Nổi mụn ở ngực do đâu? Cách trị nhanh & phòng ngừa
Nội dung bài viết
Nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể dẫn đến nổi mụn ở ngực, lưng và các bộ phận khác trên cơ thể. Tuy nhiên mụn trứng cá thường không nghiêm trọng và có thể xử lý bằng các phương pháp tại nhà.
Nổi mụn ở ngực nguyên nhân do đâu?
Mụn trứng cá là tình trạng da liễu rất phổ biến, đặc biệt là ở thanh thiếu niên và phụ nữ. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong trên cơ thể bao gồm ngực.
Nổi mụn ở ngực có thể liên quan đến nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ, cụ thể bao gồm:
1. Biến động nội tiết tố
Dao động nội tiết tố thường phổ biến ở thiếu niên và thanh niên. Tuy nhiên một số phụ nữ trong độ tuổi 30 – 50 cũng có thể bị dao động nội tiết tố và phát triển mụn trứng cá ở ngực hoặc xung quanh ngực như vai, bắp tay hoặc cổ.
Bên cạnh sự thay đổi hormone, các tác động từ ma sát ngực với quần áo có thể dẫn đến mụn hoặc khiến mụn ở ngực trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Sử dụng thực phẩm có đường
Các loại thực phẩm chứa đường có thể làm tăng đột biến lượng đường trong máu, điều này có thể dẫn đến mụn trứng cá ở ngực và các bộ phận khác trên cơ thể bao gồm lưng, bắp tay hoặc vai.
Giảm lượng đường và đồ ngọt tiêu thụ có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng mụn trứng cá.
3. Mất nước
Mất nước có thể gây ảnh hưởng xấu đến mọi bộ phận của cơ thể, bao gồm cả làn da. Khi mất độ ẩm cần thiết, da có xu hướng trở nên khô, bong tróc vảy và nứt nẻ. Điều này có thể khiến các vảy da chết kẹt ở lỗ chân lông, kết hợp với lượng bã nhờn dư thừa và dẫn đến mụn trứng cá.
Mụn do thiếu nước có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong cơ thể, bao gồm mụn ở lưng, ngực, vai hoặc bắp tay.
Bổ sung nước và tăng lượng chất lỏng, đặc biệt là sau khi bệnh, tập thể dục hoặc khi nhiệt độ quá cao để ngăn ngừa các rủi ro gây mụn trứng cá. Bên cạnh đó, nếu cảm thấy da khô và tăng sản xuất dầu để bù nước, bạn nên bổ sung chất lỏng ngay lập tức.
4. Tập thể dục quá mức
Vận động cơ thể và tập thể dục thường xuyên có thể tăng cường sức khỏe và cải thiện hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, tập thể dục quá mức có thể gây nổi mụn ở ngực ở một số người. Ma sát từ việc cọ xát quần áo kết hợp với mồ hôi, bụi bẩn, bã nhờn có thể tăng nguy cơ nổi mụn ở hai bắp tay, vai và ngực.
Để ngăn chặn nguy cơ này, bạn có thể mặc quần áo rộng và tắm ngay sau khi tập luyện để ngăn ngừa các rủi ro. Nếu không thể tắm ngay sau khi luyện tập, bạn nên lau sạch mồ hôi và bã nhờn trên cơ thể bằng khăn sạch.
5. Tác động của ánh nắng
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể gây kích ứng da, khô da và dẫn đến mụn trứng cá, bao gồm mụn ở ngực. Bên cạnh đó, các tia UV trong ánh nắng mặt trời có thể gây nhiều tác động xấu đến da, bao gồm ung thư da.
Trong trường hợp da bị kích ứng với ánh nắng mặt trời, da sẽ bắt đầu sản xuất nhiều dầu hơn bình thường để bù lượng nước bị mất. Điều này làm tăng nguy cơ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
Để cải thiện các triệu chứng, bạn có thể bảo vệ da bằng các sản phẩm kem chống nắng không chứa dầu và các hóa chất gây kích ứng da. Bên cạnh đó che chắn da cẩn thận và dưỡng ẩm thường xuyên để hạn chế tình trạng khô da.
6. Kích ứng bởi bột giặt và nước hoa
Mặc quần áo sạch có thể hỗ trợ ngăn ngừa mụn trứng cá. Bởi vì quần áo có thể ngăn bụi bẩn và các chất gây ô nhiễm khác kẹt ở các lỗ chân lông và tránh hình thành mụn.
Tuy nhiên, một số loại bột giặt, nước xả vải hoặc nước hoa có thể gây kích ứng da và dẫn đến tình trạng nổi mụn ở ngực. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể xác định và tránh sử dụng các loại bột giặt gây kích ứng. Bên cạnh đó, hạn chế sử dụng các chất tẩy rửa chứa hóa chất mạnh để hỗ trợ bảo vệ da.
7. Kem dưỡng ẩm chứa dầu
Kem dưỡng ẩm là sản phẩm hỗ trợ cấp ẩm cho da, chống khô da và nứt nẻ. Đối với một số người, sử dụng kem dưỡng ẩm có gốc dầu hoặc một số loại sữa dưỡng thể có thể dẫn đến nổi mụn ở ngực.
Các sản phẩm dưỡng da gốc dầu có thể chặn các lỗ chân lông và tạo điều kiện để vi khuẩn xâm nhập vào da, dẫn đến mụn trứng cá. Do đó, nếu có làn da khô, bạn nên trao đổi với bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu để được tư vấn các sản phẩm dưỡng ẩm không gây tắc nghẽn các lỗ chân lông. Bên cạnh đó, không sử dụng các sản phẩm gốc dầu hoặc có chứa dầu để hạn chế mụn.
Mụn trứng cá có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trên cơ thể, bao gồm mặt, mũi, trán, cổ, vai, bắp tay, ngực và lưng. Tuy nhiên trong hầu hết các trường hợp, mụn thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng nhiều phương pháp mà không dẫn đến các rủi ro không mong muốn.
Nổi mụn ở ngực là bệnh gì?
Trong một số trường hợp, tình trạng nổi mụn ở ngực là dấu hiệu của bệnh viêm nang lông. Viêm nang lông là tình trạng nhiễm trùng da, tương tự như mụn trứng cá, thường do nấm men hoặc một số loại nấm khác gây ra.
Các dấu hiệu và triệu chứng viêm nang lông thường dễ bị nhầm với mụn trứng cá. Thông thường viêm nang lông không được chẩn đoán cho đến khi các phương pháp điều trị mụn trứng cá ở ngực không mang lại hiệu quả.
Không giống như mụn trứng cá, viêm nang lông là tình trạng có thể tái phát nhiều lần sau khi điều trị. Ngoài ra, viêm nang lông có thể gây ngứa ngáy, khó chịu, trong khi mụn thường không gây ngứa.
Các triệu chứng viêm nang lông có thể trở nên nghiêm trọng trong mùa nắng nóng và ẩm ướt. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ viêm nang lông bao gồm:
- Có làn da dầu
- Sử dụng Steroid thường xuyên
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm dày hoặc có gốc dầu
- Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên trong một thời gian dài
- Mặc quần áo không phù hợp
- Sử dụng bồn tắm nước nóng
Viêm nang lông là tình trạng khác với mụn trứng cá, do đó các biện pháp điều trị là không giống nhau. Do đó, nếu nổi mụn ở ngực kéo dài và không đáp ứng các phương pháp trị mụn, bạn nên đến bệnh viện trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và điều trị phù hợp.
Xử lý nhanh tình trạng nổi mụn ở ngực
Có một số lựa chọn điều trị sẵn có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng mụn ở ngực. Cụ thể bao gồm:
1. Sử dụng tinh dầu tràm trà
Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá cây tràm (Melaleuca Alternifolia) có nguồn gốc từ Úc, có khả năng chống vi khuẩn và làm giảm viêm da. Cụ thể tinh dầu tràm trà có thể hỗ trợ chống lại hai loại vi khuẩn gây mụn là P. acnes và S. cholermidis.
Nhiều nghiên cứu cho biết, tình dầu tràm trà 5% có hiệu quả gấp 4 lần trong việc giảm các tổn thương do mụn so với một số loại thuốc điều trị. Bên cạnh đó, một sản phẩm chứa 5% tinh dầu tràm trà được cho là có hiệu quả tương đương như 5% benzoyl peroxide, một loại kem trị mụn phổ biến.
Cụ thể, cách trị mụn ở ngực với tinh dầu tràm trà như sau:
- Kết hợp 1 giọt dầu tràm trà với một muỗng cà phê dầu vận chuyển, như dầu ô liu
- Nhúng một miếng bông gòn vào hỗn hợp và thoa trực tiếp lên nốt mụn
- Thoa kem dưỡng ẩm sau khi hỗn hợp khô, nếu cảm thấy cần thiết
- Lặp lại các thao tác 1 – 2 lần mỗi ngày
Tuy nhiên, tinh dầu tràm trà được cho là rất mạnh và có thể gây đỏ hoặc kích ứng da. Do đó, pha loãng tinh dầu là điều rất quan trọng. Bên cạnh đó, kiểm tra mức độ kích ứng bằng cách sử dụng hỗn hợp tinh dầu trên một vùng da nhỏ trước khi sử dụng trên một vùng da lớn.
2. Sử dụng trà xanh
Uống trà xanh có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Tuy nhiên, khi thoa trực tiếp lên da, trà xanh có thể hỗ trợ cải thiện mụn nhọt cũng như một số bệnh lý ngoài da khác.
Trà xanh có chứa tannin và flavonoid, đây là hoạt chất có thể chống viêm và vi khuẩn dẫn đến mụn ở ngực. Bên cạnh đó, trà xanh cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa được chứng minh là có thể chống viêm, giảm sản xuất bã nhờn và ức chế sự phát triển của P. acnes ở những người có làn da dễ bị mụn.
Cách sử dụng trà xanh điều trị mụn bao gồm các bước như:
- Ngâm lá trà xanh trong cốc nước sôi khoảng 3 – 4 phút
- Để trà nguội
- Thoa trà lên ngực bằng bông gòn hoặc chai xịt
- Để yên trong 10 phút hoặc để qua đêm và tắm lại với nước sạch
- Áp dụng phương pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất
Hiện tại trên thị trường có nhiều sản phẩm trị mụn có chứa trà xanh. Tuy nhiên, bạn có thể tự làm nước trà xanh tại nhà và hỗn hợp này có thể lưu trữ ở tủ lạnh đến 2 tuần.
3. Trị mụn nhanh với nha đam
Gel nha đam khi thoa lên da có thể chống lại vi khuẩn, giảm viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương. Do đó, nha đam thường được sử dụng để cải thiện nhiều tình trạng da như bệnh vẩy nến, mề đay, phát ban, bỏng da hoặc các vết thương hở, xay xát.
Bên cạnh đó, nha đam có chứa upeol, axit salicylic, nitơ urê, axit cinnamonic, phenol và lưu huỳnh, tất cả các hoạt chất này đều ức chế vi khuẩn gây ra mụn.
Cách trị mụn bằng nha đam như sau:
- Sử dụng một lá nha đam tươi, rửa sạch, lấy phần gel ở giữa lá bằng một cái muỗng
- Thoa gel lên da, để yên trong vòng 10 – 15 phút
- Có thể thực hiện các thao tác 2 lần mỗi ngày
Bên cạnh đó, nha đam có thể sử dụng kết hợp với các loại kem trị mụn để tăng hiệu quả điều trị. Thoa nha đam sau khi sử dụng kem trị mụn để tăng hiệu quả điều trị mụn và hỗ trợ dưỡng ẩm.
Điều trị y tế cho tình trạng nổi mụn ở ngực
Bên cạnh các biện pháp xử lý nhanh tại nhà, bạn có thể tham khảo một số loại kem bôi, thuốc và liệu pháp điều trị mụn ở ngực như:
1. Kem bôi
Hầu hết các trường hợp mụn ở lưng, ngực được điều trị bằng các loại kem bôi trực tiếp lên da. Đây là phương pháp điều trị phổ biến cho các trường hợp mụn trứng cá nhẹ đến trung bình.
Trong trường hợp mụn không nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng các sản phẩm trị mụn không kê đơn. Các bác sĩ da liễu thường khuyến cáo sử dụng sản phẩm có chứa benzoyl peroxide hoặc axit salicylic để cải thiện tình trạng nổi mụn ở ngực.
Theo khuyến cáo, bạn nên thoa thuốc toàn bộ khu vực nổi mụn ở ngực, không chỉ chấm lên các nốt mụn. Sản phẩm thường được sử dụng một hoặc hai lần mỗi ngày và mang lại hiệu quả điều trị trong 4 – 8 tuần.
2. Thuốc theo toa
Trong trường hợp nổi mụn ở ngực nghiêm trọng hoặc không đáp ứng các phương pháp không kê đơn, bác sĩ có thể kê toa thuốc uống để điều trị mụn trứng cá, bao gồm mụn mủ, mụn bọc, mụn sần và mụn nang. Các loại thuốc điều trị có thể bao gồm:
- Thuốc tránh thai và các loại thuốc tác động đến hormone: Các loại thuốc này có thể làm giảm khả năng sản xuất dầu và loại bỏ dầu thừa trên da. Thông thường có thể mất khoảng 3 – 4 tháng để thuốc có hiệu quả điều trị. Bên cạnh đó, sử dụng các loại thuốc này có thể làm gián đoạn quá trình rụng trứng, gây rối loạn kinh nguyệt và thường không phù hợp với thiếu nữ đang dậy thì.
- Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm: Đôi khi bác sĩ có thể kê các loại thuốc kháng sinh kết hợp với thuốc bôi để cải thiện các triệu chứng mụn. Đôi khi người bệnh có thể cần sử dụng thuốc liên tục trong 2 – 6 tháng.
- Isotretinoin: Isotretinoin là thuốc điều trị mụn nghiêm trọng và có thể cải thiện các triệu chứng kéo dài tối đa 2 năm. Tuy nhiên, thuốc có thể dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi, do đó không phù hợp với phụ nữ mang thai hoặc phụ nữ dự định mang thai. Trước khi kê toa Isotretinoin, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và theo dõi khi sử dụng thuốc để tránh các rủi ro không mong muốn.
3. Quang trị liệu
Quang trị liệu trị nổi mụn ở ngực là phương pháp sử dụng ánh sáng quang học để cải thiện các triệu chứng mụn và hỗ trợ làm lành da. Bác sĩ có thể đề nghị liệu pháp này trong trường hợp da mụn trung bình và nặng.
Biện pháp phòng ngừa nổi mụn ở ngực
Nổi mụn ở ngực thường không nghiêm trọng và có thể gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ. Do đó, bên cạnh các biện pháp điều trị, bạn nên chú ý các phương pháp phòng ngừa bệnh tái phát. Các phương pháp phổ biến bao gồm:
1. Tắm mỗi ngày
Nếu bạn không tắm hàng ngày, mụn trứng cá thường dễ phát triển ở lưng, ngực, vai và bắp tay. Tắm thường xuyên có thể loại bỏ các yếu tố gây tắc lỗ chân lông như:
- Vi khuẩn
- Tế bào da chết
- Bụi bẩn
- Dầu dừa và bã nhờn
Để giảm nguy cơ nổi mụn ở ngực và lưng, bạn nên tắm mỗi ngày, bao gồm những tháng lạnh và khô hơn. Sử dụng nước ấm trong khi tắm và kết thúc với nước lạnh trong lần cuối làm sạch cơ thể, điều này có thể giúp se khít lỗ chân lông.
2. Giữ ẩm
Uống đủ nước và giữ ẩm cho cơ thể có thể hỗ trợ điều trị mụn từ bên trong. Nước không chỉ giúp cơ thể ngậm nước mà còn có thể hỗ trợ loại bỏ độc tố trong cơ thể.
Không có liều lượng nước phù hợp cho tất cả mọi người, tuy nhiên người bị mụn ở lưng hoặc ngực nên cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày. Bên cạnh đó, các loại đồ uống khác như một số loại nước trái cây cũng có thể tăng cường giữ nước và hạn chế mụn.
3. Sử dụng sữa tắm trị mụn
Tắm với sữa tắm có chứa axit salicylic có thể hỗ trợ điều trị và phòng ngừa mụn trứng cá ở ngực. Axit salicylic là thành phần điều trị mụn nhẹ và trung bình phổ biến.
4. Tẩy tế bào chết mỗi tuần
Da trải qua quá trình thay đổi tế bào mỗi tuần, da chết sẽ được đào thải lên bề mặt da (biểu bì) để hỗ trợ da mới phát triển. Tuy nhiên, đôi khi các tế bào da chết có thể không tự bong ra, điều này có thể làm tắc nghẽn lỗ lông và dẫn đến mụn trứng cá.
Tẩy tế bào chết có thể loại bỏ các tế bào da chết, ngăn ngừa tắc nghẽn các lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá. Bên cạnh đó, sau khi tẩy da chết, da sẽ trở nên mịn màng hơn rõ rệt.
Tuy nhiên, không nên tẩy tế da chết nhiều hơn một lần mỗi tuần. Điều này có thể gây kích ứng và tổn thương da.
5. Sử dụng sữa dưỡng thể không gây mụn
Việc sử dụng các loại sữa dưỡng thể, đặc biệt là sản phẩm qua đêm có thể dẫn đến tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn.
Các loại sữa dưỡng thể không gây mụn sau khi thoa lên ngực có thể hỗ trợ hydrat hóa làn da và không dẫn đến mụn nhọt. Thậm chí một số loại sữa dưỡng có thể có chứa một lượng nhỏ axit salicylic, hỗ trợ điều trị các nốt mụn ở ngực.
6. Thay đổi loại bột giặt
Một số loại bột giặt có thể dẫn đến kích ứng và tăng nguy cơ nổi mụn ở ngực, lưng. Do đó, đôi khi bạn có thể thay đổi loại bột giặt để tránh kích ứng da và hỗ trợ phòng ngừa mụn.
Sử dụng các sản phẩm tẩy rửa không có mùi thơm, không chứa hóa chất mạnh và thuốc nhuộm có thể loại bỏ vi khuẩn và hỗ trợ ngừa mụn. Trao đổi với người có chuyên môn về các nhãn hàng bột giặt và chất tẩy rửa không gây kích ứng da.
7. Mặc quần áo phù hợp
Mặc quần áo rộng rãi, thoáng khí có thể hỗ trợ phòng ngừa tình trạng nổi mụn ở ngực. Quần áo chật có thể khiến bụi bẩn, mồ hôi, bã nhờn và vi khuẩn phát triển, dẫn đến mụn.
Một số loại vải, chẳng hạn như len, nylon và spandex, có thể tăng nguy cơ kích ứng và gây mụn. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo người bị nổi mụn ở ngực nên mặc quần áo bằng vải cotton hoặc vải lụa để phòng ngừa mụn.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Các sản phẩm trị mụn không kê đơn có thể mất khoảng 10 tuần để mang lại hiệu quả điều trị. Do đó, nếu nổi mụn ở ngực kéo dài hơn 10 tuần, bạn nên đến bệnh viện và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Bên cạnh đó, nếu mụn ở ngực phát triển thành u nang, mụn sần hoặc mụn mủ gây đau đớn, người bệnh nên đến bệnh viện để xác định các nguyên nhân và điều trị phù hợp. Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các tổn thương trên da và tránh các rủi ro không mong muốn.
Mụn trứng cá là tình trạng phổ biến, bao gồm nổi mụn ở ngực, lưng và các bộ phận cơ thể khác. Một số người có thể điều trị mụn tại nhà, trong khi một số khác có thể dẫn điều trị y tế để làm sạch mụn trứng cá. Bên cạnh đó, bất cứ ai gặp các dấu hiệu mụn nghiệm trọng, nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!