Bị nổi nhọt, mưng mủ ở chân: Nguyên nhân, cách trị
Nội dung bài viết
Bị nổi nhọt ở chân, mưng mủ đau đớn có thể là dấu hiệu nhiễm trùng da ở chân. Tình trạng này có thể khắc phục bằng các biện pháp tại nhà, tuy nhiên đôi khi người bệnh cần điều trị y tế phù hợp để tránh các rủi ro không mong muốn.
Nổi nhọt ở chân là bệnh gì?
Mụn nhọt là một bệnh lý nhiễm trùng da phổ biến có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên da. Khi nổi mụn nhọt ở chân, tình trạng này có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là nhiễm vi khuẩn, nhiễm nấm hoặc các bệnh lý liên quan khác.
Theo các chuyên gia, có một số yếu tố và nguyên nhân cụ thể có thể dẫn đến mụn nhọt, mưng mủ ở chân, chẳng hạn như:
1. Nhiễm khuẩn
Da ở chân có thể phát triển mụn nhọt khi nhiễm vi khuẩn, phổ biến là Staphylococcus aureus. Những loại vi khuẩn này thường sống trên bề mặt da và bên trong màng nhầy của khoang mũi.
Vi khuẩn Staphylococcus có thể sống trên da của người khỏe mạnh trong thời gian dài ngay cả khi không gây nhiễm trùng. Tuy nhiên khi da xuất hiện các vết nứt hoặc vết cắt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể. Điều này có thể dẫn đến sự hình thành mụn nhọt ở vùng da bị ảnh hưởng.
Tụ cầu khuẩn sinh sống bên trong các mô da, làm hỏng các tuyến nang lông và tuyến dầu trên da. Trong thời gian bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ phản ứng với các vi sinh vật lạ bằng cách hình thành các nốt nổi lên ở vùng da bị tổn thương, dẫn đến mụn nhọt.
Một số người có thể bị nhiễm nhọt da do tiếp xúc với các vật liệu ô nhiễm như ghế ngồi và bồn cầu. Bên cạnh đó, việc sử dụng chung khăn tắm, đồ vải, khăn mặt hoặc các vấn dụng vệ sinh khác cũng có thể dẫn đến việc lây lan vi khuẩn trực tiếp.
Ngoài ra, nổi mụn nhọt ở chân có thể xảy ra khi chân tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ lây nhiễm tụ cầu khuẩn. Các yếu tố có tăng nguy cơ nhiễm trùng gây mụn nhọt trên chân bao gồm:
- Xuất hiện các vết cắt, vết nứt hoặc các vết thương nhỏ trên da cho phép tụ cầu xâm nhập vào các mô da.
- Vệ sinh da kém dẫn đến tích tụ bụi bẩn, dầu thừa, mồ hôi trên da. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển mụn nhọt.
- Nhiễm các bệnh lý gây ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, chẳng hạn như HIV, tiểu đường, nhiễm trùng gan, bệnh phổi và các bệnh rối loạn thận.
- Thiếu hụt các chất dinh dưỡng trong cơ thể, dẫn đến suy giảm hệ thống miễn dịch, không thể bảo vệ cơ thể khỏi tụ cầu khuẩn.
- Mắc các bệnh lý về da như vẩy nến, bệnh chàm hoặc tổ đỉa, có thể dẫn đến các vết thương, vết loét nhỏ trên da.
2. Lông mọc ngược
Lông mọc ngược có thể là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể gây nổi mụn nhọt, mưng mủ ở chân. Lông mọc ngược là tình trạng phổ biến, đặc biệt là ở những người có lông xoăn.
Nốt mụn mủ do lông mọc ngược có thể phát triển trên da trong khi lông cuộn lại hoặc theo hướng nghiêng bên dưới da. Tình trạng lông mọc ngược có thể xuất hiện trên chân sau khi cạo hoặc tẩy lông bằng quy trình không phù hợp. Lông mọc ngược cũng có thể bị vi khuẩn làm nhiễm trùng và phát triển thành những nốt nhọt gây đau đớn.
Đôi khi, những phần da mềm ở chân và đùi trong có thể phát triển những đám lông mọc ngược tương đối lớn. Những vết sưng này có thể trở nên trầm trọng hơn, gây đau, chứa đầy mủ khi bị vi khuẩn có hại xâm nhập.
3. Viêm nang lông
Theo một số nhà nghiên cứu, viêm nang lông là tình trạng da có liên quan đến nang lông bị viêm, sưng tấy và chứa đầy mủ. Tình trạng này có thể là do nhiễm trùng vi khuẩn hoặc nấm và có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm ở chân.
Trong giai đoạn đầu, bệnh viêm nang lông biểu hiện như một nốt mụn nhỏ màu đỏ, hồng hoặc trắng nổi lên xung quanh nang lông. Sau vài ngày, các vết sưng tấy tăng dần về kích thước thành một cục lớn phát triển thành vết loét hở có thể lan rộng, đóng vảy và gây đau đớn.
4. Lỗ chân lông bị tắc nghẽn
Nổi mụn nhọt ở chân có thể là kết quả của việc tắc nghẽn các lỗ chân lông trên vùng da bị ảnh hưởng. Tình trạng này có thể liên quan đến sự tích tụ dầu thừa, mồ hôi, bụi bẩn và các mảnh da vụn trên các tuyến mồ hôi.
Lỗ chân lông bị tắc nghẽn có thể dẫn đến mụn nhọt, sưng, viêm và mưng mủ đau đớn. Tình trạng này có thể liên quan đến việc kém vệ sinh trên da. Bên cạnh đó, quần áo chật có thể gây áp lực đến các lỗ chân lông, dẫn đến mụn nhọt.
5. Bệnh lây truyền qua đường tình dục
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục là một yếu tố khác có thể dẫn đến các nốt mụn nhọt đau đớn lây lan từ vùng sinh dục đến đùi trong và các bộ phận khác của chân. Mụn cóc sinh dục, bệnh giang mai, mụn rộp sinh dục và HIV là các nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây nổi mụn nhọt ở chân và một số bộ phận cơ thể khác.
Do đó, nếu người bệnh nổi mụn nhọt lạ ở chân, đùi trong hoặc vùng kín sau khi quan hệ tình dục không được bảo vệ, hãy đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp. Các bệnh lây qua đường tình dục cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn.
Dấu hiệu và triệu chứng nổi mụn nhọt trên chân
Mụn nhọt mưng mủ ở chân là một dạng nhiễm trùng da, biểu hiện dưới dạng các nốt sưng, đau hoặc khối u chứa đầy mủ. Các nốt mụn nhọt này có thể xuất hiện trên da do nhiễm trùng các nang lông hoặc tuyến dầu trên da. Nang lông bị nhiễm trùng sẽ phát triển thành các nốt mẩn đỏ, viêm, đau ở vùng da bị tổn thương.
Cụ thể, mụn nhọt ở chân có thể dẫn đến một số dấu hiệu nhận biết chẳng hạn như:
- Xuất hiện các vết sưng, đau đớn hoặc các nốt sưng nhỏ trên da chân
- Các nốt mụn nước có thể màu đỏ, hồng, trắng, vàng ở chân
- Đỏ, đỏ và viêm khu vực bị ảnh hưởng
- Nốt mụn nhọt có điểm trắng hoặc vàng ở trung tâm
Ngoài các dấu hiệu này, đôi khi người bệnh có thể bị sốt, mệt mỏi, đau đầu, sưng hạch bạch huyết hoặc một số triệu chứng lạ khác. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn chăm sóc phù hợp.
Cách trị tình trạng nổi nhọt ở chân
Mụn nhọt ở chân thường là các tổn thương da nhỏ, không dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên nếu không tiến hành điều trị phù hợp, mụn nhọt có thể phát triển, tăng kích thước và dẫn đến áp xe. Do đó, nếu xuất hiện các nốt mụn nhọt ở chân, người bệnh có thể lưu ý một số thông tin như:
1. Điều trị y tế
Các loại thuốc điều trị mụn nhọt thường mang lại hiệu quả tương đối cao, nhanh chóng và an toàn. Tác dụng chính của các loại thuốc thường bao gồm diệt khuẩn, phục hồi các tế bào da, giảm tiết mồ hôi và giữ da luôn tươi sáng.
Các loại thuốc phổ biến thường được sử dụng để điều trị mụn nhọt ở chân bao gồm:
- Thuốc sát khuẩn: Được sử dụng để loại bỏ vi khuẩn ở các nốt mụn nhọt có kích thước nhỏ và không có nguy cơ biến chứng. Trong hầu hết các trường hợp, các nốt mụn nhọt có thể biến mất hoàn toàn sau khi điều trị bằng thuốc sát khuẩn.
- Thuốc giảm đau: Thuốc giảm đau được chỉ định sử dụng khi bệnh nhân có các nốt mụn nhọt kích thước lớn, gây đau đớn nghiêm trọng hoặc dẫn đến sốt. Tuy nhiên thuốc giảm đau không có tác dụng điều trị mụn nhọt, do đó cần được sử dụng kết hợp với kháng sinh.
- Thuốc kháng sinh tại chỗ: Thuốc có tác dụng tiêu diệt hoặc hạn chế các loại vi khuẩn gây mụn nhọt ở chân, đặc biệt là tụ cầu khuẩn.
- Thuốc kháng sinh đường uống: Thuốc được chỉ định sử dụng để điều trị các nốt mụn nhọt có kích thước lớn và không đáp ứng các phương pháp điều trị tại chỗ. Sử dụng thuốc kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bao gồm gia tăng vi khuẩn có hại.
Sử dụng thuốc điều trị mụn nhọt ở chân thường có hậu quả cao và nhanh chóng. Tuy nhiên khi sử dụng thuốc người dùng cần lưu ý về liều lượng và thời gian điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
2. Điều trị mụn nhọt ở chân tại nhà
Các biện pháp khắc phục tại nhà là phương pháp điều trị hiệu quả đối với mụn nhọt nhỏ và không liên quan đến các nguyên nhân nghiêm trọng. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:
Nha đam:
Nha đam là một loại thảo mộc tự nhiên có thể điều trị nhiễm trùng mụn nhọt trên da. Loại thảo mộc này có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm và hỗ trợ chữa lành các nốt mụn trên da.
Cách điều trị mụn nhọt với nha đam bao gồm:
- Làm sạch vùng da chân bằng nước ấm và làm khô bằng khăn sạch
- Thoa gel nha đam hoặc thịt nha đam tươi lên khu vực bị ảnh hưởng
- Để hỗn hợp lưu lại trên da cả ngày
- Lặp lại các thao thao tác 3 lần mỗi ngày và 3 ngày mỗi tuần để khi các nốt mụn nhọt khỏi hẳn
Dung dịch nước muối:
Nước muối có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị tại nhà để loại bỏ mụn nhọt ở chân hoặc bất cứ bộ phận nào khác trên cơ thể. Muối có khả năng khử trùng, chống viêm tự nhiên và hỗ trợ chữa lành mụn nhọt hiệu quả.
Cách dùng nước muối chữa mụn nhọt trên chân như sau:
- Trộn 2 thìa cà phê muối ăn vào một ly nước ấm
- Sử dụng bông gòn thấm dung dịch nước muối thoa lên vùng da mụn nhọt
- Để hỗn hợp lưu lại trên da khoảng 20 phút trước khi rửa sạch với nước
- Lặp lại các thao tác điều trị ba lần mỗi ngày trong vài tuần liên tục cho đến khi mụn nhọt biến mất hoàn toàn
Baking soda:
Baking soda là một loại thuốc làm se vết thương hiệu quả và có thể giúp tiêu mủ từ các nốt mụn nhọt. Bên cạnh đó, baking soda cũng có thể làm dịu mụn nhọt ngứa và hỗ trợ giảm viêm.
Cách điều trị:
- Lấy một thìa cà phê baking soda hòa với một vài giọt nước, trộn thành một hỗn hợp nhuyễn
- Đắp hỗn hợp lên vùng da mụn
- Để hỗn hợp khô tự nhiên trước khi rửa sạch bằng nước
- Lặp lại quy trình điều trị 2 lần mỗi ngày đến khi các nốt mụn nhọt ở chân khỏi hẳn
Các biện pháp khắc phục tại nhà được sử dụng để để điều trị các nốt mụn nhọt nhỏ và do các nguyên nhân không nghiêm trọng như lông mọc ngược hoặc phản ứng dị ứng. Ngoài ra, đối với các nốt mụn sưng to mãn tính hoặc viêm đau, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn các biện pháp điều trị phù hợp.
Tham khảo thêm: 10+ cách trị mụn nhọt sưng to an toàn, hiệu quả nhanh
Biện pháp phòng ngừa mụn nhọt ở chân
Để phòng ngừa mụn nhọt ở chân, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp như:
- Duy trì vệ sinh hàng ngày thích hợp bằng cách tắm hàng ngày bằng xà phòng sát khuẩn phù hợp
- Che phủ các vết cắt hoặc vết thương hở trên da để ngăn ngừa sự xâm nhập của vi khuẩn staphylococcus
- Tránh sử dụng chung vật dụng cá nhân, xà phòng, khăn tắm hoặc bất cứ sản phẩm vệ sinh nào khác với người khác
- Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng để cải thiện hoạt động của hệ thống miễn dịch
- Điều trị các tình trạng y tế tiềm ẩn trong cơ thể, có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch của da
- Hạn chế gãi ngứa hoặc tác động lên da chân sau khi nổi mụn nhọt để tránh nhiễm trùng
- Thường xuyên vệ sinh chăn, gối và không gian sống để tránh nhiễm trùng vi khuẩn
Hầu hết các trường hợp nổi mụn nhọt ở chân không nguy hiểm và có thể cải thiện trong một vài tuần. Tuy nhiên nếu mụn nhọt tồn tại trong một thời gian dài hoặc lan rộng ra khắp cơ thể, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!