Melanin là gì? Có ở đâu? Vai trò và cách kiểm soát

Melanin là sắc tố tạo màu sắc cho da, tóc, mắt, thường được tìm thấy ở lớp thượng biểu bì. Rối loạn hắc sắc tố có thể dẫn đến các vấn đề về da, tóc, chẳng hạn như nám da, tàn nhang, bệnh bạch tạng và một số bệnh lý liên quan.

melanin là gì
Melanin là tế bào tạp màu sắc cho da, tóc, mắt ở người  và một số loại động  vật

Melanin là gì? Có ở đâu?

Melanin là sắc tố tự nhiên của da, quy định màu tóc, da và mắt ở người và một số loại động vật.  Sắc tố này được tạo bởi các tế bào melanocytes, được tìm thấy ở lớp ngoài cùng của da.

Mọi người có lượng tế bào sắc tố melanin như nhau, nhưng một số người có xu hướng tạo ra nhiều hắc sắc tố hơn những người khác. Nếu các tế bào hắc sắc tố ít, bạn có thể có tóc, da và mống mắt nhạt màu. Trong khi đó nếu các tế bào tạo nhiều nhiều hắc sắc tố hơn, thì tóc, da và mắt của bạn sẽ tối màu hơn.

Lượng hắc sắc tố mà cơ thể tạo ra phụ thuộc vào gen. Do đó, nếu cha mẹ của bạn có nhiều hoặc ít sắc tố da, bạn có thể có các vấn đề tương tự.

Đôi khi, melanin có thể tích tụ ở một số vùng da và gây ra sạm da, các bác sĩ gọi là tăng sắc tố. Tăng sắc tố là khi một số vùng của da sẫm màu hơn phần da còn lại của cơ thể. Mặc dù có thể điều trị tại chỗ các chất lắng đọng melanin hiện có, tuy nhiên các phương pháp này đôi khi có thể dẫn đến một số rủi ro tiềm ẩn. Ngoài ra, đôi khi điều trị cũng có thể làm giảm sản xuất melanin trên da.

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng melanin có thể giúp bảo vệ da khỏi tia UV. Tăng sắc tố melanin cũng có thể giúp ngăn chặn các quá trình trong cơ thể dẫn đến ung thư da.

Một số nghiên cứu cho biết tỷ lệ mắc ung thư da thấp hơn ở những người có lượng melanin tập trung nhiều hơn, tức là màu da sẫm hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa sắc tố da và các nguy cơ ung thư da cần được nghiên cứu thêm.

Các loại melanin và vai trò trong cơ thể

Ở người, sắc tố melanin chủ yếu quy định màu sắc da, mặc dù sắc tố này cũng được tìm thấy trong tóc, mô mống mắt và các mạch máu ở tai trong. Ngoài ra, sắc tố melanin cũng được tìm thấy trong các mô não, tủy sống, các tế bào thần kinh, tuyến thượng thận và một số cơ quan khác trong thể.

Melanin trong da được sản xuất bởi các tế bào hắc tố, được tìm thấy ở lớp trên cùng của biểu bì. Các tế bào hắc tố là tập hợp của các tế bào melanin nhỏ hơn với tỷ lệ và sự liên kết khác nhau. Do đó, melanin được chia thành nhiều loại khác nhau với vai trò và nhiệm vụ khác nhau trong cơ thể.

1. Eumelanin

Eumelanin là các tế bào gồm nhiều polyme liên kết chéo, chủ yếu tạo ra màu sắc ở tóc, mắt và da. Có hai loại eumelanin là eumelanin nâu và eumelanin đen. Hai loại eumelanin này khác nhau về mặt hóa học ở kiểu liên kết phân tử.

Tóc đen xảy ra khi bạn có một lượng nhỏ eumelanin màu đen và không có các sắc tố khác. Một lượng nhỏ eumelanin màu nâu và không có các sắc tố khác dẫn đến tóc màu vàng. Tóc nâu xảy ra khi có sự pha trộn giữa hai loại eumelanin.

Ngoài ra, khi cơ thể già đi, cơ thể tiếp tục sản xuất eumelanin màu đen nhưng ngừng sản xuất eumelanin màu nâu. Điều này dẫn đến tình trạng xuất hiện tóc bạc ở người cao tuổi.

2. Pheomelanin

Pheomelanin là sắc tố tạo màu vàng đến đỏ cho các bộ phận cơ thể, chẳng hạn như môi, núm vú, quy đầu dương vật và âm đạo.

Khi một người có một lượng nhỏ eumelanin màu nâu trong tóc và không có các sắc tố khác sẽ tạo ra tóc vàng. Tuy nhiên, một lượng nhỏ eumelanin màu nâu kết hợp với pheomelanin màu đỏ, sẽ tạo ra tóc màu cam, cũng được gọi là tóc đỏ.

melanin có vai trò gì
Có nhiều loại melanin với các vai trò khác nhau trong cơ thể

Bên cạnh đó, Pheomelanin cũng có trong da. Do đó, những người có nhiều Pheomelanin khi bị mụn trứng cá, mụn thường đỏ hoặc hồng hơn trên da.

Ngoài ra có một loại sắc tố, được gọi là Trichochromes, được tạo ra từ con đường trao đổi chất tương tự như eumelanins và pheomelanins. Tuy nhiên, các sắc tố này có trọng lượng thấp và thường xuất hiện ở những người có tóc màu đỏ.

3. Neuromelanin

Neuromelanin là sắc tố kiểm soát màu sắc của các tế bào thần kinh và không liên quan đến các màu sắc mà bạn nhìn thấy. Neuromelanin là một sắc tố polyme không hòa tan sẫm màu và chưa được xác định chức năng sinh học trong cơ thể người.

Tuy nhiên, sắc tố Neuromelanin được cho là có khả năng liên kết hiệu quả với các kim loại chuyển tiếp như sắt và một số phân tử có khả năng gây độc khác. Do đó, đôi khi sắc tố này có thể đóng vai trò quan trọng trong quá trình chết rụng tế bào (Apoptosis) đối với bệnh nhân Parkinson.

Tế bào hắc tố melanin tạo ra eumelanin và pheomelanin, quy định màu da, tóc và một số bộ phận khác trên cơ thể. Trong khí đó, Neuromelanin được tìm thấy trong não và vai trò chưa được xác định rõ ràng.

Các vấn đề rối loạn melanin

Mọi người có một lượng melanin  gần như bằng nhau. Tuy nhiên một số người, chủng tộc và điều kiện sống có thể có nhiều hoặc ít melanin hơn. Ngoài ra một số người có thể có các vấn đề về melanin và dẫn đến rối loạn sắc tố da. Cụ thể các vấn đề bao gồm:

1. Bệnh bạch tạng

Bệnh bạch tạng là rối loạn sắc tố melanin hiếm gặp. Những người bị bệnh bạch tạng có tóc trắng, mắt xanh, da nhợt nhạt và có thể có vấn đề về thị lực. Người bệnh nên mặc áo chống nắng, sử dụng kem chống nắng và che chắn da để tránh tác hại của ánh nắng mặt trời.

rối loạn sắc tố melanin
Bệnh bạch tạng là rối loạn sắc tố melanin hiếm gặp khiến người bệnh có tóc trắng, mắt xanh, da nhợt nhạt

Có khoảng 9 loại bệnh bạch tạng ở da và hầu hết đây là một rối loạn sắc tố trên các nhiễm sắc thể thường. Một số dân tộc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn, chẳng hạn như những người gốc châu Phi da đen. Đây là một dạng rối loạn sắc tố bẩm sinh và không có biện pháp điều trị.

2. Bệnh bạch biến

Bệnh bạch biến xảy ra khi cơ thể mất tế bào hắc tố. Điều này khiến người bệnh có các mảng da có màu trắng mịn. Các khu bị ảnh hưởng thường phát triển lớn theo thời gian. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bao gồm tóc và các cơ quan bên trong miệng.

Thông thường, màu sắc của tóc và da được quyết định bởi sắc tố melanin. Bệnh bạch biến xảy ra khi các tế bào sản xuất melanin chết hoặc ngừng hoạt động.

Bạch biến có thể ảnh hưởng đến mọi chủng tộc và mọi màu da, tuy nhiên tình trạng da này thường dễ nhận biết hơn ở những người có làn da sẫm màu. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng, không lây nhiễm nhưng có thể gây căng thẳng hoặc áp lực tâm lý cho người bệnh.

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh bạch biến. Tuy nhiên, các phương pháp điều trị, chẳng hạn như thuốc tạo màu da, liệu pháp ánh sáng UV, thuốc nhạy cảm với ánh sáng, kem corticosteroid và phẫu thuật có thể khôi phục màu sắc cho da. Tuy nhiên các biện pháp điều trị không ngăn ngừa tình trạng da tiếp tục mất màu trong tương lai.

3. Nám da

Nám da là tình trạng hình thành các mảng da màu nâu. Tình trạng này thường phổ biến ở phụ nữ hơn nam giới. Nám da thường xảy ra trên mặt và đối xứng, với các vết da sẫm màu phù hợp ở cả hai bên của khuôn mặt. Các vùng da khác trên cơ thể thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể bị nám.

rối loạn sắc tố da melanin
Rối loạn sắc tố melanin có thể gây nám da và dẫn đến các đốm da sẫm màu trên cơ thể

Hiện tại không rõ nguyên nhân gây nám da, tuy nhiên những người da trắng thường có nguy cơ cao hơn. Sự nhạy cảm với estrogen và progesterone trong thai kỳ cũng liên quan đến tình trạng này. Ngoài ra, thuốc tránh thai, căng thẳng và bệnh tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân gây nám da.

Bên cạnh đó, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên có thể gây nám da. Bởi vì tia cực tím có thể ảnh hưởng đến các tế bào kiểm soát hắc sắc tố melanin trên da.

Trong một số trường hợp, chẳng hạn như nam da khi mang thai hoặc sử dụng thuốc tránh thai, nám da có thể tự cải thiện. Ngoài ra, các loại kem chuyên dụng, thuốc bôi steroid tại chỗ và các biện pháp cải thiện khác như, peel da, có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng nám da. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

4. Mất sắc tố da sau tổn thương

Một số người có thể bị tổn thương da, chẳng hạn như bị bỏng, phồng rộp hoặc nhiễm trùng da và bị mất sắc tố sau khi phục hồi. Điều này xảy ra khi cơ thể không thể thay thế các sắc tố melanin ở khu vực bị tổn thương.

Tình trạng này không nghiêm trọng và không cần điều trị. Tuy nhiên người bệnh có thể tham khảo các biện pháp làm đều màu da hoặc trang điểm để khắc phục nếu tình trạng da này gây khó chịu.

5. Bệnh Parkinson

Thông thường, lượng neuromelanin trong não tăng lên khi cơ thể già đi. Tuy nhiên ở bệnh nhân Parkinson, sắc tố neuromelanin trong não giảm xuống. Điều này xảy ra khi các tế bào não ở khu vực được gọi là vùng phụ chết đi.

rối loạn melanin gây parkinson
Giảm lượng neuromelanin trong não có thể dẫn đến bệnh Parkinson

Bệnh Parkinson gây ảnh hưởng đến các tế bào thần kinh sản xuất dopamine trong não. Các triệu chứng thường bao gồm cứng cơ, run rẩy, thay đổi giọng nói và dáng đi.

Hiện tại không có biện pháp điều trị bệnh Parkinson. Tuy nhiên các phương pháp kết hợp thuốc, thay đổi lối sống và các liệu pháp tích cực có thể hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng thể chất, tinh thần.

6. Ảnh hưởng đến thính lực

Melanin có một vai trò trong chức năng thính giác của con người. Các nhà nghiên cứu cho biết, quá ít melanin có thể dẫn đến mất thính giác, thính giác kém hoặc bị điếc.

Những người bạch tạng có thể có các vấn đề về thính giác. Tuy nhiên, thiếu melanin không phải là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mất thính giác. Bởi vì hầu hết các trường hợp thiếu các enzym cần thiết để tổng hợp melanin có chức năng thính giác bình thường. Thay vào đó, thiếu các tế bào hắc tố melanin trong mạch máu ở tai trong dẫn đến suy giảm ốc tai và gây ảnh hưởng đến thính giác.

Tuy nhiên hiện nay mối liên hệ giữa melanin và chức năng thính giác cần được nghiên cứu, làm rõ thêm.

Biện pháp kiểm soát melanin

Tăng hoặc giảm sắc tố melanin đều có thể dẫn đến nhiều rối loạn không mong muốn. Cơ thể liên tục sản xuất ra sắc tố melanin, số lượng được xác định bởi yếu tố di truyền. Do đó, việc kiểm soát hắc sắc tố có thể gặp nhiều khó khăn và cần được thực hiện lâu dài.

Không có biện pháp làm giảm hoặc tăng melanin vĩnh viễn, tuy nhiên bạn có thể kiểm soát sắc tố da bằng một số biện pháp như:

1. Loại bỏ sắc tố melanin

Có một số cách để giảm lượng melanin tích tụ trên da. Tuy nhiên bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thực hiện các biện pháp để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, các biện pháp bao gồm:

Liệu pháp laser:

Liệu pháp laser sử dụng xung ánh sáng để loại bỏ các lớp da trên cùng. Do đó biện pháp này có thể làm giảm hắc tố ở các vùng được điều trị. Có một số loại phương pháp điều trị bằng laser khác nhau, bao gồm:

  • Laser xâm lấn được sử dụng để loại bỏ các lớp da bên ngoài và thường được chỉ định cho trường hợp thay đổi màu da nghiêm trọng.
  • Laser không xâm lấn có thể thúc đẩy sự tăng sinh collagen trên da và giúp hình thành da mới. Phương pháp này có thể nhắm vào các khu vực tăng sắc tố da, đốt nóng và phá hủy hắc sắc tố, giúp loại bỏ các đốm da sẫm màu.
  • Công nghệ Q-Switched ND sử dụng một xung ánh sáng để làm nóng và tan vùng da sẫm màu.
điều trị rối loạn melanin
Liệu pháp laser có thể loại bỏ các sắc tố dư thừa trên da

Kem bôi và thuốc mỡ:

Một số loại kem bôi và thuốc mỡ có thể hỗ trợ làm sáng da như hydroquinone, axit kojic, vitamin C hoặc retinoid.

Nhiều sản phẩm này có thể ngăn chặn tyrosinase, enzyme chính cần thiết cho quá trình tổng hợp melanin. Điều này làm chậm quá trình sản xuất melanin và giúp làn da sáng hơn.

Tuy nhiên, các sản phẩm làm sáng da có thể dẫn đến một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Khô
  • Kích ứng da
  • Đỏ
  • Ngứa

2. Cách làm tăng hắc sắc tố trong cơ thể

Tăng cường các chất dinh dưỡng là cách tốt nhất để tăng melanin một cách tự nhiên trên da. Cụ thể một số chất dinh dưỡng có thể hỗ trợ cơ thể tăng sản xuất melanin bao gồm:

Chất chống oxy hóa:

Các chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ tăng cường sản xuất melanin hiệu quả. Cụ thể, các vi chất dinh dưỡng như flavonoid hoặc polyphenol có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất melanin và tăng sắc tố da.

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa hơn như rau lá xanh đậm, quả mọng đen, chocolate đen và các loại rau nhiều màu sắc để có thêm chất chống oxy hóa. Uống bổ sung vitamin và khoáng chất cũng có thể hữu ích.

thực phẩm làm tăng sắc tố melanin
Chế độ ăn uống phù hợp có thể cân bằng lượng melanin trong cơ thể

Vitamin A:

Nhiều nghiên cứu cho thấy vitamin A rất quan trọng trong việc sản xuất melanin và cần thiết cho một làn da khỏe mạnh. Vitamin A có thể được bổ sung từ các loại thực phẩm tiêu thụ hàng ngày, đặc biệt là các loại rau có chứa beta caroten, chẳng hạn như cà rốt, khoai lang, rau bina và đậu Hà Lan.

Bên cạnh đó, vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa. Do đó, việc bổ sung vitamin A có thể tăng cường sản xuất hắc sắc tố trong cơ thể và cải thiện sức khỏe làn da.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được tiêu thụ vượt quá liều lượng Vitamin A hàng ngày. Điều này có thể gây nguy hiểm cho em bé.

Vitamin E:

Vitamin E là một loại vitamin cần thiết và quan trọng đối với sức khỏe làn da. Bên cạnh đó, vitamin này cũng là một chất chống oxy hóa và cần thiết để tăng cường mức độ melanin trong cơ thể.

Mặc dù không có nghiên cứu về mối liên hệ trực tiếp của vitamin E đối với melanin, tuy nhiên vitamin E có thể giúp bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Bạn có thể bổ sung vitamin E bằng cách tiêu thụ các loại thực phẩm giàu vitamin E, chẳng hạn như rau, ngũ cốc, hạt và các quả hạch. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng viên uống hoặc thực phẩm bổ sung vitamin E.

Vitamin C:

Tương tự như vitamin A và E, vitamin C là một chất chống oxy hóa. Vitamin C cũng cần thiết cho màng nhầy khỏe mạnh và có thể có một số tác động đến việc sản xuất melanin bảo vệ da.

Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam quýt, quả mọng và rau lá xanh có thể tăng cường việc sản xuất melanin. Bên cạnh đó, uống bổ sung vitamin C cũng có thể mang lại hiệu quả cao.

Biện pháp chăm sóc và bảo vệ da

Việc tăng và giảm hắc sắc tố melanin có thể liên quan đến việc chăm sóc làn da. Mục đích của melanin là để bảo vệ làn da của khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi bạn tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, da của bạn sẽ tạo ra nhiều hắc tố hơn.

phòng ngừa rối loạn sắc tố da
Sử dụng kem chống nắng và che chắn da có thể hỗ trợ phòng ngừa rối loạn sắc tố da

Do đó, để ngăn ngừa các rối loạn da, bạn có thể tham khảo một số biện pháp bảo vệ da như:

  • Sử dụng kem chống nắng bảo vệ da khỏi tia UV, tác nhân làm rối loạn quá trình sản xuất melanin. Theo các chuyên gia, bạn nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số SPF trên 30 và có khả năng chống nước để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
  • Ở trong nhà từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều, đây là khoảng thời gian tia nắng mặt trời mạnh nhất.
  • Mặc quần áo bảo vệ, chẳng hạn nhưu quần áo dài, mang kính râm và đội mũ khi ở bên ngoài.

Melanin là sắc tố tạo màu sắc cho da, tóc, mắt và một số bộ phận khác trong cơ thể. Rối loạn hắc sắc tố có thể dẫn đến các vấn đề về da, tóc và các bệnh lý thần kinh. Do đó, mọi người nên có biện pháp chăm sóc da và ngăn ngừa các rủi ro liên quan.

Các nghiên cứu cho thấy, ăn thực phẩm lành mạnh hoặc uống các chất bổ sung có chứa một số vitamin và chất chống oxy hóa, chẳng hạn như Vitamin A, C và E, có thể giúp bạn chăm sóc da và giảm nguy cơ ung thư da.

Tuy nhiên trước khi áp dụng bất cứ phương pháp điều trị hoặc cải thiện hắc sắc tố trên da, bạn nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.

Tham khảo thêm: 10+ cách trị nám tại nhà nhanh từ thiên nhiên, dân gian

4/5 - (7 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *