Mụn mọc ở lông mày có được nặn? Cách xử lý
Nội dung bài viết
Mụn mọc ở lông mày thường không phổ biến nhưng khó điều trị dứt điểm do vị trí này thường có nhiều dầu thừa và khó làm sạch. Tìm hiểu một số nguyên nhân và cách xử lý mụn ở lông mày hiệu quả trong bài viết bên dưới.
Mụn mọc ở lông mày là gì, có được nặn không?
Mụn trứng cá xảy ra khi lỗ chân lông trên da bị tắc nghẽn do dầu, bụi bẩn và vi khuẩn. Mụn có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể, tuy nhiên thường phổ biến ở nơi có nhiều dầu thừa như cằm, mũi, trán và cả lông mày.
Mụn có thể ảnh hưởng đến khoảng 80% những người dưới 30 tuổi tại một số thời điểm nhất định. Mụn mọc ở lông mày là tình trạng các nang lông bên trong và xung quanh lông màu bị tắc nghẽn. Bên trong mỗi nang lông có một tuyến dầu để tạo ra bã nhờn với tác dụng làm mát da. Tuy nhiên, khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, kết hợp với các tế bào da chết, vi khuẩn và bụi bẩn sẽ dẫn đến mụn.
Có nhiều loại mụn khác nhau có thể gây ảnh hưởng đến lông mày, cụ thể bao gồm:
- Mụn đầu trắng: Đây là những nốt mụn hình thành và phát triển bên dưới da.
- Mụn đầu đen: Những nốt mụn này thường phát triển với một lỗ chân lông mở. Nhân mụn có màu đen hoặc màu tối là do quá trình oxy hóa khi tiếp xúc với không khí bên ngoài (không phải bụi bẩn).
- Mụn sẩn: Đây là những nốt mụn trông giống như những vết sưng màu hồng hoặc đỏ và có thể mềm mại khi chạm vào.
- Mụn mủ: Là những nốt mụn chứa một túi mủ trên da, có thể gây sưng đau và để lại sẹo nếu không điều trị phù hợp.
- Mụn bọc: Là những nốt mụn lớn, có thể gây đau đớn và xâm nhập sâu vào da.
- U nang: Là những nốt mụn lớn, chứa đầy mủ, có thể gây căng da và đau đớn.
Tất cả các loại mụn đều có thể điều trị bằng nhiều phương pháp tại nhà hoặc cần điều trị y tế bởi bác sĩ da liễu.
Theo nguyên tắc, bạn không nên cố gắng nặn mụn ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Điều này có thể dẫn đến phá vỡ hàng rào bảo vệ da, khiến da tổn thương và dẫn đến sẹo mụn vĩnh viễn. Nếu mụn chứa mủ bị nhiễm trùng, việc nặn mụn có thể dẫn đến lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông và nang lông lân cận, điều này vô tình khiến mụn phát triển trên một vùng da lớn.
Do đó, nếu mụn mọc ở lông mày hoặc các vị trí khác dẫn đến khó chịu hoặc nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện hoặc phòng khám da liễu để được chẩn đoán và xử lý bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây mọc mụn ở lông mày
Có nhiều nguyên nhân có thể khiến mụn mọc ở lông mày, chẳng hạn như sản xuất dầu thừa, lông mọc ngược và ảnh hưởng bởi một số loại mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc da. Cụ thể, các nguyên nhân như sau:
1. Sản xuất dầu thừa
Ở mỗi lỗ chân lông trên da đều có một năng lông và tuyến bã nhờn sản xuất dầu. Thông thường, bã nhờn hỗ trợ sức khỏe làn da bằng cách đẩy tế bào chế và chất thải ra khỏi lỗ chân lông. Bên cạnh đó, bã nhờn cũng bảo vệ da, các nang lông khỏi mất nước và hỗ trợ điều chỉnh các phản ứng miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây hại.
