Mụn Cám Là Gì? Nguyên Nhân, Điều Trị Và Phòng Ngừa
Nội dung bài viết
Mụn cám thực chất là mụn trứng cá thể nhẹ. Không giống với mụn bọc, mụn mủ hay một số dạng mụn trứng cá thể nặng khác, mụn cám không gây viêm, không ứ mủ và không tạo cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy khó chịu. Loại mụn này thường phát sinh bởi tình trạng tắc nghẽn lỗ chân lông do tế bào chết, bã nhờn hay bụi bẩn tích tụ. Lâu ngày lớp sừng cứng xuất hiện và hình thành nhiều đầu mụn nhỏ li ti.
Mụn cám là gì?
Mụn cám được xác định là mụn trứng cá thể nhẹ. Loại mụn này hình thành và phát triển trên bề mặt da khi có sự tích tụ lâu ngày của tế bào chết, bụi bẩn và bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Lâu ngày các lớp sừng dày và cứng xuất hiện. Từ đó tạo nên những đầu mụn nhỏ li ti trải khắp trên bề mặt da.
Không giống với mụn bọc, mụn mủ hay một số dạng mụn trứng cá thể nặng khác, mụn cám không gây viêm, không ứ mủ và không tạo cảm giác đau đớn hay ngứa ngáy khó chịu.
Mụn cám thường có màu hơi đục, ngả đen hoặc có màu trắng nổi từng mảng hoặc rải rác trên bề mặt da khiến da thô ráp, sần sùi. Loại mụn này có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên nữ giới trong thời kỳ kinh nguyệt, tuổi dậy thì, phụ nữ mang thai, phụ nữ sau sinh, tiền mãn kinh thuộc nhóm đối tượng dễ nổi mụn.
Những vị trí mụn cám thường xuất hiện
Mụn cám thường xuất hiện nhiều nhất trên mặt. Ngoài ra ở một số trường hợp khác, loại mụn này có thể hình thành ở lưng, vùng ngực và vai. Đối với gương mặt, mỗi vị trí nổi mụn có thể là triệu chứng cảnh báo sớm một số vấn đề trên cơ thể bạn không nên chủ quan mà cần phải khắc phục ngay.
- Mụn cám ở má: Mụn cám ở má thường xuất hiện khi ruột, hệ thống tiêu hóa bị rối loạn, chức năng bài tiết chất độc của phổi hoặc ruột bị suy yếu hay gặp vấn đề.
- Mụn cám ở trán: Mụn cám ở trán là biểu hiện tâm hỏa thịnh (nóng trong người), quá trình lưu thông máu diễn ra trong cơ thể gặp vấn đề làm tăng sự tích tụ độc tố.
- Mụn cám ở mũi: Mụn cám ở mũi có thể xuất hiện do hệ sinh sản, buồng trứng gặp vấn đề hoặc nội tạng, dạ dày bị nóng.
- Mụn cám ở cằm: Tử cung, buồng trứng, hệ sinh sản có thể đang mắc phải một số vấn đề và cần được quan tâm nhiều hơn.
Mụn cám xuất hiện ở trán, cằm, má, mũi do đâu?
Lỗ chân lông bị bít tắc do bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết kết hợp với vi khuẩn trên da là nguyên nhân chính khiến mụn cám nổi lấm tấm trên bề mặt da. Ngoài ra loại mụn này có thể hình thành và phát triển do một số nguyên nhân khác. Cụ thể:
- Vệ sinh da không thường xuyên hoặc không sạch sẽ: Không tẩy trang hoặc tẩy trang không kỹ, chỉ rửa mặt bằng nước không đủ để loại bỏ dầu thừa, bụi bẩn, tế bào chết khiến da bị bí bách, tích tụ vi khuẩn, cặn bẩn ở nang lông. Từ đó hình thành mụn ẩn.
- Rối loạn nội tiết tố: Nồng độ hormone sinh dục trong cơ thể thay đổi, mất cân bằng khiến tuyến nhờn bị kích thích và hoạt động mạnh kết hợp với sự phát triển quá mức ở tuyến bã nhờn khiến lỗ chân lông bị bít tắc và hình thành mụn.
- Sinh hoạt không đều độ, chế độ ăn uống không khoa học: Việc duy trì chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, thức ăn nhanh, chế biến sẵn, ngủ không đủ giấc, thức quá khuya có thể làm mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể hoặc gây rối loạn khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh do bị kích thích. Điều này tạo điều kiện thuận lợi gây bít tắc lỗ chân lông, kết hợp với vi khuẩn xâm nhập và gây mụn.
- Lạm dụng mỹ phẩm: Việc thường xuyên sử dụng các loại mỹ phẩm không phù hợp hoặc gây kích ứng da, chứa cồn có thể khiến da bị bào mòn, lâu ngày mỏng đi, lỗ chân lông giãn to tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển và gây mụn.
- Nguyên nhân khác: Stress, căng thẳng kéo dài, thói quen ít uống nước, di truyền, tay bẩn chạm lên da thường xuyên… có thể làm tăng nguy cơ phát sinh mụn ẩn, mụn cám.
Có nên lột mụn cám tại nhà không?
Mụn cám nổi trên bề mặt da khiến da sần sùi, thô ráp gây khó chịu khi chạm vào. Chính vì thế, nhiều người chọn cách xử lý loại mụn này bằng gel lột mụn hay miếng lột mụn tại nhà.
Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng bất cứ một hoạt động nào tác động lên da cũng có khả năng kích thích khiến tình trạng mụn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Đồng thời làm ảnh hưởng đến cấu trúc của da mặt. Trong đó hoạt động lột mụn cám tại nhà cũng không ngoại lệ.
Một số vấn đề dưới đây có thể phát sinh khi bạn lột mụn cám tại nhà:
- Da bị kích ứng: Trong gel lột mụn hay miếng lột mụn có thể chứa một số thành phần không lành tinh, khiến da dễ bị kích ứng, ngứa và đỏ. Ngoài ra sự tác động mạnh của miếng lột mụn trên bề mặt da có thể gây tổn thương cấu trúc da và tạo cảm giác đau rát.
- Tổn thương da: Việc tác động một lực mạnh lên bề mặt da có thể khiến da bị tổn thương, trầy xước và để lại sẹo.
- Lỗ chân lông bị giãn nở: Lỗ chân lông bị giãn nở và ngày càng to nếu hoạt động lột mụn diễn ra thường xuyên. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập, phát triển, cấu trúc da suy yếu và làn da kém sắc đi nhiều.
- Viêm da: Lượng vi khuẩn tích tụ ở bề mặt miếng lột mụn hoặc ở tay có thể bám vào da kết hợp với bã nhờn, bụi bẩn gây viêm nhiễm. Điều này khiến các nốt mụn có thể phát triển thành những thể nặng hơn của mụn trứng cá như mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm.
Chính vì những điều trên, nếu muốn khắc phục mụn cám một cách hiệu quả, bạn cần lựa chọn và áp dụng các phương pháp an toàn và mang đến hiệu quả điều trị lâu dài hơn. Bạn cần tránh tự ý lột mụn tại nhà để hạn chế nguy cơ tổn thương da, nhiễm khuẩn, mụn cám phát triển và chuyển sang những thể nghiêm trọng hơn.
Phương pháp điều trị mụn cám ở trán, cằm, má và mũi hiệu quả
Thực tế cho thấy có nhiều phương pháp giúp khắc phục những nốt mụn cám ở trán, cằm, má và mũi. Cụ thể như sử dụng thảo dược thiên nhiên, dùng thuốc Tây, thuốc Nam hoặc sử dụng các loại mỹ phẩm phù hợp.
Dựa vào từng trường hợp cụ thể (tình trạng mụn, mức độ nghiêm trọng, yếu tố cơ địa, nguyên nhân gây mụn, tổn thương trên bề mặt da…), bạn có thể cân nhắc và áp dụng một trong những phương pháp trị mụn được liệt kê dưới đây:
1. Trị mụn cám tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên
Để khắc phục mụn cám, phòng ngừa tái phát và hạn chế tổn thương trên bề mặt da, bạn có thể thêm các nguyên liệu thiên nhiên được liệt kê dưới đây vào quá trình điều trị mụn. Cụ thể:
Nha đam giúp cấp nước, dưỡng ẩm da và điều trị mụn
Theo kết quả nghiên cứu, phần thịt của nha đam có khả năng loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn, giúp làm sạch bề mặt da, trị mụn cám. Ngoài ra các dưỡng chất được tìm thấy trong loại thảo dược thiên nhiên này còn có tác dụng cấp nước, dưỡng ẩm da, giúp da căng mịn, tràn đầy sức sống và thu nhỏ lỗ chân lông.
Cách thực hiện:
- 1 nhánh nhỏ nha đam.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch nha đam
- Loại bỏ vỏ ngoài, lấy phần gel nha đam có trong thịt
- Rửa sạch mặt và lau khô
- Dùng tay sạch thoa gel nha đam lên những khu vực có mụn cám
- Tiến hành massage da mụn trong khoảng 10 phút
- Rửa sạch lại với nước
- Thực hiện mỗi ngày 1 lần. Kiên trì dùng nha đam trị mụn cám cho đến khi nhận thấy da sáng, tình trạng mụn có dấu hiệu thuyên giảm.
