Mụn thịt có tự hết hay biến mất không? Mất bao lâu?
Nội dung bài viết
Mụn thịt là những nốt mụn nhỏ xuất hiện trên da khi vảy da, bụi bẩn hoặc các chất sừng tích tụ dưới da. Thông thường mụn thịt không nguy hiểm, do đó nhiều người bệnh thắc mắc mụn thịt có tự hết không, mất bao lâu và làm thế nào để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng. Người bệnh có thể tham khảo một số thông tin cơ bản trong bài viết để có kế hoạch chăm sóc da phù hợp.
Mụn thịt là gì? Có nguy hiểm không?
Mụn thịt là các nốt mụn màu trắng trên da, thường phổ biến ở mũi, má và cằm, mặc dù mụn thịt có thể phát triển ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể. Tình trạng này phát triển khi vảy da, chất sừng hoặc các chất khác tích tụ dưới da.
Mụn thịt là tình trạng phổ biến ở trẻ sơ sinh. Trên thực tế, có khoảng 40 – 50% trẻ sơ sinh phát triển mụn thịt trên da. Tuy nhiên các nốt mụn thịt cũng có xu hướng ảnh hưởng đến trẻ em, thanh thiếu niên và người trưởng thành.
Ở người trưởng thành, mụn thịt thường phổ biến ở người từ 25 tuổi, có thể ảnh hưởng đến cả nam và nữ. Bên cạnh đó, mụn thịt được xem là tình trạng da di truyền, do đó những người có lịch sử gia đình mắc bệnh dễ phát triển các triệu chứng. Ngoài ra, mụn thịt cũng có thể xuất hiện ở những người bệnh đái tháo đường và Hội chứng Down.
Mụn thịt là dạng khối u lành tính, không gây ung thư và không nguy hiểm. Tuy nhiên, đôi khi các nốt mụn thịt có thể là dấu hiệu của các tình trạng cần được điều trị y tế. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và hướng dẫn các biện điều trị phù hợp.
Mụn thịt có tự hết không? Mất bao lâu thì khỏi?
Theo các chuyên gia, một số loại mụn thịt có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Ở trẻ sơ sinh, mụn thịt có thể biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng sau khi chào đời. Ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, mụn thịt có thể khỏi trong vài tháng.
Tuy nhiên, đôi khi mụn thịt, đặc biệt là mụn thịt dư, không thể tự khỏi và cần điều trị y tế để loại bỏ nốt mụn. Do đó, cách tốt nhất để xác định mụn thịt có tự khỏi không là đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể.
Bên cạnh đó, mụn thịt có thể gây mất thẩm mỹ, khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do đó, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ về các biện pháp điều trị và chăm sóc da phù hợp.
Biện pháp điều trị mụn thịt nhanh và hiệu quả
Mụn thịt không phải là một tình trạng y tế và có thể không cần điều trị. Tuy nhiên tình trạng này thường gây mất thẩm mỹ, do đó người bệnh có xu hướng tìm các biện pháp loại bỏ mụn thịt. Cụ thể các biện pháp hỗ trợ loại bỏ mụn thịt bao gồm:
1. Không cố gắng nặn hoặc loại bỏ mụn thịt
Người bệnh không nên cố gắng nặn, bóp hoặc loại bỏ các nốt mụn thịt. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nhiều mụn thịt và khó điều trị hơn.
Các chất bên trong mụn thịt không phải là chất lỏng như mụn mủ. Mụn mủ, mụn trứng cá là các loại mụn chứa đầy các lõi mềm của tế bào da chết, bã nhờn dẫn đến hình thành mủ. Do đó, khi nặn mụn, chất lỏng bên trong sẽ chảy ra từ các lỗ chân lông.
Không giống như mụn mủ, mụn thịt không phải là mụn trứng cá mà là một khối u nang nhỏ. Các nốt mày trắng này được tạo thành từ tổ hợp các tế bào da chết đã sừng hóa (cứng) bị kẹt lại bên dưới da.
Cố gắng nặn mụn thịt không mang lại hiệu quả điều trị. Nặn mụn thịt chỉ khiến da trở nên đỏ, mềm và có thể bị tổn thương, trong khi mụn thịt vẫn ở đó.
Đối với trường hợp trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, cách tốt nhất là để các nốt mụn tự khỏi. Nếu các nốt mụn trở nên nghiêm trọng, hãy trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
2. Sử dụng sản phẩm tẩy tế bào chết
Thay vì cố gắng nặn mụn thịt, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm axit salicylic không kê đơn hoặc axit glycolic đề làm sạch da và hỗ trợ loại bỏ mụn thịt. Các loại thuốc điều trị mụn cũng có thể mang lại hiệu quả điều trị, chẳng hạn như Differin hoặc các sản phẩm tẩy tế bào chết khác.
Nếu các nốt mụn thịt nhỏ, số lượng ít, người bệnh có thể chỉ cần sử dụng các sản phẩm điều trị không kê đơn để đạt hiệu quả tốt nhất. Tuy nhiên, không sử dụng các sản phẩm lâu dài để tránh các rủi ro không mong muốn. Ngoài ra, đôi khi mụn thịt có thể rất khó điều trị và cần nhiều tháng để nhận thấy sự thay đổi của các triệu chứng.
Nếu các mụn thịt phát triển với số lượng lớn, tồn tại lâu năm hoặc ngay cả khi sử dụng thuốc không kê đơn vẫn không mang lại hiệu quả điều trị, người bệnh nên đến gặp bác sĩ da liễu để được hướng dẫn cụ thể.
3. Xông hơi để mở các lỗ chân lông
Sau khi rửa mặt sạch sẽ, người bệnh có thể xông hơi để mở các lỗ chân lông, loại bỏ các chất gây kích ứng và hỗ trợ điều trị mụn thịt.
Người bệnh có thể sử dụng một chậu nước ấm để xông hơi mặt trong 5 – 8 phút. Hơi nước sẽ nhẹ nhàng mở các lỗ chân lông, giải phóng các vảy da hoặc các chất kích thích có thể bị kẹt bên dưới. Sau khi xông hơi, đợi vài phút, vỗ nhẹ lên da và rửa sạch bằng nước ấm để loại bỏ các chất trước khi lau khô da bằng khăn mềm.
4. Sử dụng Retinol tại chỗ
Nếu tình trạng mụn thịt xuất hiện thường xuyên, người bệnh có thể trao đổi với bác sĩ da liễu về các loại thuốc Retinol tại chỗ. Retinol trị mụn có thể hỗ trợ tẩy tế bào chết hiệu quả. Khi các tết bào chết bong ra nhanh chóng, các chất sừng sẽ không bị tích tụ dưới da và hỗ trợ loại bỏ mụn thịt.
Retinol tại chỗ là một loại thuốc kê đơn được sử dụng để kiểm soát mụn trứng cá (mụn đầu đen và mụn đầu trắng). Thuốc có sẵn dưới dạng gel, kem bôi, thuốc mỡ, kem hoặc các loại bọt thoa lên da.
Các sản phẩm Retinol thường an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên tương tự như các loại thuốc khác, Retinoids tại chỗ có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, cụ thể như:
- Có cảm giác nóng rát trên da
- Kích ứng da nhẹ như ngứa, bong tróc da, đóng vảy và bỏng rát
- Tình trạng mụn thịt trở nên nghiêm trọng hơn
- Tăng sắc tố da ở các vùng da nhỏ do kích ứng Retinol
- Tăng nhạy cảm với lạnh và nóng
Tác dụng phụ quan trọng nhất của Retinoid là tăng độ nhạy cảm với tia cực tím có thể dẫn đến cháy nắng nghiêm trọng. Do đó khi sử dụng Retinol là phải thận trọng với việc sử dụng kem chống nắng, đội mũ và đeo kính râm và tránh ánh nắng trực tiếp càng nhiều càng tốt.
5. Đắp mặt nạ mật ong và quế
Mặt nạ mật ong và quế là một chất kháng khuẩn có thể hỗ trợ chống viêm. Cả vi khuẩn và viêm đều có thể gây kích ứng da và khiến mụn thịt trở nên nghiêm trọng hơn.
Sử dụng mật ong nguyên chất kết hợp với quế có hiệu quả cao trong việc chống lại vi khuẩn gây mụn. Mụn thịt thường không phải do vi khuẩn, nhưng mặt nạ mật ong và quế có thể cải thiện tình trạng tổng thể của làn da.
Cách sử dụng mặt nạ mật ong điều trị mụn thịt như sau:
- Trộn 3 – 4 muỗng canh mật ong với một muỗng canh bột quế, trộn đều
- Cho hỗn hợp vào lò vi sóng khoảng 30 giây
- Thoa một lớp mỏng hỗn hợp lên da, để yên trong 10 phút sau đó rửa mặt với nước ấm
6. Tinh dầu tràm trà hỗ trợ loại bỏ mụn thịt
Tinh dầu tràm trà là thành phần thiết yếu có thể hỗ trợ chống viêm, kháng nấm và thường được sử dụng để điều trị mụn sữa, mụn thịt, mụn trứng cá và các vết sưng khô dưới da.
Người bệnh có thể nhỏ một lượng vừa đủ tinh dầu tràm trà lên bông gòn hoặc tăm bông, thoa lên khu vực da bị ảnh hưởng, để yên trong 30 phút. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thoa trực tiếp tinh dầu lên da và để qua đêm, rửa sạch với nước mát vào sáng hôm sau. Thực hiện quy trình này mỗi ngày, kéo dài trong vài tuần để hỗ trợ loại bỏ mụn thịt.
7. Điều trị y tế
Mụn thịt ở trẻ sơ sinh có thể không cần điều trị. Các nốt u nang thường sẽ khỏi trong vài tuần hoặc vài tháng.
Ở thanh thiếu niên và người trưởng thành, mụn thịt sẽ khỏi trong vài tháng. Nếu các u nang này gây khó chịu hoặc không được cải thiện với các phương pháp điều trị tại nhà, người bệnh có thể để bệnh viện và loại bỏ mụn thịt hiệu quả.
Các biện pháp điều trị mụn thịt bao gồm:
- Phương pháp áp lạnh: Bác sĩ sử dụng nitơ lỏng để đóng băng nốt mụn thịt. Đây là phương pháp điều trị mụn thịt được sử dụng thường xuyên nhất.
- Peel da hóa học: Bác sĩ sử dụng các chất hóa học khiến lớp da đầu tiên bong tróc và hỗ trợ tái tạo da mới.
- Đốt laser: Bác sĩ sử dụng ánh sáng laser tập trung vào các khu vực bị ảnh hưởng để loại bỏ các nốt u nang, mụn thịt.
- Nạo phá hủy: Bác sĩ tiến hành phẫu thuật nạo để loại bỏ các nốt mụn thịt.
Hầu hết các nốt mụn thịt không nghiêm trọng và sẽ tự biến mất trong một thời gian. Nếu mụn thịt tái phát hoặc không biến mất, người bệnh nên đến bệnh viện để được hướng dẫn cụ thể. Đôi khi bác sĩ có thể loại bỏ mụn thịt bằng một cây kim nhỏ và giúp vùng da bị ảnh hưởng lành lại nhanh chóng.
Bên cạnh đó, có một số nguyên nhân khác có thể gây mụn thịt trên da. Các nguyên nhân này có thể nghiêm trọng cần điều trị y tế. Do đó, trừ khi chắc chắn 100% các tổn thương là mụn thịt, ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các nốt mụn thịt. Trao đổi với bác sĩ nếu có bất cứ thắc mắc nào liên quan.
Tham khảo thêm: 10+ cách trị mụn thịt tại nhà hiệu quả nhanh, tận gốc
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!