Tuy nhiên, một số bộ phận cơ thể như trán, mũi, cằm, có xu hướng sản xuất quá nhiều bã nhờn. Bã nhờn dư thừa dẫn đến tắc nghẽn các tế bào da chết và bụi bẩn bên trong các lỗ chân lông. Lỗ chân lông bị tắc có thể kích thích sự phát triển của Propionibacterium acnes (P.acnes), một loại vi khuẩn gây mụn trứng cá. P.acnes phát triển một cách nhanh chóng ở các lỗ chân lông chứa dầu, như lông mày và dẫn đến mụn.
Vi khuẩn có thể gây nhiễm trùng, kích hoạt phản ứng miễn dịch của cơ thể. Điều này có thể dẫn đến viêm, phát triển các u nang chứa mủ và hình thành mụn mủ.
2. Mỹ phẩm
Một số loại mỹ phẩm dưỡng da hoặc sản phẩm tạo mẫu tóc có thể chứa các thành phần gây kích ứng da và làm tắc nghẽn các lỗ chân lông. Nếu tóc chạm đến chân mày hoặc các sản phẩm tạo mẫu tóc gây ảnh hưởng đến các nang lông ở chân mày, điều này có thể gây mụn mọc ở lông mày.
Ngoài ra, vi khuẩn và các mảnh vụn khác có thể tích tụ trên các bề mặt cọ trang điểm. Những người có xu hướng trang điểm thường xuyên có thể có nguy cơ nổi mụn cao hơn những người khác.
Do đó, bạn cần cân nhắc việc vệ sinh các dụng cụ trang điểm thường xuyên, đặc biệt là các sản phẩm sử dụng trực tiếp lên da, mắt hoặc lông mày.
3. Lông mọc ngược
Một số người có thể có lông mày mọc ngược, đặc biệt là những người thường xuyên cạo, nhổ, wax lông hoặc xỏ khuyên ở chân mày. Lông mọc ngược có thể xảy ra khi lông bị xoăn và phát triển bên dưới da. Điều này dẫn đến viêm lỗ chân lông và gây mụn mọc ở lông mày.
Bên cạnh đó, một sợi lông mày mọc ngược có thể gây tắc nghẽn bụi bẩn, tế bào da chết và vi khuẩn bên trong nang lông. Điều này có thể gây kích ứng da nhẹ hoặc nhiễm trùng, dẫn đến mụn trứng cá và u nang.
Lông mày mọc ngược có thể dẫn đến một số dấu hiệu và triệu chứng như:
- Xuất hiện vết sưng nhỏ màu đỏ hoặc hồng ở lông mày
- Vết sưng hình thành mủ ở trung tâm
- Khu vực da xung quanh trở nên sạm hơn
- Gây đau nhẹ
- Ngứa
- Bạn có thể nhìn thấy lông mày mọc ngược dưới da
Mụn mọc ở lông mày là bệnh gì?
Trong một số nghiên cứu, mụn mọc ở lông mày và trán có thể liên quan đến rối loạn gan do thói quen ăn uống kém hoặc căng thẳng cảm xúc kéo dài.
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể, nặng khoảng 1.36 kg và thực hiện khoảng 500 nhiệm vụ thiết yếu trong cơ thể người. Mặc dù thực hiện nhiều chức năng thiết yếu nhưng nhiệm vụ chủ yếu của gan là hoạt động như một hệ thống lọc. Gan loại bỏ độc tố, các mảnh vụn tế bào chết và chất thải từ máu.
Việc sử dụng rượu thường xuyên và thiếu tập thể dục, vận động cơ thể có thể dẫn đến tổn thương gan hoặc ảnh hưởng đến các chức năng của gan.
Gan bị tổn thương có thể dẫn đến việc tích tụ nhiều chất độc hại trong máu. Các chất độc này có thể di chuyển đến các bộ phận khác nhau của cơ thể, bao gồm cả da. Nổi mụn nhọt, bao gồm mụn ở lông mày có thể là dấu hiệu nhận biết của các rối loạn gan cần điều trị để tránh các rủi ro không mong muốn.
Cách xử lý mụn mọc ở lông mày
Mụn mọc ở lông mày có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm biện pháp xử lý tại nhà và điều trị y tế cho các trường hợp nghiêm trọng. Phụ thuộc vào loại mụn và mức độ nghiêm trọng của các loại mụn, bạn có thể tham khảo một số biện pháp xử lý như sau:
1. Cách xử lý mụn mọc ở lông mày tại nhà
Theo nguyên tắc, bạn nên tránh nặn mụn để tránh gây lây nhiễm vi khuẩn và khiến mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, bạn có thể tham khảo một số cách điều trị mụn tại nhà như:
- Rửa mặt bằng nước ấm và xà phòng: Làm sạch da nhẹ nhàng bằng sữa rửa mặt dành cho da mụn và nước không quá hai lần mỗi ngày có thể hỗ trợ cải thiện mụn trứng cá. Tuy nhiên, hạn chế việc chà xát mạnh hoặc gây tổn thương lên da, điều này có thể khiến mụn trở nên nghiêm trọng và tăng nguy cơ dẫn đến một số vấn đề về da khác.
- Benzoyl peroxide: Đối với mụn trứng cá ở lông mày dạng nhẹ, bạn có thể thử các sản phẩm không kê đơn có chứa benzoyl peroxide để cải thiện các triệu chứng. Benzoyl peroxide có sẵn ở dạng kem bôi, nước rửa mặt, gel hoặc miếng dán. Tuy nhiên, sản phẩm có thể gây khô da và gây mất màu quần áo, do đó bạn cần thận trọng khi sử dụng.
- Axit salicylic: Axit salicylic giúp điều chỉnh sự bong tróc bất thường của các tế bào. Đối với mụn mọc ở lông mày, axit salicylic có thể làm thông thoáng các lỗ chân lông, hạn chế sản xuất bã nhờn, tiêu diệt vi khuẩn và ngăn ngừa hình thành sẹo mụn. Salicylic acid có sẵn trong nhiều sản phẩm trị mụn, bao gồm kem dưỡng da, kem trị mụn và miếng lót.
- Rượu và acetone: Rượu là một chất chống vi khuẩn nhẹ và acetone có thể loại bỏ dầu thừa trên da. Những chất này có thể được kết hợp để loại bỏ mụn mọc ở lông mày dạng nhẹ. Tuy nhiên, sản phẩm có thể gây khô da và có thể không mang lại hiệu quả cao.
- Thoa trà xanh lên lông mày: Trà xanh giàu chất chống oxy hóa, flavonoid và tannin có thể chống lại vi khuẩn, giảm viêm, hỗ trợ điều trị mụn mọc ở lông mày. Để cải thiện tình trạng mụn, bạn có thể đun sôi trà xanh 3 – 4 phút, sau đó thoa trực tiếp lên lông mày, để khô tự nhiên.
- Sử dụng giấm táo: Giấm táo có chứa một số axit hữu cơ đã được chứng minh là tiêu diệt P. acnes. Bên cạnh đó, axit succinic trong giấm táo có thể ngăn ngừa hình thành sẹo mụn và hỗ trợ làm lành da. Bạn có thể trộn 1 phần giấm táo với 3 phần nước sau đó thoa trực tiếp lên lông mày, để yên trong 5 – 20 phút vào rửa lại với nước sạch.
- Sử dụng tinh dầu tràm trà: Tinh dầu tràm trà có thể chống lại các loại vi khuẩn gây mụn và giảm viêm da. Bên cạnh đó, khi o sánh với 5% benzoyl peroxide, sản phẩm có chứa 5% tinh dầu tràm trà có hiệu quả cải thiện mụn đáng kể. Để điều mụn mọc ở lông mày, bạn có thể trộn 1 phần tinh dầu tràm trà với 9 phần nước và thoa trực tiếp lên lông mày. Thực hiện 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Sử dụng thuốc theo toa
Trong các trường hợp mụn mọc ở lông mày là các dạng mụn viêm, mụn nang lớn, bạn có thể cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các loại thuốc trị mụn như:
- Kháng sinh: Kháng sinh có thể được sử dụng ở dạng bôi hoặc dạng uống. Thuốc có tác dụng làm sạch vi khuẩn gây mụn và hỗ trợ giảm viêm. Tuy nhiên, thông thường kháng sinh được chỉ định cho các dạng mụn nghiêm trọng và được sử dụng kết hợp với các loại thuốc trị mụn khác để tránh vi khuẩn kháng kháng sinh.
- Retinoids hoặc các dẫn xuất vitamin A: Các loại thuốc này có sẵn dưới dạng thuốc bôi và thuốc uống, có tác dụng làm sạch mụn từ trung bình đến nghiêm trọng. Các sản phẩm này cũng được sử dụng kết hợp với các loại thuốc khác để tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, phụ nữ có thai và đang cho con bú không được khuyến cáo sử dụng các sản phẩm này để tránh các tác dụng phụ không mong muốn.
- Axit azelaic: Thuốc có ở dạng gel, kem hoặc sữa rửa mặt với đặc tính kháng khuẩn và chống viêm. Sản phẩm có thể hỗ trợ điều trị mụn ở lông mày dạng nhẹ và trung bình.
- Thuốc tránh thai đường uống: Thuốc tránh thai có thể thay đổi nội tiết tố ở nữ giới và điều trị mụn, kể cả mụn mọc ở lông mày. Tác dụng phụ có thể bao gồm buồn nôn, tăng cần, đau ngực hoặc rối loạn kinh nguyệt.
Một loại thuốc phổ biến khác mà bác sĩ có thể để nghị có các nốt mụn lớn ở lông mày là triamcinolone. Đây là một loại dung dịch corticosteroid được tiêm trực tiếp vào các nốt mụn để loại bỏ mụn.
Biện pháp phòng ngừa mụn mọc ở lông mày
Hầu hết mọi người đều có thể phát triển một hoặc hai nốt mụn ở lông mày. Tình trạng này thường không nghiêm trọng và có thể phòng ngừa với một số lưu ý như:
- Rửa mặt hai lần mỗi ngày và sau khi đổ mồ hôi để giảm dầu và loại bỏ tế bào da chết. Nếu bạn dễ bị đổ mồ hôi, hãy cân nhắc mang theo khăn lau mặt hoặc khăn giấy bên người.
- Thường xuyên gội đầu và giữ tóc tránh khỏi lông mày cũng như khuôn mặt.
- Tránh đeo băng đô ở trán.
- Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ thể thể thao, mũ bảo hiểm, kính bảo hộ, bằng khăn lau kháng khuẩn.
- Hạn chế căng thẳng, ngủ đủ giấc và thường xuyên luyện tập thể dục, vận động cơ thể hoặc thực hiện các kỹ thuật thư giãn như yoga hoặc thiền định.
- Sử dụng các sản phẩm chăm sóc da không gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Sử dụng kem chống nắng không chứa dầu và các sản phẩm có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Bên cạnh đó, để ngăn ngừa lông mọc ngược ở lông mày, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như:
- Tránh cạo lông mày, nhổ hoặc tẩy lông mày.
- Nếu cần cạo lông mày, rửa mặt và vệ sinh dao cạo trước khi cạo lông mày.
- Sử dụng kem dưỡng ẩm trước khi cạo lông mày để làm mềm các nang lông.
- Rửa mặt sau khi cạo lông mày.
Bên cạnh đó, để tránh tình trạng mụn trứng các trở nên nghiêm trọng, bạn cần tránh một số thói quen như:
- Làm sạch da hoặc tẩy tế bào chết quá thường xuyên.
- Sử dụng các chất tẩy rửa có thể làm khô hoặc gây bào mòn da.
- Thoa kem, dầu, mỹ phẩm có chứa dầu khoáng hoặc hương liệu có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông.
- Ma sát da với khăn lau, bọt biển hoặc các loại vải thô khác.
Mụn mọc ở lông mày phát triển khi các nang lông bị tắc nghẽn bởi bụi bẩn, tế bào da chết và dầu thừa. Thực hiện các biện pháp giảm dầu thừa và làm sạch da có thể phòng ngừa hình thành mụn. Nếu các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả điều trị, bạn nên đến bệnh viện được tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!