Chống oxy hóa, kháng viêm và điều trị mụn cám với dầu ô liu
Nhờ chứa nhiều thành phần quan trọng, dầu ô liu có khả năng chống oxy hóa và chống viêm hiệu quả, giúp làm dịu bề mặt da, thoáng lỗ chân lông, da khỏe và mềm mịn. Ngoài ra thành phần vitamin, chất chống oxy hóa trong loại nguyên liệu thiên nhiên này còn có tác dụng cải thiện nếp nhăn, da sẫm màu và nhiều vấn đề khác.
Vì thế việc kiên trì sử dụng dầu ô liu này có thể giúp bạn phòng ngừa và loại bỏ tình trạng mụn, ngăn ngừa tình trạng viêm da và phát sinh nhiều loại mụn nghiêm trọng (mụn mủ, mụn bọc). Đồng thời cấp ẩm, giúp da sáng mịn đều màu.
Nguyên liệu:
- Dầu ô liu với một lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Cho dầu ô liu vào lòng bàn tay
- Hai lòng bàn tay áp vào nhau, xoa đều và tiến hành massage lên những khu vực đang bị mụn
- Sau 10 phút, sử dụng nước ấm rửa sạch da và lau khô
- Kiên trì sử dụng dầu ô liu 1 lần/ ngày, liên tục trong 3 tuần sẽ nhận thấy tình trạng mụn thuyên giảm đáng kể.
Điều trị mụn cám, se khít lỗ chân lông với lòng trắng trứng gà
Theo kết quả nghiên cứu, thành phần dinh dưỡng được tìm thấy trong trứng gà có khả năng làm sạch mụn cám và se khít lỗ chân lông hiệu quả. Ngoài ra việc thường xuyên sử dụng loại nguyên liệu thiên nhiên này còn giúp cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho da, giúp căng mịn, sáng và đều màu da.
Nguyên liệu:
- 1 lòng trắng trứng gà
- Bột yến mạch với lượng vừa đủ
- 2 thìa nước cốt chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Cho lòng trắng trứng gà, bột yến mạch và nước cốt chanh tươi vào chén
- Dùng muỗng trộn đều các nguyên liệu cho đến khi tạo thành một hỗn hợp hơi sệt
- Vệ sinh sạch sẽ vùng da bị mụn và lau khô
- Đắp hỗn hợp lòng trắng trứng gà, bột yến mạch và nước cốt chanh tươi lên vùng da mụn
- Đợi trong 30 phút, rửa da với nước sạch
- Để cải thiện các vấn đề trên da, bạn cần kiên trì áp dụng cách điều trị mụn cám, se khít lỗ chân lông với lòng trắng trứng gà từ 3 – 4 lần/ tuần. Thực hiện liên tục trong 4 tuần.
Làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng da, cấp ẩm và trị mụn với dưa leo
Dưa leo chứa vitamin, khoáng chất, chất chống oxy hóa và nhiều thành phần quan trọng khác với tác dụng se khít lỗ chân lông, làm mờ thâm, cấp ẩm, dưỡng da và làm chậm quá trình lão hóa da.
Ngoài ra thành phần dinh dưỡng trong dưa leo còn có tác dụng loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn trên bề mặt da, giúp da sáng và giảm mụn hiệu quả.
Nguyên liệu:
- 1 quả dưa leo
- 2 thìa nước cốt chanh tươi.
Cách thực hiện:
- Rửa sạch dưa leo
- Thái dưa leo thành từng lát mỏng và trộn chung với nước cốt chanh
- Đắp dưa leo lên vùng da mụn sau khi đã vệ sinh sạch sẽ và lau khô da
- Đợi trong 15 phút
- Rửa lại với nước sạch
- Thực hiện 2 lần/ tuần để làm chậm quá trình lão hóa, dưỡng da, cấp ẩm và trị mụn hiệu quả.
2. Khắc phục mụn cám với mỹ phẩm, kem, sữa rửa mặt
Thành phần của một số loại mỹ phẩm, kem và sữa rửa mặt có khả năng làm sạch sâu, loại bỏ tế bào chết, bã nhờn, bụi bẩn, dầu thừa và các thành phần gây hại cho da có trong thuốc Tây y. Đồng thời giúp dưỡng da và loại bỏ mụn hiệu quả.
Chính vì thế, việc sử dụng mỹ phẩm, kem, sữa rửa mặt trị mụn cám được đánh giá là một phương pháp dễ sử dụng, tiện lợi, đa dạng thương hiệu và chủng loại giúp đáp ứng nhu cầu của từng cá thể.
Tuy nhiên trước khi đưa sản phẩm vào quá trình điều trị mụn, bạn cần cân nhắc lựa chọn những sản phẩm có thành phần lành tính, an toàn cho da, phù hợp với tình trạng mụn của bản thân. Các chuyên gia khuyên rằng, để đảm bảo tính an toàn cho da trong quá trình điều trị mụn, bạn nên lựa chọn và sử dụng những sản phẩm có chiết xuất từ thiên nhiên.
Trước khi bôi sản phẩm lên mặt, bạn nên thử độ an toàn của sản phẩm bằng cách bôi sản phẩm lên một số vùng da nhạy cảm khác như vùng da trong cổ tay. Nếu không bị kích ứng hoặc không xảy ra bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau 24 giờ, bạn có thể sử dụng sản phẩm này lên vùng da mặt.
Do vậy tốt nhất bạn nên lựa chọn các sản phẩm dưỡng da, sữa rửa mặt có thương hiệu uy tín, có thông tin, nguồn gốc rõ ràng để phòng ngừa tình trạng “tiền mất tật mang”.
3. Điều trị mụn cám bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây y thường được chỉ định điều trị cho những trường hợp áp dụng sai phương pháp khiến tình trạng mụn trở nên nghiêm trọng hơn. Những loại thuốc có thể được sử dụng cho cả mụn viêm và mụn không viêm.
Một số nhóm thuốc được liệt kê dưới đây thường được chỉ định trong điều trị mụn cám:
- Thuốc bôi ngoài da: Các loại thuốc bôi ngoài da có tác dụng giảm tiết bã nhờn, ức chế hoạt động xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn, giúp loại trừ các tác nhân gây mụn. Điển hình như Clindamycin, Sulfonamid, Tetracycline, Minocycline…
- Thuốc điều trị toàn thân: Thuốc điều trị toàn thân là các thuốc được sử dụng bằng đường uống có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, ức chế hoạt động tiến triển và tiêu diệt các loại vi khuẩn gây mụn. Cụ thể như Benzoyl peroxide, Dapsone, Clindamycin, Erythromycin…
- Thuốc nội tiết: Đối với những trường hợp phụ nữ nổi mụn do mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng thuốc tránh thai để ổn định nội tiết tố và khắc phục tình trạng mụn.
Việc sử dụng thuốc Tây y điều trị mụn cám có thể mang đến hiệu quả nhanh như mong đợi. Tuy nhiên việc sử dụng những loại thuốc này có thể làm phát sinh nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Thường gặp là rối loạn kinh nguyệt, khô da, nổi mẩn ngứa và đau dạ dày.
Ngoài ra bạn cần tránh lạm dụng thuốc Tây điều trị mụn. Bởi điều này có thể làm phát sinh tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc.
4. Khắc phục và phòng ngừa mụn cám tái phát bằng Đông y
Đông y quan niệm mụn hình thành và tiến triển do nhiệt độc tích tụ lâu ngày trong cơ thể, cùng với tình trạng tổn thương tạng phủ khiến nhiệt độc không được bài trừ ra bên ngoài, cuối cùng tụ lại và sinh mụn.
Chính vì những yếu tố gây mụn nêu trên, trong Đông y các chuyên gia sử dụng các loại thảo dược có khả năng thanh nhiệt, giải độc từ bên trong cơ thể để trị mụn. Một số loại thuốc được liệt kê dưới đây từ xưa đã được dùng để khắc phục các vấn đề trong cơ thể và trị mụn:
- Kim ngân hoa
- Tô diệp
- Tang bạch bì
- Trần bì
- Diệp hạ châu
- Hạ khô thảo
- Liên kiều…
Thuốc Đông y cần nhiều thời gian để tác động vào cơ thể và khắc phục mụn. Tuy nhiên phương pháp điều trị này có thể mang lại hiệu quả toàn diện. Bên cạnh đó thuốc Đông y dùng trong điều trị mụn còn lành tính, an toàn và phù hợp với nhiều trường hợp bị mụn khác nhau.
Nhìn chung, mụn cám thuộc thể nhẹ, không quá nghiêm trọng do thường không phát sinh tình trạng viêm, sưng, ứ mủ, đau nhức hay gây ra nhiều vấn đề khác. Tuy nhiên mụn thường xuất hiện dai dẳng, đòi hỏi người bị mụn phải kiên trì và dành nhiều nhiều thời gian để điều trị và chăm sóc da.
Ngoài ra bên cạnh việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp điều trị mụn, bạn cần duy trì chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống phù hợp. Đồng thời áp dụng đúng các biện pháp chăm sóc da mụn để đạt hiệu quả chữa trị cao, phòng ngừa mụn tái phát.
Bài viết liên quan:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!