Trước Khi Trám Răng Nên Làm Gì Để Đạt Hiệu Quả Nhất?

Trám răng là kỹ thuật điều trị phục hồi hình dạng, màu sắc và chức năng răng bị tổn thương do sâu, mòn hoặc nứt vỡ. Đây là kỹ thuật khá đơn giản nhưng đòi hỏi quy trình thực hiện chuẩn xác và tuân thủ thực hiện những nguyên tắc do bác sĩ chỉ định. Vậy trước khi trám răng nên làm gì để có kết quả phục hồi răng tốt nhất? 

Trước khi trám răng nên làm gì?
Việc nắm rõ những điều cần làm trước khi trám răng giúp bạn chủ động hơn trong quá trình thực hiện và đạt kết quả cao

Những thông tin cơ bản về phương pháp trám răng

Trám răng là thủ thuật nha khoa khá đơn giản và có quy trình thực hiện không quá phức tạp. Đây thực chất là một giải pháp bổ sung men răng, bù đắp những khoảng trống của răng nhằm phục hồi những chiếc răng sâu, hư hỏng. Đồng thời, trám răng còn giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại.

Những trường hợp răng sâu, viêm tủy, mòn men răng, tổn thương, sứt mẻ, hình dạng răng xấu như kích thước nhỏ, ngắn, hở kẻ răng… đều có thể được xử lý hoàn hảo bằng kỹ thuật trám răng. Hiện nay, trám răng được chia làm 2 dạng chính gồm trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ. Tùy vào nhu cầu, mục đích và điều kiện tài chính để chọn lựa kỹ thuật phù hợp. Vậy trám răng thẩm mỹ có gì khác so với trám răng thông thường?

Trám răng thông thường

  • Đây là kỹ thuật hàn trám răng nhằm mục đích điều trị các bệnh lý như sâu răng, mòn men răng, viêm tủy răng,…Để thực hiện, bác sĩ sẽ nạo bỏ các mô hoặc tủy răng bị tổn thương và để lại một lỗ hổng khuyết thiếu trên răng. Lúc này, nha sĩ sẽ dùng vật liệu trám chuyên dụng để lấp đầy hình dạng ban đầu của răng. Đồng thời, kỹ thuật trám răng này cũng giúp bảo vệ răng khỏi những tác động của thức ăn, vi khuẩn làm bào mòn men răng, duy trì chức năng ăn nhai.
  • Loại vật liệu được sử dụng để thực hiện kỹ thuật trám răng này thường là trám xi măng, trám amalgam, trám bạc, trám vàng, trám sứ Inlay – Onlay… Các loại vật liệu này có cùng một điểm chung là có tính thẩm mỹ không cao, khi thực hiện cho các vị trí răng sâu trên cung hàm sẽ rất khó phát hiện.
Trước khi trám răng nên làm gì?
Trám răng thông thường và trám răng thẩm mỹ là 2 hình thức trám răng phổ biến

Trám răng thẩm mỹ

  • Kỹ thuật này được áp dụng cho các trường hợp có các khiếm khuyết về răng như sứt mẻ, gãy vỡ, kẽ răng hở, hình dạng răng ngắn, nhỏ, hàm thưa… Thực chất, đây cũng là phương pháp trám răng thông thường nhưng được thực hiện tại các vị trí dễ nhìn thấy như răng nanh, răng cửa hoặc nhóm răng nanh nằm cạnh nhau.
  • Để đạt được tính thẩm mỹ răng như ý muốn, loại vật liệu được sử dụng chủ yếu là Composite. Đây là loại vật liệu có màu sắc tương đồng với răng thật, giúp cải thiện các khuyết điểm về răng, đem lại cho bạn hàm răng đều đẹp tự nhiên.
  • Ngoài tính thẩm mỹ cao, vật liệu Composite còn có độ bền cao, kéo dài từ 6 – 10 năm nếu được chăm sóc giữ gìn kỹ lưỡng.

Cả 2 phương pháp này đều là những giải pháp giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng. Nếu có nhu cầu thực hiện, tốt nhất hãy tìm đến những cơ sở nha khoa uy tín để được tư vấn chi tiết hơn.

Trước khi trám răng nên làm gì?

Hàn trám răng là điều cần làm sớm để khắc phục các tổn thương về răng, ngăn chặn những biến chứng khó lường về sau. Tuy nhiên, trước khi trám răng bạn cần chú ý tìm hiểu cặn kẽ về kỹ thuật này cũng như chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện. Cụ thể một số điều nên làm trước khi trám răng như sau:

1. Tìm kiếm nha khoa uy tín trước khi trám răng

Chọn lựa cơ sở nha khoa chất lượng, đáng tin cậy là một trong những yếu tố quan trọng giúp bạn đạt được kết quả trám răng như ý muốn. Hiện nay, có rất nhiều cơ sở nha khoa cung cấp dịch vụ trám răng này, tuy nhiên không phải ở đâu cũng đảm bảo an toàn, hiệu quả. Để chọn được địa chỉ trám răng phù hợp, hãy đảm bảo các yếu tố sau:

  • Đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm và đặc biệt được cấp giấy phép chứng chỉ hành nghề;
  • Trang bị đầy đủ máy móc, thiết bị hiện đại, công nghệ tân tiến và đảm bảo yếu tố vô trùng, an toàn tuyệt đối trong quá trình thực hiện, hỗ trợ tốt nhất cho quy trình trám răng;
  • Bên cạnh chất lượng dịch vụ, chất lượng phục vụ cũng là một trong những yếu tố không nên bỏ qua. Việc chọn lựa những cơ sở nha khoa có cách phục vụ tận tâm, chu đáo bạn không cần phải lo lắng quá mức về kết quả trám răng;

2. Thăm khám và xác định đối tượng phù hợp

Bất kỳ kỹ thuật nha khoa nào, bao gồm cả trám răng đều sẽ có những chỉ định và chống chỉ định riêng để đảm bảo hiệu quả cũng như mức độ an toàn. Do đó, trước khi trám răng bắt buộc phải thực hiện bước thăm khám, chẩn đoán. Việc chủ động trong việc tìm hiểu và nắm rõ kỹ thuật trám răng phù hợp trong những tình trạng nào cũng là điều bạn cần làm. Chẳng hạn như:

Trước khi trám răng nên làm gì?
Răng sâu, viêm tủy có thể được khắc phục hiệu quả bằng giải pháp hàn trám răng
  • Trường hợp răng sứt mẻ, bể vỡ do chấn thương, va đập hoặc cắn nhai thức ăn mạnh;
  • Những người bị mòn răng do thời gian cũng có thể được phục hồi bằng kỹ thuật này;
  • Người mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm tủy… cũng có thể thực hiện trám răng sau khi đã xử lý dứt điểm ổ viêm;
  • Răng ngắn, nhỏ, méo, răng mọc thưa… có thể thực hiện trám răng thẩm mỹ;

Tuy nhiên, đối với việc nên hay không nên trám răng phụ thuộc chủ yếu vào sự chỉ định của bác sĩ. Do đó, hãy chủ động thăm khám sớm để được kiểm tra, tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

3. Hiểu rõ và chọn lựa loại vật liệu trám phù hợp

Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các loại vật liệu miếng trám khác nhau nhằm đa dạng hóa sự chọn lựa cho khách hàng. Việc nắm rõ đặc tính ưu và nhược điểm của từng loại vật liệu cũng là điều bạn nên tìm hiểu trước để dễ dàng đưa ra sự lựa chọn phù hợp.

  • Vật liệu Amalgam: Hay còn được gọi là kỹ thật trám bạc thường được chỉ định áp dụng cho các răng nằm sâu trên cung hàm như răng cối hoặc răng tiền cối do có tính thẩm mỹ kém. Nhưng đổi lại kỹ thuật này sở hữu những ưu điểm khác như có độ bền chắc cao, khả năng chịu lực nhai tốt và tuổi thọ cao từ 10 – 15 năm mà chi phí lại rẻ.
  • Vật liệu Composite: Đây là loại vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay, vừa đáp ứng được tiêu chí về độ bền, cứng, thực hiện chức năng ăn nhai vừa đảm bảo tính thẩm mỹ tối ưu. Tuy nhiên, nhược điểm của nó là dễ bị bong ra nếu bị tác động mạnh và chi phí tương đối cao.
  • Vật liệu kim loại quý: Các loại kim loại quý như vàng, bạc có tính thẩm mỹ cao và được ưa chuộng hơn kim loại thường. Bên cạnh đó, độ bền chắc, khả năng chịu lực cũng khá cao, tuy nhiên nhược điểm là chi phí đắt đỏ.
  • Vật liệu xi măng silicat: Đây thực chất là một dạng hóa trùng hợp được dùng để trám các lỗ xoang có kích thước lớn. Đặc biệt, trong vật liệu này có chứa flour bảo vệ và ngăn ngừa sâu răng. Chi phí vật liệu trám này khá rẻ nhưng ngược lại khả năng chịu lực, chống mòn không cao nên chỉ dùng để hàn cổ răng.
  • Vật liệu sứ Inlay – Onlay: Màu sắc sứ của loại vật liệu này có sự tương đồng với màu răng thật, cải thiện hiệu quả tính thẩm mỹ và được dùng để trám cho răng hàm. Vật liệu này còn có khả năng chịu lực tốt, bền chắc nên có mức giá khá đắt, đòi hỏi quy trình thực hiện phức tạp, lâu hơn so với các loại vật liệu khác.

4. Tuân thủ những hướng dẫn về cách chăm sóc, bảo tồn miếng trám

Để đạt được kết quả trám răng hiệu quả không chỉ dựa vào chất lượng từ quy trình hàn trám mà còn phụ thuộc vào cách chăm sóc răng miệng asu khi thực hiện nhằm duy trì độ bền đẹp của miếng trám dài lâu. Cụ thể như sau:

Trước khi trám răng nên làm gì?
Trước và sau khi trám răng đều cần phải giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ
  • Trong vòng 2 tiếng sau khi trám răng, không nên ăn uống bất kỳ thứ gì. Đây là điều quan trọng cần tuân thủ thực hiện để đảm bảo vết trám đông cứng và bám chắc vào răng hơn.
  • Tránh sử dụng các loại thực phẩm thô cứng, dai, dính cần nhai nhiều hoặc lực cắn mạnh, thực phẩm sẫm màu, chứa chất kích thích… để hạn chế làm ảnh hưởng đến vết trám.
  • Thay vào đó nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin khoáng chất tốt cho men răng, ưu tiên những món đã được chế biến chín kỹ, mềm, lỏng, dễ ăn, dễ tiêu hóa.
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ ngày. Dùng bàn chải có đầu lông mềm để vệ sinh bề mặt răng, dùng chỉ nha khoa loại bỏ mảng bám trong các kẽ và cuối cùng dùng nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch toàn diện.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/ lần để theo dõi tình trạng sức khỏe răng miệng, kịp thời phát hiện những rủi ro và có hướng xử lý phù hợp.

Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong việc đạt kết quả cao khi thực hiện kỹ thuật trám răng và duy trì hiệu quả dài lâu. Thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, mọi thắc mắc vui lòng trao đổi trực tiếp với chuyên gia, bác sĩ có kinh nghiệm để được tư vấn chi tiết hơn.

Có thể bạn quan tâm

5/5 - (1 bình chọn)