Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến mách bạn cách thoát khỏi trầm cảm dứt điểm không dùng thuốc

Trầm cảm là căn bệnh phổ biến nhất trên toàn cầu với hơn 350 triệu người bị ảnh hưởng. Tại Việt Nam có tới 40.000 trường hợp tự tử hàng năm vì trầm cảm. 80% dân số sẽ bị trầm cảm vào lúc nào đó. Bệnh trầm cảm thực sự đang trở lên đáng báo động và nguy hiểm hơn bạn nghĩ rất nhiều. Đã đến lúc bạn cần thay đổi góc nhìn về bệnh trầm cảm và hành động với nó.

Trầm cảm
Đã đến lúc cần thay đổi góc nhìn và hành động với bệnh trầm cảm

Trầm cảm là chứng rối loạn tâm trạng phổ biến hiện nay, do sự rối loạn hoạt động của não bộ. Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải trầm cảm, nhất là với những người chịu nhiều áp lực trong cuộc sống hiện đại từ công việc, sự nghiệp cho đến gia đình, các mối quan hệ. Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm, chữa dứt điểm sẽ gây ra nhiều hệ luỵ, ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc hàng ngày thậm chí là tới tính mạng của người bệnh. Cùng chuyên gia tâm lý học Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam tìm hiểu về bệnh trầm cảm và phương pháp điều trị trầm cảm an toàn, hiệu quả được coi là xu hướng mới của thế kỷ 21.

Theo một nghiên cứu cho thấy, trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% trường hợp tự sát hiện nay trên thế giới. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, mỗi năm có đến gần 1 triệu các trường hợp tử vong vì tự sát do bệnh trầm cảm. Trầm cảm là một bệnh phổ biến trên toàn cầu, tuy nhiên trong số đó những người được chẩn đoán và điều trị kịp thời lại rất thấp, chỉ chiếm khoảng 25%.

Coach Bùi thị Hải Yến
Chuyên gia tâm lý, Master Coach Bùi Thị Hải Yến – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam trong chương trình vinh danh TOP 20 Thương hiệu nổi tiếng năm 2020

PV: Thưa Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến, xin Chuyên gia cho biết nguyên nhân nào gây ra bệnh trầm cảm và những trường hợp nào dễ mắc bệnh hiện nay?

Chuyên gia tâm lý học Bùi Thị Hải Yến: Như chúng ta đã biết, trầm cảm là một chứng bệnh về tâm thần học do sự rối loạn của não bộ gây ra. Bệnh thường gặp ở nhiều độ tuổi, trường hợp khác nhau nhưng tỉ lệ cao là ở các đối tượng thất nghiệp, phá sản, nợ nần, áp lực công việc, cuộc sống cá nhân bế tắc, hạnh phúc gia đình đổ vỡ, ly hôn, phụ nữ sau sinh (chiếm số lượng lớn), mất đi người thân, học sinh sinh viên bị áp lực học tập, thi cử, áp lực từ gia đình, thầy cô và cả những trường hợp bị tổn thương thực tổn, chấn thương sọ não… Trong đó tỉ lệ nữ gặp phải nhiều hơn nam (2/1).

Có nhiều nguyên nhân gây trầm cảm, dưới đây là những nguyên nhân chính:

  • Do căng thẳng, cú sốc tâm lý: áp lực từ nhiều phía như công việc, gia đình, con cái, kinh doanh thua lỗ hay do những điều đột ngột xảy đến như mất đi người thân…
  • Do mất ngủ: mất ngủ kéo dài gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe tinh thần và thể chất. Nghiên cứu cho thấy, khi mất ngủ kéo dài, bộ não sẽ có những phản ứng tiêu cực, dễ dẫn đến trạng thái tâm lý tiêu cực, cáu gắt,… Từ đó nảy sinh nhiều vấn đề về sức khỏe tâm thần, trong đó phải kể đến chứng bệnh trầm cảm.
  • Thói quen sinh hoạt xấu: Sử dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích hoặc sử dụng điện thoại, mạng xã hội, chơi game quá nhiều, lười vận động, lười tập thể dục thể thao… cũng là những nguyên nhân gây bệnh trầm cảm hiện nay.
  • Yếu tố nội sinh: Nhiều ý kiến cho rằng trầm cảm có yếu tố di truyền, yếu tố tự miễn, môi trường sống… Trong số các trường hợp được chẩn đoán mắc bệnh, có khoảng 60% do tác động của các yếu tố về môi trường, 40% còn lại được cho là gen di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có người thân mắc bệnh thì tỷ lệ bị bệnh sẽ cao hơn gấp 3 lần so với người bình thường.

PV: Những biểu hiện điển hình của bệnh trầm cảm là gì và làm thế nào để phát hiện bệnh thưa Chuyên gia?

Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến: Thông thường người bệnh trầm cảm sẽ có những triệu chứng điển hình sau đây:

  • Thiếu ngủ, mất ngủ, ngủ không đủ giấc
  • Cảm giác ăn uống không ngon miệng, gầy sút cân hoặc tăng cân
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, giảm khả năng tập trung, hiệu quả công việc giảm sút
  • Mất hứng thú với những hoạt động mà trước đây đã từng mang lại niềm vui
  • Cảm thấy buồn, chai sạn, trống rỗng, tuyệt vọng
  • Gia tăng việc sử dụng đồ uống có cồn, thuốc lá hoặc chất gây nghiện
  • Dành quá nhiều thời gian cho Internet, dùng điện thoại, xem tivi quá nhiều
  • Cảm giác lo lắng, ám ảnh bệnh tật, dễ bị kích động, dễ nổi cáu với những người xung quanh
  • Cảm giác sợ hãi vô cớ, ngại giao tiếp, ít quan tâm đến bản thân và người khác
  • Nghĩ đến việc trốn chạy, muốn đào thoát khỏi hoàn cảnh thực tại, thậm chí có ý nghĩ và hành vi tiêu cực, nghĩ đến cái chết hoặc tự tử.
  • Những triệu chứng về thể chất như: đau đầu, đau mỏi vai gáy, hồi hộp trống ngực, đau nhức tay chân, đau vùng cổ và lưng.

PV: Bệnh trầm cảm có nguy hiểm không và những tác hại của nó đối với người bệnh là gì thưa Chuyên gia?

Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến: Bệnh trầm cảm rất nguy hiểm bởi nó diễn ra âm thầm lặng lẽ, bản thân người bệnh thường không để ý hoặc coi nhẹ trước những dấu hiệu ban đầu. Vì thế trầm cảm dễ trở nên trầm trọng hơn nếu không được phát hiện sớm và có phương pháp điều thích hợp. Trầm cảm khiến người bệnh suy kiệt về thể lực. Người bị trầm cảm thường thờ ơ với mọi thứ xung quanh kể cả việc tự chăm sóc bản thân hằng ngày. Mặt khác, trầm cảm khiến người bệnh tự tạo ra những suy nghĩ vô cùng tiêu cực, hành vi làm tổn thương bản thân hay gây nguy hiểm cho những người xung quanh.

Bệnh trầm cảm nếu không được điều trị sớm và đúng phương pháp sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với cuộc sống, công việc, gia đình, sinh hoạt hàng ngày. Có thể kể đến như: mất ngủ, đau đầu, đau mỏi vai gáy, khả năng tập trung kém, hiệu quả công việc không cao, tinh thần rệu rã, tự ti về bản thân, các mối quan hệ bị thu hẹp, tìm đến các chất kích thích để giải tỏa, cuộc sống gia đình đổ vỡ, ly hôn, xuất hiện các bệnh về tim mạch, tiểu đường, ung thư. Thậm chí nhiều trường hợp còn tìm đến cái chết để tự giải thoát cho mình.

Coach bùi thị hải yến chữa trầm cảm
Người trầm cảm cần được phát hiện và can thiệp kịp thời

PV: Vậy người bệnh cần điều trị trầm cảm như thế nào để thoát khỏi căn bệnh này và trở lại cuộc sống bình thường thưa Chuyên gia?

Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến: Bệnh trầm cảm rất nguy hiểm, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì nguy cơ bệnh nhân tự sát là rất cao (chiếm tới 50% tổng số bệnh nhân trầm cảm). Ngay khi bạn hoặc người thân của bạn có những dấu hiệu quả bệnh trầm cảm hoặc nghi ngờ bị trầm cảm thì cách tốt nhất là đưa họ đến Trung tâm uy tín và gặp một chuyên gia về tâm lý có kinh nghiệm để được hướng dẫn cụ thể. Xin đừng né tránh hoặc chịu đựng nó hàng ngày, hãy đối diện với nó càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả đáng tiếc có thể xảy ra bất cứ lúc nào.

Hiện nay có một số phương pháp điều trị như sau:

  • Điều trị bằng liệu pháp tâm lý: trò chuyện, chia sẻ, tìm ra vấn đề và giải quyết vấn đề
  • Dùng thuốc chống trầm cảm (theo chỉ định của bác sĩ)
  • Điều trị bằng vật lý trị liệu: xoa bóp trị liệu, châm cứu,…

Trong các phương pháp điều trị nói trên thì phương pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý là có hiệu quả lâu dài, an toàn nhưng cũng liệu pháp khó khăn nhất. Bởi vì phương pháp này trị liệu vào tâm bệnh, giải quyết từ gốc vấn đề đồng thời đòi hỏi người chuyên gia phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng qua đào tạo bài bản mới có thể lĩnh hội được những kiến thức chuyên sâu cũng như áp dụng vào thực tế trị liệu.

 

PV: Được biết phương pháp điều trị bằng liệu pháp tâm lý đang được áp dụng một cách hết sức khoa học, bài bản tại Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam, xin Chuyên gia chia sẻ kỹ hơn về liệu pháp này cũng như những điểm khác biệt so với các liệu pháp khác hiện nay?

Chuyên gia Tâm lý Bùi Thị Hải Yến: Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam là đơn vị đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực trị liệu tâm trí và chữa lành tâm bệnh được xây dựng trên quy mô lớn, chuyên nghiệp, tận tâm và trách nhiệm. Liệu pháp tâm lý trị liệu tại Trung tâm là liệu pháp đặc biệt ứng dụng NLP vào trị liệu tâm lý lần đầu tiên tại Việt Nam. Mô hình này thực tế đã được nghiên cứu, ứng dụng có hiệu quả tại Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu tuy nhiên tại Việt Nam còn khá mới mẻ. Bản thân tôi cũng tự hào là một trong số những người đầu tiên mang nó về Việt Nam để giúp trị liệu tâm lý hiệu quả cho người Việt.

Điểm khác biệt của liệu pháp này nằm ở việc, với mỗi vấn đề khách hàng gặp phải, các chuyên gia tâm lý sẽ cùng trò chuyện và đưa ra những liệu pháp trị liệu riêng biệt dựa trên một quy trình tổng thể. Cụ thể như sau:

  • Bước 1: Trò chuyện cùng chuyên gia tâm lý để mở khóa tiềm thức và khám phá nguyên nhân gây bệnh thực sự.
  • Bước 2: Nhận thức rõ về lối tư duy suy nghĩ vốn có và hiểu được vấn đề mà mình đang thật sự phải đối mặt là gì.
  • Bước 3: Chuyên gia tâm lý sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh lại hệ tư duy trong tiềm thức và xây dựng lối suy nghĩ mới phù hợp với thực tại.
  • Bước 4: Đánh đổ neo tiêu cực và khiến tâm thức có mục đích trị liệu chứng trầm cảm
  • Bước 5: Xây dựng chắc chắn niềm tin và suy nghĩ tích cực để có thêm năng lượng mới cho cơ thể hoạt động, hành động một cách có chủ đích và đúng đắn.
  • Bước 6: Xóa tan mọi muộn phiền, căng thẳng, lo âu gây ra tình trạng trầm cảm
  • Bước 7: Khách hàng được đánh thức tiềm năng tự thân và có thể chủ động giải quyết các vấn đề tương tự trong tương lai để tình trạng trầm cảm biến mất vĩnh viễn.

Sau quá trình trị liệu các chuyên gia tâm lý và Trung tâm sẽ tiếp tục đồng hành, hỗ trợ bạn trong cuộc sống thường ngày cho đến khi bạn thực sự lấy lại cân bằng cuộc sống và ổn định tâm lý. Đây là điều vô cùng quan trọng để giúp người bệnh tự tin hơn và nhanh chóng trở lại cuộc sống bình thường.

Coach bùi thị hải yến
Trị liệu tâm lý là phương pháp hiệu quả nhất cho người mắc chứng trầm cảm

Phương pháp trị liệu tâm lý này tại Trung tâm NHC hoàn toàn không dùng đến thuốc mà hoàn toàn trị liệu bằng tâm lý ứng dụng phương pháp Lập trình tư duy NLP và Khoa học tâm trí vào trị liệu. Đội ngũ chuyên gia tại Trung tâm NHC đều là những chuyên gia hàng đầu về tâm lý, Master NLP, có nhiều năm kinh nghiệm, được các tổ chức trong và ngoài nước chứng nhận. Đồng thời đây cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam áp dụng mô hình này vào điều trị tâm lý.

Mặt khác, trong suốt quá trình trị liệu tâm lý tại Trung tâm, khách hàng sẽ được bảo mật thông tin cá nhân một cách tuyệt đối, sẽ chỉ có chuyên gia tâm lý và những người được chỉ định mới có thể liên hệ được khách hàng và lắng nghe những chia sẻ cũng như hỗ trợ khi khách hàng cần giúp đỡ.

PV: Vâng, xin cảm ơn Chuyên gia tâm lý Bùi Thị Hải Yến đã dành thời gian cho buổi trò chuyện này!

ĐÔI NÉT VỀ CHUYÊN GIA TÂM LÝ BÙI THỊ HẢI YẾN

Chuyên gia tâm lý bùi thị hải yến

Chuyên gia tâm lý, Master Coach – Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam

Master NLP Bùi Thị Hải Yến được biết đến là Giám đốc Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam – đơn vị đầu tiên và duy nhất sở hữu phương pháp Tâm lý trị liệu được kế thừa từ những bằng chứng khoa học chuẩn quốc tế.

Cô là học trò ưu tú của:

– Mr.Vas – Chủ tịch Tập đoàn Leading Performance Group, hoạt động tại Singapore, Malaysia, Vietnam, Thailand, Maldives, Sri Lanka;

– Mr.Robert Dilts Hiệu trưởng Đại Học NLP Hoa Kỳ;

– Anthony Robbins – Chuyên gia nổi tiếng nhất và thành công nhất trong lĩnh vực phát triển con người tại Bắc Mỹ.

Một số thành tích đạt được

Chuyên ngành tâm lý trị liệu:

  • Chứng chỉ NLP PRACTITIONER – Nhà thực hành NLP trị liệu – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ và Đại Học NLP
  • Chứng chỉ HYPNOTHERAPIST – Nhà thực hành thôi miên trị liệu – cấp bởi Hiệp hội thôi miên Hoa Kỳ
  • Chứng chỉ TIMELINE THERAPIST – Nhà trị liệu theo phương pháp dòng thời gian – chứng nhận bởi Hiệp hội trị liệu theo phương pháp dòng thời gian
  • Chứng nhận Tốt nghiệp Đại Học Cuộc Đời bởi Life University
  • Chứng chỉ Master Coach NLP – bậc thầy thực hành và chuyên gia trị liệu ứng dụng NLP – chứng nhận bởi Uỷ ban NLP Hoa Kỳ và Đại Học NLP

Chứng nhận Chương trình Nghiên cứu và Ứng dụng Năng lượng Địa sinh học của Công ty CP Năng lượng Vũ trụ Địa sinh học Reiki.

Bạn có thể liên hệ đến Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam để gặp chuyên gia Bùi Thị Hải Yến:

  • Cơ sở 1: Số 11 ngõ 83 Trần Duy Hưng, Trung Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 2: Số 05 Lô 13A, Trung Yên 6, Yên Hoà, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cơ sở 3: Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Cơ sở 4: Số 107 Hoàng Hoa Thám, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 589 8008
  • Website: tamlytrilieunhc.com
  • Email: tamlytrilieunhc@gmail.com
4.2/5 - (10 bình chọn)

Bình luận (32)

  1. Nguyen Ha Phuong Dung says: Trả lời

    Chưa bao giờ coi trầm cảm là một bệnh nhẹ nhàng bởi từng có những người mình yêu quý đã thất bại trước chứng bệnh tệ hại ấy. Bạn thân mình từng bị trầm cảm nặng sau cú sốc bố mẹ ly hôn và người yêu ngoại tình. Suốt một thời gian dài bạn mình không thoát ra được khỏi những điều tiêu cực ấy và đã uống thuốc ngủ để giải thoát. Nên trầm cảm thực sự đáng sợ. Thế nên mình luôn cố gắng tìm đến những điều tích cực nhất để bản thân không bao giờ bị trầm cảm chế ngự.

    1. Bích Ngọc says: Trả lời

      Câu chuyện của cô ấy gần giống mình, nhưng mình may mắn hơn khi đã gặp được 1 người tốt giúp mình thoát khỏi vũng lầy trầm cảm đen tối đó. Nên giờ đây mình cũng vô cùng trân quý cuộc sống này.

  2. Trình Thế An says: Trả lời

    Ôiiii giá mà biết đến phương pháp trị liệu này sớm hơn, thì anh mình đã không phải trải qua thời gian kinh hoàng dựa vào thuốc để ngủ ngon và tồn tại mỗi ngày. Cứ tưởng Việt Nam chỉ đưa đến khoa tâm thần của bệnh viện. Không ngờ lại có trung tâm điều trị chuyên về tâm lý và trị liệu trầm cảm như thế này.

    1. Tiêu Linh Linh says: Trả lời

      Mình tìm hiểu thấy thông tin bên này rất chuyên nghiệp và có tiếng. Bạn thử liên hệ trực tiếp trên website của họ xem, mình thấy phương pháp rất tân tiến và khoa học, đi vào giải quyết tận gốc rễ vấn đề tâm lý của người bệnh: https://tamlytrilieunhc.com/dich-vu/tram-cam

    2. Phan Minh Tâm says: Trả lời

      Việt Nam theo mình biết thì cũng có một số trung tâm tâm lý hoạt động hay sao đó nhưng nhỏ và không được chuyên nghiệp, với họ tư vấn những trường hợp nặng như trầm cảm giai đoạn nặng thường vẫn kê đơn uống thuốc ý.

  3. Trí Đặng says: Trả lời

    Tôi mới đưa con đi khám trầm cảm ở 1 bệnh viện tư mà họ kê cho một đơn thuốc khá dài, đa số là thuốc an thần. Con tôi bị tự kỷ mà 2 vợ chồng ít quan tâm đến con, đi làm về áp lực, mệt mỏi lại trách mắng nó nên trầm cảm lúc nào không biết. Đã hơn 17 tuổi nhưng con chẳng có bạn bè, thường nhốt mình trong phòng, có nhiều hôm trốn học rồi ngủ li bì mấy ngày liền. Vợ chồng tôi thực sự hối hận vô cùng vì đã đối xử với con như vậy. Nên suốt 2 tuần nay đã liên tục đưa con đi khám khắp nơi. Nhưng uống thuốc theo bác sĩ kê thì thấy con rất mệt mỏi và không muốn ăn uống gì. Vợ chồng tôi rất rối ren. Giờ chỉ mong tìm được phương pháp điều trị phù hợp mà hiệu quả để con bình thường trở lại.

    1. Lê Văn Lâm says: Trả lời

      Đây là sai lầm của rất nhiều ông bố bà mẹ tại Việt Nam và trên thế giới hiện nay bác ạ. Không chỉ ở nước ta mà các quốc gia khác hầu như cũng diễn ra tình trạng này và khiến cho rất nhiều trẻ em, ngay cả thanh niên thì các con vẫn là những đứa trẻ rơi vào sự lạc lõng. Bác cứ liên hệ bên Trung tâm này xem thế nào, theo tôi thì không phải cứ cái gì dùng thuốc cũng tốt.

  4. Tú Phương says: Trả lời

    Bác cả nhà mình đã điều trị trầm cảm tại trung tâm tâm lý này, chính chuyên gia Bùi Thị Hải Yến trị liệu luôn. Vì nhà bác ở dưới quê nên thời gian bác xuống Hà Nội chữa bệnh thì có ở lại nhà mình nên mình nhìn thấy rất rõ sự cải thiện của bác. Mẹ mình có đưa bác đến trung tâm trị liệu 2 lần, sau buổi đó về thì bác đã tự có thể bắt taxi và đến trung tâm trị liệu buổi thứ 3 một mình rồi. Thực sự hiệu quả kiểu đáng ngạc nhiên luôn ạ. Trước đó ở quê gia đình xảy ra biến cố nên bác rơi vào trầm cảm đến hơn năm nay. Ở quê không biết còn tưởng bác bị bệnh tâm thần, hàng xóm cũng nói ra nói vào suốt. Nhưng anh con trai bác đi làm dưới thành phố và biết đến trung tâm đã đưa bác xuống kiểm tra và đăng ký chữa trị. Giờ xã hội cũng hiện đại rồi nên phương pháp điều trị những bệnh về tâm lý như thế này cần phải được phổ rộng và phát triển hơn nữa. Mình chia sẻ câu chuyện từ chính gia đình mình để hy vọng nhiều trường hợp trầm cảm như bác mình có thể được phát hiện và trị liệu kịp thời. Vì sợ nhất chính là bị trầm cảm nhưng không ai nghĩ đó là trầm cảm. Khi chính mình không biết mình có bệnh, điều đó thực sự đáng sợ lắm ạ.

    1. Quang Xray says: Trả lời

      Bên đó họ trị liệu bằng phương pháp gì như thế nào mà không cần uống thuốc thế bạn?

  5. Bình Dương says: Trả lời

    Cảm ơn báo Sức khoẻ y tế Việt Nam, những người thiếu hiểu biết như tôi sẽ mãi không biết bản thân mình bị trầm cảm hay đang bị làm sao. Vì không nghĩ mình sẽ mắc phải căn bệnh hiểm ác như thế này. Tôi phát hiện mình có những biểu hiện như mất ngủ kéo dài, nhưng cứ nghĩ đó là do tôi thức khuya thành thói quen và không ngủ sớm được. Dù có ngày tôi ngủ rất rất ít nhưng đêm đến nằm xuống giường rất sớm mà vẫn chẳng thể ngủ nổi. Tôi uể oải đi làm rồi bị khiển trách nhiều ở công ty làm tôi càng thêm chán, thấy bản thân vô dụng, chẳng được tích sự gì. Sau đó tôi quyết định nghỉ việc và ở nhà để lấy lại tinh thần. Nhưng càng ở nhà tôi càng nhốt mình lại càng cảm thấy buồn chán hơn. Rồi tôi ngồi suy nghĩ trong phòng một mình cả ngày dài cho đến lúc mệt quá sẽ thiếp đi ngủ li bì đến 12-14 tiếng. Mọi việc cứ thế tiếp diễn cho đến nay đã được hơn 5 tháng. Cho đến khi bạn tôi share bài viết này và tôi đọc từ đầu đến cuối 3 lần. Có lẽ tôi vẫn có thể lựa chọn lại để cứu lấy cuộc đời tôi.

    1. Sơn Bùi says: Trả lời

      Cảm ơn chia sẻ về câu chuyện của bạn, bác bạn thật may mắn vì có anh con trai tinh tế và hiểu biết, chứ dưới quê mà có dấu hiệu trầm cảm như u lì, thích ở một mình, hay có những biểu hiện lạ.. thường sẽ không cho đó trầm cảm đâu. Đúng như bạn nói, họ sẽ suy ra bệnh gì đó đại loại như điên hoặc tâm thần hay down gì gì đó… Nên rất rất trường hợp bị trầm cảm nhưng không phát hiện ra sau đó chỉ biết tìm đến cái chết thôi.

    2. Phương Phương says: Trả lời

      Mình cũng có người quen trị liệu bên trung tâm Tâm lý này và đang có tiến triển tốt. Thấy làm việc uy tín lại có tâm. Đọc rất nhiều bài báo viết về Trung tâm này rồi. Ý nghĩa quá.

    3. Bạch Tư Ruby says: Trả lời

      Thật may là bạn đã đọc được những kiến thức cần thiết đúng thời điểm. Nhiều người không nhận ra là mình có bệnh khi bị trầm cảm, đó mới thực sự là hiểm hoạ vì nếu bệnh nặng hơn có thể họ sẽ nghĩ đến cái chết và làm hại chính mình.

    4. Soo Hee says: Trả lời

      Bác đi khám xem thế nào đi ạ. Kịp thời còn hơn không, bên này thấy mọi người khen nhiều nên cũng yên tâm ấy. Ngày nay phát triển nên những bệnh về tâm lý ngày càng nhiều do áp lực xã hội cũng nhiều. Mình nên cố gắng chiến thắng áp lực để giành lấy cuộc sống tươi đẹp hơn.

    5. Rinny Tuyết says: Trả lời

      Nhiều người cứ bảo mới có tí áp lực đã stress với trầm cảm rồi xã hội này sẽ đi đâu về đâu nhưng họ không biết rằng trầm cảm là một bệnh, nó tích tụ những tổn thương thành kí ức khổng lồ và tích tụ từ những ngày ta còn bé rồi, Và mỗi người đều có một giới hạn chịu đựng khác nhau mà. Có người quen chịu đựng thì cảm thấy có thể gắng gượng được và nghĩ thoáng tích cực hơn. Chứ người giới hạn chịu đựng thấp họ dễ cảm thấy đau buồn và tổn thương lắm.

    6. Alisa Mia says: Trả lời

      Đúng rồi bạn ơi, không có thể đoán được bản thân mình lại mắc loại bệnh quái đản như thế này, nó hành hạ tâm trí người bệnh mỗi ngày và làm bản thân họ trở nên vô dụng ngày càng vô tích sự hơn. Nên phải thoát ra cảm nhận đó mới có thể chiến thắng chính mình.

    7. Thu Biên says: Trả lời

      Bạn có thể đến ngay Trung tâm Tâm lý NHC Việt Nam này khám, họ làm việc rất có quy trình và đảm bảo. Nhân viên chuyên nghiệp và các chuyên gia rất rất tâm lý. Người quen của mẹ mình đã điều trị trầm cảm thành công tại đây. Đừng để lâu bệnh nặng khó cứu vãn bạn ạ.

    8. Anna Đặng says: Trả lời

      Sợ nhất là có bệnh nhưng không biết mình có bệnh để mà chữa. bác đã sớm phát hiện như này thì nên đi khám để chữa trị cho khỏi. Chứ để nữa là mưa dần thấm lâu, bệnh đáng sợ thế này không biết đâu mà lần

  6. Phan Hoang Nhat Linh says: Trả lời

    Trung tâm này chỉ có 1 cơ sở thôi ạ? Vậy người ở trong Nam muốn được đăng ký khám phải bay ra ngoài đó ạ 🙁

    1. Thanh Thanh says: Trả lời

      Hiện tại như mình tìm hiểu thì thấy trung tâm đã có thêm cơ sở mới ở Sài
      Gòn rồi đó, Số 18 Phan Chu Trinh nối dài, Phường 13, Quận Bình Thạnh

    2. Tạ Biên says: Trả lời

      Nếu trầm cảm nặng nề và lâu năm quá rồi thì nên đầu tư ra ngoài này theo dõi và điều trị cho khỏi hẳn bạn ạ. Chứ bệnh này nguy hiểm, vì nếu nặng là cứ nghĩ đến cái chết để giải thoát nên có thể tự giết hại mình bất cứ lúc nào. Nhiều người tự tử cũng vì trầm cảm nên thấy cái chết là thoái mái

    3. Tuấn Long says: Trả lời

      Bạn tớ có người họ hàng ở Nghệ An (miền Trung) cũng phải lặn lội ra Bắc để ở lại theo dõi và điều trị bệnh đó cậu ạ. Vì nó quá nguy hiểm và không nên để lâu, chữa trị được sớm ngày nào tốt ngày đó. Vì khoẻ mạnh, vui vẻ yêu đời thì còn có thể đi làm, lao động kiếm tiền chứ cứ ủ rũ chán nản với cuộc sống thì không muốn làm gì cả. Tiền cũng không kiếm được sống cũng chẳng có động lực gì. Như thế khổ hơn nhiều ấy 🙁

    4. Sindy Minh Ánh says: Trả lời

      Trung tâm mới mở cơ sở trong Sài Gòn rồi đó bạn, Thật mong trung tâm có thể mở thêm chi nhánh ở nhiều nơi khác vì thực sự trầm cảm ở Việt Nam rất nhiều

  7. Nguyễn Thị Mai Anh says: Trả lời

    Bài phỏng vấn ý nghĩa và nhiều thông tin bổ ích quá, nghe lời giải đáp của chuyên gia mới thấy thực ra trong thâm tâm ai ai cũng đều có 1 sự trầm cảm nhẹ. Hoặc tồn tại 1 mảnh vỡ mỏng manh có thể xoẹt ngang bất cứ lúc nào. Bởi những biểu hiện của nó mình nghĩ ai cũng từng có, nhưng lý chí mạnh, tiềm thức tốt nên chưa bị trầm cảm thôi. Thế mới nói nên suy nghĩ tích cực vui vẻ để ít nhất là mình vui cũng có thể làm người khác vui vẻ hơn.

    1. Thu Huyen says: Trả lời

      Nếu ai cũng chịu đựng tốt giông bão, áp lực trong cuộc sống thì có lẽ không ai bị trầm cảm rồi. Dù chịu đựng tốt đến đâu nhưng quá nhiều chuyện tổn thương và lời lẽ tiêu cực, những người tiêu cực ở xung quanh nhiều thì mọi chuyện cũng khó có kết cục tốt. Ông bà ta nói “gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” cũng có hàm ý là nếu người tiêu cực, ủ rũ mà ở với nhau thì chủ đề của họ sẽ luôn tiêu cực, xoay quanh những chuyện buồn và chẳng nhìn thấy gì vui vẻ, đáng yêu nữa. Nhưng nếu ở gần người sôi nổi, hoạt bát, vui tươi thì cười nhiều, vui vẻ và muốn hoạt động mỗi ngày đó.

    2. Phuong Pham says: Trả lời

      Trầm cảm có giai đoạn và càng nặng thì người bị trầm cảm càng cảm thấy bế tắc và không tin tưởng ai bạn ạ. Kiểu biết mình có bệnh đó nhưng lại chẳng biết chữa thế nào mà chẳng tin ai cả, ngay cả chính bản thân cũng không tin luôn nên bế tắc càng đi vào ngõ cụt không có lối ra ấy.

    3. Dang Minh Khue says: Trả lời

      Có ai biết Trung tâm Tâm lý kia trị liệu trong bao lâu thì có thể khỏi được trầm cảm không ạ? Nếu trầm cảm giai đoạn đầu chắc sẽ nhanh khỏi hơn giai đoạn sau đúng không?

    4. Chau Minh says: Trả lời

      Gia đình bạn mình có con bị trầm cảm do ngày bé bị tự kỷ nhưng bố mẹ không để ý đến con nên không hay biết gì đây, thực sự nhiều gia đình hiện nay cứ bỏ bê con cái, mải kiếm tiền và làm việc, không có thời gian chăm sóc lắng nghe con. Lúc nó đòi nghỉ học chỉ nghĩ là nó ốm, trẻ con đứa nào cũng k thích đi học…v..v. Cho đến lúc thấy con trở thành con người khác, đêm đến khóc thút thít 1 mình trong phòng rồi hỏi k trả lời, chỉ nhìn trân trân thôi thì đau xót cũng đã muộn. Lại cuống cuồng tìm cách chữa chạy. Thế là quanh đi quẩn lại vài năm, tuổi xuân của con trẻ chỉ là tự kỷ và trầm cảm tuổi mới lớn. Đáng sợ thực sự.

  8. Lý Tiêu Nga says: Trả lời

    Cháu có nghe nói về cô Yến ở Trung tâm Tâm lý trị liệu NHC Việt Nam điều trị trầm cảm và tự kỷ rất giỏi. Cháu có tìm hiểu nhiều thông tin trên mạng xã hội và báo chí về cô. Thời gian trước do ảnh hưởng của bạo lựa gia đình và sau đó ba mẹ cháu ly hôn, làm cháu lúc nào cũng sống trong sợ hãi, bồn chồn, lo lắng không yên. Cháu tự thu mình lại chỉ muốn không ai biết đến sự tồn tại của mình 🙁 Cháu đã nghi ngờ rằng mình đang có dấu hiệu trầm cảm và càng chắc chăn hơn khi đọc bài phỏng vấn của cô. Cháu đã rất muốn liên hệ với Trung tâm của cô nhưng những lúc chán nản, tiêu cực và muốn thoát ra khỏi bóng tối thì cháu lại không đủ dũng cảm, không dám đối diện thậm chí cạn kiệt ý chí để có thể tự cứu mình. Cháu rất bất lực.

    1. Đoàn Thu Quỳnh says: Trả lời

      Ôi cô bé ơi, trước hết phải bình tĩnh. Hãy liên hệ ngay với phía trung tâm khi tỉnh táo như thế này để họ hỗ trợ nhé. Mọi người ai cũng mong cháu bình an và vui vẻ.

    2. Vũ Đình Phong says: Trả lời

      Cố gắng đến trị liệu càng sớm càng tốt bạn ạ, những lúc còn nghĩ được thế này thì bạn vẫn còn tỉnh táo và sẽ có khả năng cải thiện sớm hơn đấy. Mình thấy bên trung tâm này rất có chuyên môn vì thấy báo đài đưa tin nên thấy rất yên tâm về uy tín. https://www.doisongphapluat.com/xa-hoi/y-te/trung-tam-tam-ly-tri-lieu-nhc-khi-suc-khoe-va-hanh-phuc-cua-khach-hang-la-su-menh-a342475.html Nên hãy đặt niềm tin vì tương lai tươi đẹp còn ở phía trước, không ai muốn bị trầm cảm tước đoạt cuộc sống của mình mà. Chúc bạn luôn mạnh khoẻ.

  9. Man Nhi says: Trả lời

    Bạn ơi nhà mình cũng xảy ra những chuyện như thế và mình đã trải qua trị liệu tâm lý để có thể ngồi gõ những dòng chữ này. Nhưng mình không may mắn được chuyên gia có tiếng và giàu kinh nghiệm như cô Yến trị liệu nên đã mất đến hơn 2 năm sống cùng trầm cảm. Thực tế thời gian đó mình chỉ là tồn tại thôi. Nhưng mình đã may mắn nhận ra tình yêu thương của mẹ kịp thời để tìm lại bản thân và yêu cuộc sống hơn. Nên nếu đã tìm hiểu về nơi bạn tin tưởng, ít nhất là bạn đã tin tưởng họ giúp được thì hãy cố gắng đến đó trị liệu nhé. Xung quanh vẫn còn rất nhiều người yêu thương bạn.

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *