Mụn bọc ở mũi – Nguyên nhân và cách trị hiệu quả

So với các vị trí khác, mụn bọc ở mũi thường nghiêm trọng hơn, viêm, sưng to, đỏ ửng kèm theo cảm giác đau nhức và ngứa ngáy khi sờ. Bên cạnh đó khi mọc tại vùng mũi, mụn bọc thường khó điều trị hơn so với thông thường, dễ bội nhiễm và để lại sẹo lõm sau quá trình điều trị. Nguyên nhân là do khu vực này thường tiết nhiều dầu và bã nhờn, tích tụ bụi bẩn, là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và sinh sôi.

Mụn bọc ở mũi
Mụn bọc ở mũi thường nghiêm trọng, viêm, sưng to, đỏ ửng kèm theo cảm giác đau nhức và ngứa ngáy khi sờ

Mụn bọc ở mũi là gì?

Tương tự như một số vị trí khác trên gương mặt, mụn bọc mọc ở mũi phát sinh do sự xâm nhập và sinh sôi của vi khuẩn kỵ khí gram dương P. acnes (Propionibacterium acnes) cùng với sự tích tụ của bã nhờn, bụi bẩn, quá trình tiết dầu thừa quá mức dẫn đến bít tắc lỗ chân lông.

Bên cạnh đó yếu tố hỗ trợ quá trình hình thành mụn là do không thường xuyên vệ sinh da mặt hoặc vệ sinh da không đúng cách, không xử lý làn da nhờn, thường xuyên trang điểm, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng thần kinh kéo dài.

So với các vị trí khác, mụn bọc ở mũi thường nghiêm trọng hơn, viêm, sưng to, đỏ ửng kèm theo cảm giác đau nhức và ngứa ngáy khi sờ. Ngoài ra bên trong nốt mụn còn có nhân cứng bên trong, chứa mủ trắng kèm theo cảm giác nóng rát khó chịu.

Với hơn 40 năm khám và điều trị da liễu, bác sĩ Nguyễn Thị Nhuần - Nguyên PGĐ Chuyên môn kiêm Trưởng khoa Khám bệnh BV YHCT TƯ đã được VTV2 mời xuất hiện trong chương trình "Vì sức khỏe người Việt" để tư vấn cách trị mụn trứng cá hiệu quả.

Ngoài ra mụn bọc xuất hiện ở vùng mũi thường có kích thước to, có khả năng tác động gây tổn thương cấu trúc da. Loại mụn này thường mọc riêng lẻ hoặc có khoảng 2 mụn mọc tụ lại một vị trí. Tuy nhiên ở những trường hợp nặng, có mức độ nghiêm trọng hơn, nhiều nốt mụn bọc có thể mọc gần, tụ lại thành nốt mụn lớn khiến mũi sưng to, ửng đỏ, đau nhức và gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Trong trường hợp không sớm xử lý hoặc không áp dụng biện pháp chăm sóc đúng cách, tình trạng bội nhiễm da có thể xuất hiện, khiến mụn lây lan, khó chữa và để lại sẹo lõm sau quá trình điều trị.

Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi

Quá trình nhận biết mụn bọc ở mũi thường không quá phức tạp. Để nhận biết loại mụn này, bạn có thể dựa vào một số đặc điểm cơ bản sau:

  • Tại thời điểm phát sinh, ngay tại vùng mũi xuất hiện một hoặc nhiều chấm đỏ, hơi nổi cộm, hơi sưng và có cảm giác đau rát nhẹ. Tương tự như những vùng da khác, khi ấn vào mụn bọc trên mũi bạn sẽ có cảm giác ngứa nhẹ.
  • Chấm đỏ nhanh chóng phát triển sau 1 ngày kèm theo biểu hiện viêm, có mủ ứ bên trong, sưng, ửng đỏ kèm theo cảm giác đau nhức và nóng rát khó chịu.
  • Đối với những nốt mụn có kích thước lớn hoặc mọc tụ lại tại một vị trí, toàn bộ vùng mũi sẽ có dấu hiệu sưng to và nhức.
  • Nhân mụn có thể nổi trên bề mặt sau 3 – 5 ngày, đồng thời cảm giác khó chịu có thể được cải thiện nếu chăm sóc đúng cách.
  • Khi xuất hiện ở mũi, mụn bọc dễ dàng để lại sẹo lõm kèm theo thâm sạm sau điều trị.
Dấu hiệu nhận biết mụn bọc ở mũi
Tại thời điểm phát sinh, mũi xuất hiện một hoặc nhiều chấm đỏ, hơi nổi cộm, hơi sưng, viêm, ứ mủ và có cảm giác đau rát

Nguyên nhân gây mụn bọc ở mũi

Vi khuẩn kỵ khí gram dương P. acnes (Propionibacterium acnes) cùng dầu thừa, bã nhờn và bụi bẩn là nguyên nhân chính khí mụn bọc xuất hiện ở mũi. Ngoài ra loại mụn này cũng có thể xuất hiện do sự tác động từ một số nguyên nhân và yếu tố sau:

1. Không thường xuyên vệ sinh da mặt hoặc vệ sinh da không đúng cách

Nếu bạn không thường xuyên vệ sinh da mặt hoặc vệ sinh da không đúng cách, mụn bọc có thể xuất hiện, xảy ra dai dẳng, khó trị và phát sinh mụn trên diện rộng. Điển hình như

  • Dùng tay bẩn chạm lên mặt
  • Không áp dụng biện pháp loại bỏ dầu nhờn và bụi bẩn tích tụ lên da
  • Sử dụng sản phẩm chăm sóc da không phù hợp
  • Không thường xuyên rửa mặt
  • Không tẩy trang sau trang điểm hoặc thoa kem chống nắng…

2. Thói quen sờ tay lên mặt

Vi khuẩn, bụi bẩn, nấm cùng nhiều yếu tố gây hại khác có thể bám lên tay. Vì thế nếu không vệ sinh tay sạch sẽ, thường xuyên sờ tay lên mặt, những tác nhân gây hại này có thể nhanh chóng bám lên bề mặt da, xâm nhập vào cấu trúc da gây tổn thương và hình thành mụn.

3. Căng thẳng kéo dài

Căng thẳng, stress kéo dài có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các nốt mụn xuất hiện ở mũi và nhiều khu vực khác. Nguyên nhân là do việc không kiểm soát căng thẳng có thể gây rối loạn nội tiết tố, kích thích sản sinh hormone gây mụn.

4. Chế độ ăn uống kém lành mạnh

Việc duy trì chế độ ăn uống không khoa học, kém lạnh mạnh có thể khiến cơ thể gặp vấn đề, gây nóng trong người, tích tụ độc tố và hình thành mụn.

Đặc biệt, việc thường xuyên sử dụng thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn cay nóng, thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp, uống rượu bia… có thể làm ảnh hưởng đến quá trình thanh lọc cơ thể, và loại bỏ độc tố của gan, gây nóng trong và hình thành nhiều nốt mụn.

5. Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết tố, cơ thể mất cân bằng, quá trình phục hồi và tái tạo làn da không diễn ra. Ngoài ra giấc ngủ không được đảm bảo còn làm giảm chức năng của nhiều cơ quan trong cơ thể. Điều này làm tăng nguy cơ lão hóa da, cấu trúc da suy giảm và tạo điều kiện thuận lợi cho các nốt mụn xuất hiện.

Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết tố và hình thành nhiều nốt mụn
Thường xuyên thức khuya, ngủ không đủ giấc, thiếu ngủ kéo dài có thể gây rối loạn nội tiết tố và hình thành nhiều nốt mụn

6. Mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể

Nồng độ hormone trong cơ thể bị rối loạn là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến mụn bọc xuất hiện ở mũi và nhiều vị trí khác trên gương mặt. Nổi mụn do rối loạn nội tiết  xảy ra phổ biến hơn ở phụ nữ. Đặc biệt là nữ giới đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ đang mang thai, sau khi sinh nữ, trước chu kỳ kinh nguyệt, những người thường xuyên bị stress, căng thẳng kéo dài.

Nguyên nhân là do sự mất cân bằng nồng độ hormone trong cơ thể có khả năng kích thích bã nhờn hoạt động mạnh, làm tăng độ nhạy cảm của da khiến da dễ bị kích ứng và nổi mụn.

Mụn bọc ở mũi cảnh báo bệnh gì?

Ngoài những nguyên nhân cơ bản nêu trên, mụn bọc xuất hiện ở mũi kèm theo cảm giác đau nhức, viêm, đỏ và sưng to cũng có khả năng phát sinh do một số bệnh lý, vấn đề xảy ra ở các cơ quan trong cơ thể.

Theo các chuyên gia, mụn bọc ở mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm của một số bệnh lý, vấn đề về sức khỏe sau:

  • Mụn bọc mọc trên mũi: Mụn bọc mọc trên mũi là dấu hiệu cảnh báo tình trạng rối loạn hoặc suy giảm chức năng gan và những bệnh lý xảy ra ở gan. Điển hình như bệnh viêm gan, xơ gan.
  • Mụn bọc mọc trên sống mũi: Mụn bọc mọc trên sống mũi có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm tình trạng rối loạn hệ tiêu hóa, dạ dày, gan hoặc một số cơ quan nội tạng khác bị nóng.
  • Mụn bọc mọc trên mũi và cằm: Mụn bọc mọc trên mũi và cằm thường là triệu chứng báo hiệu hệ tim mạch đang gặp vấn đề. Trong trường hợp mụn bọc viêm khiến mũi sưng phù thì có khả năng cao bạn đang bị cao huyết áp.
  • Mụn bọc mọc trong mũi: Bệnh viêm xoang có thể khiến mụn bọc mọc trong mũi. Ngoài ra niêm mạc mũi bị trầy xước do thường xuyên ngoáy mũi cùng là một trong những yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành nhiều nốt mụn trong mũi.

Mụn bọc ở mũi – Có nên nặn hay không?

Tình trạng mụn bọc mọc ở mũi không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến người bị mụn cảm thấy khó chịu, ngứa ngáy, thường có xu hướng xử lý nhanh và loại bỏ nốt mụn này ngay lập tức.

Tuy nhiên các chuyên gia khuyên rằng, để phòng ngừa viêm nhiễm lây lan, vi khuẩn di chuyển sang vùng da khác và gây mụn, bạn cần tránh dùng tay sờ vào các nốt mụn, không tự ý nặn mụn tại nhà khi nốt mụn đang trong trong tình trạng viêm sưng.

Tốt nhất bạn nên vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, giữa nguyên nốt mụn cho đến khi không hoặc dùng kem bôi trị mụn theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để thúc đẩy quá trình làm lành vết thương, còi mụn nhanh chóng được đẩy lên và phòng ngừa thâm sẹo.

Đối với những trường hợp nghiêm trọng, mụn có dấu hiệu sưng to, mọc nhiều trên khắp vùng mũi, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để kiểm tra, nặn mụn khi cần thiết và áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp khác.

Tránh dùng tay sờ vào các nốt mụn, không tự ý nặn mụn tại nhà
Tránh dùng tay sờ vào các nốt mụn, không tự ý nặn mụn tại nhà để phòng ngừa viêm nhiễm lây lan, để lại thâm sẹo sau lành

Biện pháp xử lý mụn bọc ở mũi an toàn, phòng ngừa để lại sẹo

Để điều trị mụn bọc nói chung và mụn bọc ở mũi nói riêng, bạn cần vệ sinh da mặt sạch sẽ 2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp, giữ cho gương mặt luôn khô thoát, đảm bảo quá trình tái tạo của da bằng cách ngủ sớm, ngủ đủ giấc và duy trì chế độ ăn uống lành mạnh.

Ngoài ta đối với những trường hợp nặng bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa về việc sử dụng thuốc bôi trị mụn hoặc/ và thuốc uống kháng sinh. Ngoài ra dựa vào tình trạng và nguyên nhân cụ thể, bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng liệu pháp hormone đối với trường hợp nổi mụn do rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ, lấy nhân mụn, điều trị bằng laser hoặc tiêm corticoid ở trường hợp mụn to kèm theo viêm đau dữ dội.

Đối với những trường hợp nhẹ, số lượng mụn bọc ở mũi ít, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý mụn an toàn và phòng ngừa để lại sẹo như sau:

1. Cách sử dụng đá lạnh giảm sưng viêm và điều trị mụn bọc ở mũi

Ngay sau khi nhận thấy mụn bọc xuất hiện kèm theo biểu hiện viêm sưng và đau, bạn có thể sử dụng một viên đá lạnh áp lên nốt mụn. Nhiệt độ lạnh từ biện pháp xử lý này có thể giúp bạn giảm sưng, giảm viêm và giảm đau hiệu quả. Đồng thời cải thiện tốt kích thước của nốt mụn

Ngoài ra việc sử dụng đá lạnh áp lên nốt mụn còn giúp bạn loại bỏ bớt bụi bẩn và se khít lỗ chân lông. Trong trường hợp muốn tăng cường thêm dưỡng chất cho da, giúp nốt mụn mau chóng lành, bạn có thể nấu nước trà xanh hoặc một số loại thảo mộc khác, cho vào khay đá, đợi đến khi đông lạnh thì sử dụng.

Hướng dẫn cách sử dụng đá lạnh giảm sưng viêm và điều trị mụn bọc:

  • Dùng khăn bông sạch và khô bọc một vài viên đá lạnh hoặc có thể áp trực tiếp
  • Sử dụng túi đá áp lên những vùng da đang nổi mụn trong 15 phút
  • Thực hiện từ 3 – 4 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Không nên chườm lạnh quá lâu vì có thể gây bỏng lạnh.
Cách sử dụng đá lạnh giảm sưng viêm và điều trị mụn bọc ở mũi
Cách sử dụng đá lạnh giảm sưng viêm và điều trị mụn bọc ở mũi

2. Cách sử dụng kem đánh răng trị mụn bọc trên mũi

Một số thành phần được tìm thấy trong kem đánh răng có khả năng kháng viêm, làm dịu bề mặt da, cải thiện tình trạng ửng đỏ, sưng và cảm giác đau nhức do nốt mụn gây ra.

Ngoài ra nhờn chứa thành phần kháng khuẩn và nhiều dưỡng chất có lợi khác, việc sử dụng kem đánh răng bôi lên mụn sẽ giúp bạn thu nhỏ nhanh chóng kích thước của nốt mụn.

Hướng dẫn cách dùng kem đánh răng trị mụn bọc trên mũi:

  • Rửa mặt thật sạch và lau khô
  • Cho kem đánh răng vào tay với một lượng vừa đủ
  • Bôi kem đánh răng lên nốt mụn bọc, sau đó để qua đêm
  • Rửa mặt sạch sẽ vào buổi sáng hôm sau.

Lưu ý:

  • Nên sử dụng kem đánh răng màu trắng để đạt tối đa hiệu quả trị mụn.

3. Cách dùng chanh tươi kháng viêm và chữa mụn bọc ở mũi

Một hàm lượng lớn vitamin C được tìm thấy trong thành phần của chanh tươi. Dưỡng chất này có khả năng kháng viêm, loại bỏ vi khuẩn, làm sạch bề mặt da và kiểm soát tình trạng tiết bã nhờn. Vì thế việc sử dụng chanh chữa mụn bọc sẽ giúp bạn giảm viêm và giảm sưng ở mụn, giúp nốt mụn mau chóng lành.

Ngoài ra, nhờ đặc tính kháng khuẩn, giàu vitamin và chứa nhiều thành phần quan trọng khác, việc đưa chanh vào quá trình điều trị mụn bọc sẽ giúp bạn cung cấp vitamin cho da, cải thiện cải giác đau nhức và giúp se khít lỗ chân lông hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng chanh tươi kháng viêm và chữa mụn bọc ở mũi:

  • Chuẩn bị một quả chanh tươi và chắt lấy nước cốt
  • Sử dụng tăm bông hoặc bông y tế thấm vào nước cốt chanh, sau đó đắp lên vị trí đang nổi mụn bọc
  • Giữ nguyên trạng thái trong 15 phút, dùng nước sạch rửa lại mặt
  • Thực hiện từ 1 – 2 lần/ ngày cho đến khi nốt mụn giảm đau và có dấu hiệu khô lại.

Lưu ý:

  • Không lạm dụng nước cốt chanh thoa lên vùng da bị mụn.
  • Thoa kem chống nắng và che chắn kỹ càng trước khi hoạt động hoặc di chuyển ngoài trời. Không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời  bởi điều này có thể khiến da bắt nắng và nhanh chóng sạm. Nguyên nhân là do trong chanh chứa axit nên có thể gây mỏng da.
Cách dùng chanh tươi kháng viêm và chữa mụn bọc ở mũi
Cách dùng chanh tươi kháng viêm và chữa mụn bọc ở mũi

4. Cách dùng nước súc miệng cải thiện tình trạng sưng viêm của mụn bọc

Do chứa thành phần kháng khuẩn cao, việc bôi nước súc miệng lên vùng da bị mụn có thể giúp bạn loại bỏ vi khuẩn gây hại, giảm viêm và làm dịu vùng da đang bị tổn thương. Ngoài ra việc xử lý mụn bọc bằng nước súc miệng còn giúp bạn thu nhỏ lỗ chân lông hiệu quả.

Hướng dẫn cách dùng nước súc miệng cải thiện tình trạng sưng viêm của mụn bọc:

  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ, lau khô da
  • Sử dụng bông y tế thấm một lượng vừa đủ nước súc miệng
  • Chấm bông y tế lên các nốt mụn ở mũi
  • Sử dụng nước mát rửa lại mặt sau 10 phút
  • Thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để thúc đẩy quá trình làm lành mụn.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng nước súc miệng chứa hương liệu. Bởi việc sử dụng loại nước súc miệng này không chỉ không mang lại hiệu quả chữa mụn mà còn làm tăng nguy cơ kích ứng da.
  • Chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ nước súc miệng.
  • Không bôi nước súc miệng lên những vùng da có vết thương hở.

5. Cách chăm sóc da và chữa mụn bọc trên mũi bằng rau mồng tơi

Trong Y học cổ truyền rau mồng tơi có tính mát, chứa nhiều dưỡng chất với tác dụng bồi bổ cơ thể, chăm sóc da, nhuận tràng, thanh nhiệt và giải độc gan. Chính vì thế loại thảo dược thiên nhiên này thường được dùng trong điều trị mụn, nâng cao sức khỏe làn da, giải độc mát gan, trị táo bón.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại, rau mồng tơi giàu vitamin và chứa nhiều thành phần dinh dưỡng khác. Cụ thể vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin C, vitamin PP, chất đạm, Pectin, Saponin. Polysaccharide, chất sắt, Tro, chất béo, Folate… Đây đều là những dưỡng chất có khả năng cải thiện làn da,cấp ẩm, dưỡng da sáng, làm dịu tình trạng viêm sưng, phòng ngừa và điều trị mụn bọc.

Bên cạnh đó, các vitamin, chất sắt cùng nhiều dưỡng chất quan trọng khác còn có khả năng cung cấp năng lượng, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, tốt cho hệ tiêu hóa và tốt cho sức khỏe tổng thể.

Hướng dẫn cách chăm sóc da và chữa mụn bọc trên mũi bằng rau mồng tơi:

  • Rửa sạch một nắm rau mồng tơi với nước muối, để ráo nước
  • Cho rau mồng tơi cùng một ít muối hạt to vào cối, tiến hành giã nát
  • Chắt lấy nước cốt rau mồng tơi, không sử dụng bã
  • Dùng bông y tế thấm vào nước cốt, thoa lên vùng da bị mụn hoặc toàn bộ gương mặt
  • Giữ nguyên trong 20 phút
  • Dùng nước ấm rửa sạch da
  • Thực hiện mỗi ngày 1 lần để cải thiện tình trạng viêm sưng của các nốt mụn.
Cách chăm sóc da và chữa mụn bọc trên mũi bằng rau mồng tơi
Cách chăm sóc da và chữa mụn bọc trên mũi bằng rau mồng tơi

6. Cách dùng nghệ trị mụn bọc ở mũi, giảm viêm và phòng ngừa thâm sẹo

Vitamin, chất chống oxy hóa cùng nhiều hoạt chất kháng viêm khác trong nghệ có khả năng xoa dịu nhanh tình trạng viêm sưng, thúc đẩy quá trình làm lành tổn thương, giảm đau, làm mờ vết nám và phòng ngừa thâm sẹo sau điều trị.

Ngoài ra nhờ hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn là Curcumin, nghệ có khả năng ức chế hoạt động của các loại vi khuẩn gây mụn, giúp sát trùng, kháng viêm và se khít lỗ chân lông.

Hướng dẫn cách dùng nghệ trị mụn bọc ở mũi, giảm viêm và phòng ngừa thâm sẹo:

  • Cho vào chén nhỏ tinh bột nghệ cùng mật ong nguyên chất đã chuẩn bị theo tỉ lệ 1:2
  • Dùng thìa khuấy đều cho đến khi tạo một hỗn hợp đặc sệt
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ và dùng khăn bông mềm để lau khô
  • Đắp hỗn hợp nghệ và mật ong lên những khu vực bị mụn
  • Giữ nguyên trạng thái từ 15 – 20 phút
  • Rửa sạch da với nước
  • Để làm lành vết thương, cải thiện mụn bọc và phòng ngừa thâm sẹo, bạn nên đắp hỗn hợp nghệ và mật ong từ 4 – 5 lần/ tuần.

Những điều cần lưu ý khi điều trị mụn bọc ở mũi

Do mụn bọc ở mũi dễ viêm, nhiễm khuẩn, dễ lây lan, thường để lại thâm sẹo và khó điều trị hơn so với thông thường nên người bị mụn cần phải lưu ý chăm sóc da cẩn thận trong suốt quá trình điều trị mụn.

Ngoài ra bạn cần lưu ý những điều sau đây để quá trình chữa mụn và phòng ngừa thâm sẹo trở nên suôn sẻ hơn. Cụ thể:

  • Tuyệt đối không tự ý nặn mụn bọc trên mũi, đặc biệt là khi mụn đang còn sưng viêm. Bởi điều này có thể khiến tình trạng mụn lây lan và dễ để lại thâm sẹo.
  • Vệ sinh da mặt sạch sẽ mỗi ngày. Nên lựa chọn và sử dụng sữa rửa mặt có chiết xuất thiên nhiên, lành tính, phù hợp với tình trạng da ở hiện tại.
  • Kết hợp sử dụng kem chống nắng và che chắn làn da trước khi ra ngoài 20 phút.
  • Nên dùng thêm nước tẩy trang để loại bụi bẩn, bã nhờn và cặn kem chống nắng đang tích tụ ở lỗ chân lông.
  • Sinh hoạt đều độ, tránh thức khuya, không làm việc quá sức, nên ngủ đủ giấc và dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn đầu óc.
  • Chăm sóc làn da và cơ thể từ bên trong với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng. Nên ăn nhiều hoa quả tươi, rau xanh, thực phẩm giàu vitamin, chất chống oxy hóa, uống nhiều nước. Không nên ăn thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo, thức ăn đóng hợp, chứa chất bảo quản và không uống rượu bia.
Chăm sóc làn da và cơ thể từ bên trong với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng
Chăm sóc làn da và cơ thể từ bên trong với chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng

Mụn bọc ở mũi thường khó điều trị, dễ viêm, dễ nhiễm trùng, lây lan và thường để lại thâm sẹo sau quá trình điều trị. Chính vì thế, ngay khi nhận thấy một hoặc nhiều nốt mụn xuất hiện trên mũi, bạn cần áp dụng các biện pháp chăm sóc phù hợp, tránh sờ và nặn mụn. Đối với những trường hợp nặng, mụn viêm sưng kèm cảm giác đau nhức nghiêm trọng, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để tìm hướng xử lý phù hợp.

Bài viết liên quan:

5/5 - (26 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *