Trám Răng Thưa Bao Nhiêu Tiền? Giữ Được Bao Lâu?

Trám răng thưa bao nhiêu tiền là vấn đề thắc mắc của nhiều người. Thực tế chi phí trám răng thưa phụ thuộc chủ yếu vào vật liệu trám được sử dụng, kỹ thuật trám, mức độ tổn thương răng… Khi có nhu cầu trám răng răng, nha sĩ sẽ tư vấn cho bạn kỹ hơn về vấn đề này. 

Trám răng thưa bao nhiêu tiền?
Chi phí trám răng thưa phụ thuộc vào nhiều yếu tố gồm loại vật liệu, mức độ và số lượng răng thưa, đối tượng thực hiện…

Trám răng thưa là gì? Những lợi ích từ việc trám răng

Răng thưa là một trong những khiếm khuyết răng gây mất thẩm mỹ và dễ phát sinh viêm nhiễm gây bệnh răng miệng do thức ăn mắc kẹt khó làm sạch khi ăn uống. Có rất nhiều cách để khắc phục tình trạng này và hàn trám là một trong những giải pháp tối ưu được áp dụng phổ biến.

Trám răng thưa là kỹ thuật nha khoa có từ lâu đời, sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy lỗ hổng hoặc các vị trí thiếu khuyết trên răng. Sau đó, chiếu đèn với nguồn sáng nhân tạo làm đông cứng vật liệu, bám cố định vào răng. Khi vật liệu trám và răng tự nhiên trở thành một khối đồng nhất cũng là lúc răng phục hồi các chức năng vốn có như khả năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.

Trám răng thưa bao nhiêu tiền?
Răng thưa là một trong những khiếm khuyết răng có thể được khắc phục hiệu quả bằng kỹ thuật trám răng

So với những kỹ thuật nha khoa khác, trám răng thưa được đánh giá cao hơn do sở hữu những ưu điểm như:

  • Bảo tồn tối đa răng thật nhờ kỹ thuật hàn trám răng không xâm lấn hay bắt buộc phải mài mòn cấu trúc răng;
  • Khắc phục hiệu quả tình trạng răng mọc thưa, giúp lấy lại hàm răng đều, đẹp tự nhiên;
  • Trám bít lỗ sâu, kẽ hở trên răng, ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn, phòng ngừa tái sâu hoặc các bệnh lý viêm nhiễm răng miệng khác;
  • Quy trình trám răng thưa nhanh chóng, chỉ mất từ 15 – 20 phút, nhanh hơn rất nhiều so với những kỹ thuật nha khoa khác;
  • Tính thẩm mỹ cao khi chọn sử dụng các loại vật liệu trám có màu sắc tương đồng với răng thật, điển hình là Composite hoặc sứ;

Quy trình thực hiện trám răng thưa chuẩn nha khoa

Kết quả hàn trám răng thưa có hiệu quả hay không phụ thuộc chủ yếu vào quy trình thực hiện. Thông thường, một ca trám răng thưa sẽ được thực hiện bao gồm các bước sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên là kiểm tra, thăm khám tình trạng răng miệng hiện tại, đưa ra nhận định về mức độ và nguyên nhân khiến răng thưa. Từ đó, đưa ra hướng khắc phục và tư vấn chi tiết cho khách hàng. Trong quá trình tư vấn thường sẽ đề cập đến quy trình trám diễn ra như thế nào, tư vấn chọn lựa loại vật liệu trám phù hợp với nhu cầu mong muốn và điều kiện tài chính của khách hàng, chi phí trám răng thưa bao nhiêu…

Bước 2: Vệ sinh làm sạch xoang trám

Làm sạch xoang trám nhằm đảm bảo không phát sinh yếu tố viêm nhiễm trong quá trình thực hiện. Đồng thời, bước này cực kỳ quan trọng đối với những người có hàm răng thưa, với các tổn thương do sâu răng. Việc nạo bỏ các mô viêm nhiễm dứt điểm và vệ sinh kỹ lưỡng giúp đạt được kết quả trám răng thưa tối ưu.

Bước 3: Tiến hành trám răng thưa

Sau bước chuẩn bị sẽ bắt đầu thực hiện tiến trình trám răng thưa bằng các dụng cụ và vật liệu chuyên dụng. Bác sĩ sẽ đặt vật liệu trám vào vị trí cần điều trị, hầu hết các loại vật liệu này đều ở dạng lỏng. Ở bước này, dựa vào kinh nghiệm tay nghề của bác sĩ để tạo hình, điều chỉnh vật liệu sao cho giống với răng tự nhiên nhất có thể. Sau đó chiếu đèn với nguồn sáng nhân tạo trực tiếp vào vật liệu để làm đông cứng.

Trám răng thưa bao nhiêu tiền?
Quy trình trám răng thưa đòi hỏi người thực hiện có thao tác chính xác, đúng kỹ thuật theo tiêu chuẩn y tế

Bước 4: Kiểm tra vết trám và kết thúc quy trình

Ở bước cuối cùng, bác sĩ sẽ kiểm tra vết trám một lần nữa để đảm bảo độ chắc chắn, không có lỗ hở và hướng dẫn bạn súc miệng làm sạch khoang miệng để hoàn thành quy trình. Sau đó sẽ tư vấn cho bạn cách chăm sóc giữ gìn răng trám tại nhà phù hợp để duy trì độ bền chắc, màu sắc tự nhiên cho răng.

Trám răng thưa bao nhiêu tiền?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa không quá phức tạp nên chi phí thực hiện thường không quá đắt đỏ, ai cũng có thể áp dụng được. Mức giá này thường dao động từ 100.000 – 100.000.000đ/ răng. Sự chênh lệch chi phí này thường là do loại vật liệu được sử dụng, kỹ thuật hàn trám, mức độ tổn thương, đối tượng thực hiện, cơ sở thực hiện…

Dưới đây là bảng giá trám răng thưa mới nhất 2022 bạn có thể tham khảo:

STT DỊCH VỤ TRÁM RĂNG MỨC GIÁ
1 Trám răng cửa thưa 400.000đ/ răng
2 Trám kẽ răng thưa 500.000đ/ răng
3 Trám răng sữa, trám răng trẻ em 100.000 – 200.000đ/ răng
4 Trám răng thưa bằng vật liệu GIC 250.000đ/ răng
5 Trám răng thưa bằng Composite 400.000đ/ răng
6 Trám răng thưa bằng Inlay – Onlay 5.000.000đ/ răng
7 Trám răng thưa thẩm mỹ bằng tia laser 700.000đ/ răng

Lưu ý: Bảng giá trên chỉ mang tính tham khảo tại thời điểm đăng bài. Nếu có nhu cầu trám răng thưa, vui lòng trao đổi chi tiết với chuyên gia để được tư vấn chi tiết hơn. 

Một số vấn đề khác liên quan đến kỹ thuật trám răng thưa

Bên cạnh quy trình, chi phí, còn rất nhiều thắc mắc xoay quanh kỹ thuật trám răng thưa. Dưới đây là tổng hợp một vài vấn đề được nhiều người quan tâm:

1. Răng thưa sau trám duy trì được tối đa bao lâu?

Thực tế, trám răng thưa là kỹ thuật phục hồi hình dạng, màu sắc và chức năng của các khiếm khuyết về răng, trong đó có răng thưa, tuy nhiên hiệu quả trám răng không thể duy trì vĩnh viễn. Thông thường, tuổi thọ của miếng trám dao động từ 7 – 9 năm, hoặc cũng có thể sớm hơn, lâu hơn tùy thuộc vào cách sử dụng, chăm sóc và giữ gìn của bạn.

2. Trám răng thưa có đau không?

Trám răng thưa có đau không là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Trên thực tế, bất kỳ can thiệp nha khoa nào cũng gây ra một vài cảm giác khó chịu nhất định. Đối với trám răng thưa, kỹ thuật thực hiện không can thiệp quá sâu vào răng nên chỉ gây ê buốt khó chịu nhẹ, hiếm có trường hợp bị đau nhức nhiều.

Trám răng thưa bao nhiêu tiền?
Trám răng thưa có đau hay không phụ thuộc vào thao tác kỹ thuật của bác sĩ, mức độ tổn thương…

Bên cạnh đó, nếu tay nghề bác sĩ cao, thao tác nhẹ nhàng, dứt khoát cũng góp phần rất lớn trong việc kiểm soát và hạn chế tối đa nguy cơ phát sinh ê buốt, đau nhức, đặc biệt đối với những người có cơ địa nhạy cảm quá mức.

3. Sau khi trám răng thưa cần làm gì?

Kết quả trám răng thưa không chỉ dựa vào quy trình thực hiện đúng kỹ thuật mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc giữ gìn của bạn. Cụ thể như sau:

  • Trong vòng 2 – 3 tiếng sau khi trám răng thưa không nên ăn uống bất kỳ thứ gì. Đây là khoảng thời gian để vết trám đông cứng lại và đồng nhất thành một khối với răng thật. Việc ăn uống trở lại ngay khi miếng trám chưa khô hoàn thiện sẽ dễ bị bong tróc và mất công dụng.
  • Do vết trám còn khá mới nên thực đơn ăn uống cũng cần được điều chỉnh lại sao cho phù hợp:
    • Tránh sử dụng các loại thực phẩm thô cứng, dai, quá nóng, quá lạnh hay sẫm màu để không làm hở, sứt mẻ hay nhiễm màu vết trám;
    • Tăng cường bổ sung các nhóm thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, ưu tiên những món chế biến chín mềm, lỏng, ít nhai, thanh đạm dễ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ ngày bằng bàn chải có đầu lông mềm. Kết hợp dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng để làm sạch khoang miệng tốt hơn.
  • Theo dõi sát sao vết trám và quay trở lại nha khoa để được xử lý ngay khi xuất hiện các vấn đề bất thường.

Chi phí trám răng thưa không quá cao và phù hợp với nhiều nhóm khách hàng. Kỹ thuật này không quá phức tạp nhưng lại đem đến những lợi ích tuyệt vời trong việc cải thiện hình dạng, màu sắc và chức năng răng. Lời khuyên tốt nhất khi thực hiện trám răng thưa chính là ưu tiên chọn lựa những cơ sở nha khoa uy tín, đáng tin cậy để đảm bảo kết quả sau trám cũng như sự an toàn cho bản thân.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)