình trạng bất ổn.

Trong trường hợp đang sử dụng thuốc chữa trị cho những loại viêm khớp, bệnh nhân có thể cảm nhận ít hoặc không cảm nhận cơn đau nghiêm trọng phát sinh từ khớp bị viêm và nhiễm trùng. Nguyên nhân là do tác dụng của thuốc có thể che giấu cơn sốt và mức độ nghiêm trọng của cơn đau.

Những khớp chịu nhiều ảnh hưởng từ bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn thường khác nhau ở mỗi đối tượng:

  • Đối với trẻ em: Hầu hết khớp hông của trẻ bị ảnh hưởng bởi bệnh. Ở trường hợp này, trẻ em mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn nên giữ cho phần hông luôn ở một vị trí cố định, tránh xoay.
  • Đối với người lớn: Tình trạng nhiễm khuẩn ở người lớn thường tác động nhiều đến các khớp tay và chân, nhất là khớp đầu gối.
  • Trường hợp khác: Ở một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể tác động và làm ảnh hưởng đến một số khớp khác như lưng, đầu, cổ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn
Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn khiến bệnh nhân khó chịu, gặp nhiều khó khăn khi di chuyển hoặc dùng các khớp bị ảnh hưởng

Nguyên nhân gây viêm khớp nhiễm khuẩn

Tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát sinh do sự tác động của những nguyên nhân được liệt kê dưới đây:

  • Nhiễm virus, vi khuẩn hoặc nấm: Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn có thể xảy ra khi cơ thể và các khớp bị nhiễm trùng do các loại virus, vi khuẩn hoặc nấm. Trong đó nhiễm khuẩn với tụ cầu khuẩn (Staphylococcus aureus) được xác định là nguyên nhân phổ biến nhất khiến bệnh phát sinh và nhanh chóng tiến triển theo chiều hướng xấu. Staphylococcus aureus thường sống trên những khu vực có làn da khỏe mạnh.
  • Do các bệnh nhiễm trùng: Bệnh viêm khớp nhiễm trùng có thể phát sinh và tiến triển từ các bệnh lý nhiễm trùng. Cụ thể như nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng da… Tác nhân gây hại từ những bệnh lý này lây lan đến các khớp thông qua đường máu. Ở những trường hợp ít gặp hơn, tình trạng nhiễm trùng có thể xảy ra từ việc tiêm thuốc hoặc quá trình phẫu thuật gần hoặc trong khớp, vết thương đâm thủng khiến vi trùng xâm nhập trực tiếp vào không gian khớp.
  • Màng hoạt dịch khớp xương bị nhiễm trùng: Khả năng bảo vệ khỏi nhiễm trùng của màng hoạt dịch khớp xương rất kém. Khi vi khuẩn di chuyển đến các màng hoạt dịch, chúng có thể dễ dàng xâm nhập và phá hủy sụn. Những phản ứng của cơ thể với vi khuẩn bao gồm cả việc gia tăng áp lực trong khớp và quanh khớp, viêm, làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến các khớp. Từ đẩy nhanh sự phát triển của những tổn thương, thiệt hại trong và quanh khớp.

Nguyên nhân phổ biến của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn là do cấu trúc của khớp thay đổi bất thường, cụ thể như:

  • Chấn thương xương khớp
  • Bị các vấn đề, các dạng viêm khớp khác
  • Có tiến hành cấp ghép khớp nhân tạo
  • Hễ miễn dịch suy yếu do sự tác động của một số bệnh lý khác. Điển hình như bệnh thận, bệnh tiểu đường, bệnh ung thư và thuốc đặc trị những bệnh lý này.

Những yếu tố nguy cơ của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Những yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn:

  • Những bệnh mãn tính và các vấn đề làm ảnh hưởng đến khớp: Những bệnh mãn tính và các vấn đề làm ảnh hưởng đến khớp như bệnh gout, bệnh viêm xương khớp, bệnh lupus hoặc viêm khớp dạng thấp… có thể tác động và làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Ngoài ra bệnh lý này cũng có thể xảy ra khi bạn bị  chấn  thương khớp, phẫu thuật khớp trước và thay khớp nhân tạo.
  • Sử dụng thuốc chữa bệnh viêm khớp dạng thấp: Tình trạng viêm khớp nhiễm trùng xảy ra phổ biến hơn ở những bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp. Nguyên nhân là do các loại thuốc dùng trong điều trị viêm khớp dạng thấp có khả năng ức chế hệ thống miễn dịch. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tình trạng nhiễm trùng xảy ra.
  • Da mỏng manh, dễ bị tổn thương: Trong trường hợp da mỏng manh, dễ bị tổn thương, có khả năng phục hồi kém sẽ giúp vi khuẩn dễ dàng hơn trong việc xâm nhập vào cơ thể. Các vết thương bị nhiễm trùng trên da cũng như những bệnh lý về da như viêm da dị ứng, bệnh vảy nến… có thể làm tăng nguy cơ hình thành và phát triển bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Ngoài ra những bệnh nhân thường xuyên phải tiêm thuốc điều trị cũng có khả năng bị nhiễm khuẩn ngay tại vị trí tiêm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Những trường hợp có hệ miễn dịch suy yếu như bệnh nhân bị bệnh lý của gan, bị đái tháo đường, bệnh lý của thận, đang dùng các loại thuốc ức chế hệ thống miễn dịch để chữa bệnh… đều có nguy cơ bị viêm khớp nhiễm trùng cao hơn những người bình thường.
  • Chấn thương khớp: Có vết cắt qua khớp, thường xuyên có vết thương ở khớp hoặc bị động vật cắn đều là những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng.

Trong trường hợp có nhiều yếu tố nguy cơ thì tỉ lệ hình thành và phát triển bệnh sẽ cao hơn so với chỉ có một yếu tố nguy cơ hoặc không có.

Chấn thương khớp
Chấn thương khớp là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp nhiễm trùng

Biến chứng của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Trong trường hợp không điều trị hoặc quá trình điều trị bị trì hoãn, tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn có thể phát triển dẫn đến tổn thương vĩnh viễn và thoái hóa khớp.

Thông thường nếu không sớm thăm khám và điều trị, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với những biến chứng sau:

  • Biến dạng khớp
  • Viêm xương khớp
  • Đối với những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được yêu cầu phẫu thuật tái tạo các khớp tổn thương. Nếu tình trạng nhiễm trùng khiến khớp chân và khớp tay bị ảnh hưởng, bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định thay các khớp bị tổn thương bằng khớp tay chân giả.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn – Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu nhận thấy các triệu chứng và dấu hiệu của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn như đột nhiên bị đau nặng ở một hoặc nhiều khớp, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được khám chữa bệnh.

Trong trường hợp tình trạng nhiễm khuẩn có nguy cơ phát triển, nhận thấy triệu chứng và dấu hiệu của nhiễm trùng, cụ thể như ớn lạnh và sốt, bệnh nhân nên đến bệnh viện và gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức. Bởi việc tiến hành thăm khám và điều trị sớm có thể ức chế quá trình lây lan nhiễm trùng. Đồng thời hạn chế thiệt hại cho những khớp bị ảnh hưởng.

Bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn được chẩn đoán như thế nào?

Những xét nghiệm được liệt kê dưới đây có thể được yêu cầu nhằm chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn và nguyên nhân:

  • Xét nghiệm máu: Thông qua kết quả xét nghiệm máu, bác sĩ chuyên khoa có thể xác định chính xác các dấu hiệu của tình trạng nhiễm trùng khớp.
  • Xét nghiệm dịch khớp: Nhiễm khuẩn lâu ngày có thể làm thay đổi sự thuần nhất, màu sắc, thành phần và thể tích của dịch khớp. Bác sĩ tiến hành chọc hút dịch khớp từ khớp bị viêm và đưa đi xét nghiệm. Kết quả xét nghiệm dịch khớp có thể giúp bác sĩ xác định khớp tổn thương có bị nhiễm khuẩn hay không, nguyên nhân, nhiễm vi khuẩn nào. Từ đó giúp đề ra phác đồ điều trị thích hợp.
  • Chẩn đoán hình ảnh: Chụp X-quang khớp bị tổn thương hoặc thực hiện một số kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác có thể giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá tình trạng bệnh.
Xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu giúp chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Có hai phương pháp điều trị chính đối với bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Bao gồm: Sử dụng thuốc kháng sinh và chọc hút dịch khớp.

  • Chọc hút dịch khớp: Chọc hút dịch khớp tại khớp bị viêm là phương pháp điều trị chính và đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Phương pháp điều trị này có thể được thực hiện một cách đơn giản bằng kim hút, chọc hút dịch khớp thông qua nội soi khớp hoặc phẫu thuật đối với những trường hợp tổn thương khớp háng.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh: Thuốc kháng sinh thường được chỉ định trong điều trị bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn. Loại thuốc này được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây bệnh, loại vi khuẩn gây nhiễm trùng trên cơ thể của bệnh nhân. Thông thường thời gian chữa bệnh với thuốc kháng sinh sẽ kéo dài từ 2 đến 6 tuần, giúp bệnh nhân ức chế hoạt động của vi khuẩn và kiểm soát tình trạng nhiễm khuẩn. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc kháng sinh có thể làm tăng nguy cơ phát sinh một số tác dụng phụ không mong muốn. Điển hình như buồn nôn, nôn ói, dị ứng, tiêu chảy. phản ứng phản vệ…

Lưu ý an toàn:

  • Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời không tự ý ngưng hoặc thay đổi liều dùng thuốc.

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm khớp nhiễm khuẩn

Người bệnh có thể kiểm soát và làm giảm tình trạng viêm khớp nhiễm khuẩn bằng cách lưu ý và áp dụng một vài điều sau đây:

  • Tái khám đúng lịch hẹn và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp. Trong trường hợp cảm thấy đau khớp sau khi thực hiện các bài tập thể dục, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa hoặc chuyên gia vật lý trị liệu để lựa chọn bài tập và điều chỉnh thời gian luyện tập phù hợp hơn.
  • Kiên trì tham gia vật lý trị liệu, không nên bỏ cuộc. Đồng thời nghe theo hướng dẫn của chuyên viên để rút ngắn thời gian phục hồi.
  • Trong trường hợp bị thừa cân béo phì, người bệnh nên áp dụng chế độ ăn kiêng phù hợp và kiên trì tập luyện theo hướng dẫn của chuyên gia nhằm kiểm soát cân nặng, duy trì cân nặng hợp lý để tránh tạo áp lực lên các khớp. Đặc biệt nếu giảm cân, áp lực tác động lên khớp ở chân sẽ giảm đáng kể. Đồng thời giúp sức khỏe tổng thể được cải thiện.
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, tăng cường vận động
Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe và độ dẻo dai của xương khớp

Viêm khớp nhiễm khuẩn là một bệnh về khớp nguy hiểm. Nguyên nhân là do bệnh có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn và dẫn đến thoái hóa khớp khi không sớm thăm khám và chữa trị. Chính vì thế, người bệnh nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa nếu nhận thấy đột ngột đau nhức tại khớp gối, có dấu hiệu nhiễm khuẩn (ớn lạnh, sốt…). Từ đó áp dụng các phương pháp chữa bệnh thích hợp.

5/5 - (10 bình chọn)

Tin xem thêm

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang với sự kết hợp hơn 50 vị thuốc có tác dụng đặc trị các bệnh lý viêm khớp, viêm đa khớp, viêm đa khớp dạng thấp... hiệu quả và an toàn. [Xem ngay để khỏi bệnh]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *