Đồi mồi là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách trị
Nội dung bài viết
Đồi mồi là những vùng da sẫm màu, nhỏ, phẳng với nhiều kích thước khác nhau. Tình trạng này thường phổ biến ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, chẳng hạn như mặt, vai, cánh tay hoặc bàn tay.
Đốm đồi mồi là gì?
Đốm đồi mồi là những đốm màu nâu, xám hoặc đen, kích thước nhỏ và phẳng trên da. Tình trạng này là kết quả của việc cơ thể sản xuất dư thừa melanin (Melanin là sắc tố mang lại màu sắc cho da).
Tình trạng này thường phổ biến ở vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên, chẳng hạn như mặt, vai, bàn tay và cánh tay. Khi da tiếp xúc với ánh nắng, cơ thể sẽ sản sinh thêm hắc tố để bảo vệ da khỏi tia cực tím (UV) của mặt trời. Càng sản sinh ra nhiều hắc tố, các đốm da càng sẫm màu.
Đồi mồi thường phổ biến ở người lớn tuổi, trên 50 tuổi. Tuy nhiên những người trẻ tuổi cũng có thể phát triển các đốm đồi mồi nếu tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thường xuyên.
Các đốm đồi mồi đôi khi có thể trông giống như các đốm ung thư da, nhưng đồi mồi thường lành tính và không cần điều trị. Tuy nhiên, việc xuất hiện các đốm đồi mồi có thể là dấu hiệu của việc da đã tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời và bị tổn thương. Do đó, bạn có thể có thể nên tránh việc tiếp xúc với ánh nắng và có thể biện pháp bảo vệ da.
Bạn có thể ngăn ngừa các đốm đồi mồi bằng cách sử dụng kem chống nắng thường xuyên và tránh ánh nắng mặt trời.
Dấu hiệu nhận biết đồi mồi
Đốm đồi mồi có thể ảnh hưởng đến mọi loại da, nhưng tình trạng này thường phổ biến hơn ở người lớn có làn da sáng. Không giống như tàn nhang và nám, thường gặp ở người trẻ tuổi và mờ dần khi không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, các đốm đồi mồi không mờ đi theo thời gian.
Các đốm đồi mồi thường xuất hiện ở những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bao gồm:
- Khuôn mặt
- Mu bàn tay
- Vai
- Lưng
- Cánh tay
- Bàn chân
Đồi mồi có thể xuất hiện đơn lẻ hoặc phát triển thành từng đám với nhiều kích thước khác nhau và có thể có đường kính từ 0.2 – 2 Các đốm đồi mồi thường có các dấu hiệu nhận biết bao gồm:
- Là những vùng sẫm màu, bằng phẳng trên da với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
- Thường có màu da rám nắng đến nâu sẫm
- Xuất hiện ở các vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời qua nhiều năm
- Có thể kết hợp thành nhóm đồi mồi và khiến tình trạng này trở nên nổi bật và dễ nhận biết
Nguyên nhân gây ra các đốm đồi mồi
Đốm đồi mồi xảy ra khi da sản xuất dư thừa melanin, hay còn gọi là sắc tố da. Đôi khi nguyên nhân dẫn đến tình trạng da này có thể không được xác định. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, lão hóa da, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc các hình thức tiếp xúc với tia cực tím (UV) khác, chẳng hạn thường xuyên chiếu ánh sáng xanh (đỏ), có thể là nguyên nhân dẫn đến đồi mồi.
Mọi người ở mọi lứa tuổi, giới tính hoặc chủng tộc đều có thể phát triển các đốm đồi mồi. Tuy nhiên, tình trạng này thường phổ biến hơn ở các nhóm đối tượng nguy cơ, chẳng hạn như:
- Lớn hơn 40 tuổi
- Có làn trắng
- Thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Có làn da sáng
Đốm đồi mồi có phải ung thư da không?
Mặc dù các đốm đồi mồi rất giống với dấu hiệu ung thư da, tuy nhiên đồi mồi không phải là ung thư. Tuy nhiên ung thư da là tình trạng nghiêm trọng và cần được điều trị y tế để tránh các rủi ro. Do đó, điều quan trọng là bạn cần phân biệt được ung thư da và đồi mồi.
Ung thư da có khả năng phát triển ở những khu vực tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Bên cạnh đó, các đốm đồi mồi có thể trông giống như các đốm da tăng trưởng dày sừng quang hóa, là tiền ung thư. Tuy nhiên đồi mồi thường bằng phẳng, trong khi các đốm tiền ung thư thường gồ ghề trên bề mặt da.
Một số vấn đề về đồi mồi cần quan tâm, chẳng hạn như:
- Đốm đồi mồi thô ráp và có thể bị đau khi cọ xát
- Các mảng da khô, có vảy màu hồng hoặc đỏ
- Xuất hiện các nốt mẩn trắng, có vảy, trông giống như mụn cóc
Một người nghi ngờ phát triển các dấu hiệu tiền ung thư nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, người bệnh cũng nên trao đổi với bác sĩ về các vấn đề bất thường khác trên da, điều này có thể tăng tỷ lệ điều trị thành công ung thư da.
Đồi mồi được chẩn đoán như thế nào?
Đồi mồi thường có thể chẩn đoán thông qua triệu chứng và yếu tố nguy cơ. Bác sĩ sẽ kiểm tra làn da của bạn trao đổi về các thói quen sinh hoạt cũng như bệnh lý cá nhân. Điều quan trọng là cần chẩn đoán phần biệt các đốm đồi mồi với các rối loạn da khác. Điều này nhằm mục đích xác định bệnh lý và có biện pháp điều trị phù hợp.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chẩn đoán, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết da. Thủ thuật này được thực hiện bằng cách lấy một mẫu da nhỏ để tiến hành kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể xác định phân biệt đồi mồi và các tình trạng da khác, chẳng hạn như ung thư da.
Đồi mồi được điều trị như thế nào?
Các đốm đồi mồi không nguy hiểm, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe, do đó có thể không cần điều trị. Tuy nhiên nếu đốm đồi mồi gây khó chịu hoặc mất thẩm mỹ, bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
1. Kem dưỡng da
Các đốm đồi mồi có thể được khắc phục tại nhà với các loại kem thoa ngoài da. Các loại kem này có thể có sẵn hoặc cần sự kế đơn của bác sĩ. Do đó trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
Một số loại kem được sử dụng để cải thiện đốm đồi mồi, bao gồm:
- Hydroquinone, một loại kem chứa hoạt chất có thể tẩy trắng da
- Steroid tại chỗ nhẹ
- Retinoids, chẳng hạn như tretinoin (một loại kem trị mụn)
Các loại thuốc bôi này hoạt động bằng cách làm mờ dần các đốm đồi mồi trong khoảng thời gian vài tháng. Tuy nhiên luôn sử dụng kem chống nắng với chỉ số SPF ít nhất là 30, đặc biệt là khi bạn sử dụng nhiều hơn một loại kem điều trị đồi mồi. Điều này có thể giảm bớt tác dụng của ánh sáng mặt trời trên da.
Bên cạnh đó, một số loại kem bôi da có thể có tác dụng rất mạnh, dẫn đến khô da, ngứa, đỏ hoặc kích ứng nhẹ. Do đó, nếu cảm thấy không thoải mái khi sử dụng các loại kem này, bạn có thể nên trao đổi với người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể.
2. Liệu pháp laser và ánh sáng xung cường độ cao
Các phương pháp điều trị này có thể phá hủy các tế bào tạo melanin (tế bào tạo màu cho các đốm đồi mồi) mà không gây hại cho bề mặt da. Thông thường, cần khoảng 2 – 3 lần điều trị để cải thiện tình trạng đồi mồi.
Sau vài tuần hoặc vài tháng điều trị, các đốm đồi mồi có thể bắt đầu mờ đi. Thông thường liệu pháp điều trị này thường an toàn và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên, đôi khi liệu pháp liệu pháp laser và ánh sáng xung cường độ cao có thể gây đổi màu da tạm thời.
Sau khi điều trị, bạn nên thoa kem chống nắng và sử dụng các hình thức chống nắng hoặc che chắn da để tránh gây kích ứng da.
3. Liệu pháp áp lạnh
Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ áp dụng nito lỏng hoặc một dung dịch áp lạnh khác lên vết đồi mồi bằng tăm bông. Điều này có thể phá hủy một số sắc tố da ở các đốm đồi mồi và hỗ trợ làm đều màu da.
Sau khi da lành lại sau điều trị, da sẽ đều màu hơn. Tuy nhiên phương pháp này thường chỉ được sử dụng trên các đốm đồi mồi nhỏ và phát triển riêng lẻ. Bên cạnh đó, phương pháp này có thể gây kích ứng da tạm thời, sẹo vĩnh viễn hoặc gây đổi màu da, mặc dù điều này thường không phổ biến.
4. Mài da và siêu mài mòn da
Đối với phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng thiết bị chuyên dụng để chà nhanh lên bề mặt da. Điều này có thể loại bỏ lớp da trên cùng của da và kích thích phát triển các tế bào mô da mới.
Phương pháp này có thể cần điều trị nhiều lần để đạt được kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ và đóng vảy tạm thời sau khi điều trị.
Lưu ý: Đối với bệnh nhân ửng đỏ da (bệnh rosacea) hoặc viêm mao mạch dị ứng, phương pháp mài mòn và siêu mài mòn da có thể dẫn đến tình trạng tái phát các nốt ban đỏ tại vị trí điều trị.
5. Peel da hóa chất
Peel da là quá trình bào mòn da bằng hóa chất để kích thích tái tạo các tế bào da mới. Bác sĩ sẽ thoa một loại axit chuyên dụng lên mặt, chất này sẽ phá hủy lớp da bên ngoài và loại bỏ các đốm đồi mồi. Sau khi lớp da bên ngoài bong ra, lớp da mới sẽ phát triển và thay thế vào lớp da cũ.
Phương pháp này có thể cần một vài lần điều trị để đạt hiệu quả điều trị. Ngoài ra, sau khi peel da, da có thể bị ửng đỏ, lột da tạm thời. Bên cạnh đó, một số người có thể bị đổi màu da vĩnh viễn sau khi peel da hóa học.
6. Hydrogen Peroxide điều trị đồi mồi
Trong quá trình điều trị này, bác sĩ sẽ thoa một lớp hydrogen peroxide lỏng đậm đặc lên từng vết đồi mồi bốn lần trong bốn phút. Hydrogen Peroxide có thể làm ẩm các đốm đồi mồi để làm tan các đốm đồi mồi mà không làm tổn thương vùng da xung quanh.
Một số người cần nhiều hơn một lần điều trị để loại bỏ hoàn toàn vết đồi mồi, đặc biệt nếu vết đồi mồi lớn hoặc có màu rất sẫm. Phương pháp điều trị này có ít tác dụng phụ bất lợi, phổ biến nhất là kích ứng da nhẹ và đóng vảy.
Những kỹ thuật điều trị đồi mỗi có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn với ánh nắng. Do đó, người bệnh cần cẩn thận khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, các thủ tục điều trị đồi mồi là thủ tục thẩm mỹ, do đó thường không được bảo hiểm chi trả. Trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể các phương pháp.
Biện pháp điều trị đồi mồi tại nhà
Có một số biện pháp cải thiện tại nhà có thể cải thiện các đốm da đồi mồi. Tùy thuộc vào mức độ đậm nhạt của các đốm da, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp cải thiện như:
1. Nước ép cà chua
Cà chua có chứa một sắc tố carotenoid gọi là lycopene. Đây là chất chống oxy có thể hạn chế các tổn thương của da khi tiếp xúc với tia UV. Ngoài ra, thường xuyên thoa nước ép cà chua lên da có thể làm mịn kết cấu da và làm sáng da.
Các nghiên cứu cho biết, hoạt chất lycopene trong cà chua có hoạt tính chống oxy hóa cao hơn 10 lần. Ngoài ra, tính axit của cà chua có thể góp phần làm giảm sự xuất hiện của các đốm đồi mồi mới, điều trị tàn nhang da và các vết nám da hiệu quả.
Để điều trị đồi mồi với nước ép cà chua, bạn thực hiện như sau:
- Cắt một lát cà chua và chà xát nhẹ nhàng lên khu vực bị ảnh hưởng. Để yên trong 20 phút, sau đó rửa sạch với nước lạnh. Thực hiện hai lần mỗi ngày.
- Trộn nước ép cà chua với mật ong, thoa lên khu vực đồi mồi, chờ trong 10 phút sau đó rửa sạch với nước. Thực hiện biện pháp 1 – 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
2. Vitamin C điều trị đồi mồi
Vitamin C là một nguồn chất chống oxy hóa có khả năng phá hủy các chất oxy hóa và bảo vệ làn da khỏi những tổn thương do gốc tự do gây ra. Bên cạnh, vitamin C có thể hỗ trợ làm sáng màu da, điều trị các vết cháy nắng, ban đỏ, nám, tàn nhang và đồi mồi.
Áp dụng vitamin C tại chỗ có thể tạo ra sự tổng hợp collagen và đẩy nahnh quá trình tái tạo các mô da. Ngoài ra, kết hợp vitamin E và vitamin C có thể tăng hiệu quả điều trị lên nhiều lần.
Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây họ cam quýt như chanh hoặc cam. Do đó, bạn có thể thoa nước chanh hoặc cam lên vùng da nổi đồi mồi, để yên trong 10 phút sau đó rửa sạch lại với nước ấm. Thực hiện biện pháp hai lần mỗi ngày.
Lưu ý: Những người có làn da nhạy cảm nên pha loãng nước chanh với nước hoa hồng hoặc nước sạch trước khi sử dụng để ngăn ngừa viêm da hoặc kích ứng da.
3. Vitamin E điều trị đồi mồi
Vitamin E hoạt động như một chất chống oxy hóa và có khả năng đảo ngược các tổn thương do tia UV gây ra trên da. Một số nghiên cứu cho biết, vitamin E có thể ức chế tổn thương do tia UV gây ra, giảm tỷ lệ xuất hiện đồi mồi và mắc bệnh ung thư da.
Việc sử dụng vitamin E kết hợp vitamin C có thể tăng tác dụng điều trị và phòng ngừa các tổn thương da do ánh nắng mặt trời. Người bị đồi mồi có thể tham khảo một số biện pháp điều trị, chẳng hạn như:
- Xoa bóp dầu vitamin E trên vùng da bị ảnh hưởng trong 10 – 15 phút hai lần mỗi ngày. Thực hiện trong vài tuần để cải thiện làn da.
- Kết hợp dầu vitamin E với 1 thìa cà phê dầu thầu dầu, trộn đều, thoa hỗn hợp lên các khu vực bị ảnh hưởng trước khi đi ngủ và rửa sạch vào sáng hôm sau. Áp dụng biện pháp hàng ngày cho đến khi vết đồi mồi mờ hẳn.
- Thêm các nguồn vitamin E trong chế độ ăn uống của bạn. Một số nguồn vitamin E bao gồm các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, dầu ô liu, rau bina và dầu hướng dương.
4. Lô hội cải thiện tình trạng đồi mồi
Lô hội hay nha đam, chứa một lượng vitamin A, C và E dồi dào, có đặc tính chống và dưỡng ẩm hiệu quả. Sử dụng gel lô hội thường xuyên có thể loại bỏ các tế bào chết và khuyến khích sự phát triển của các tế bào da khỏe mạnh mới. Điều này có thể tăng cường sức khỏe làn da, làm sáng da và loại bỏ các đốm đồi mồi hiệu quả.
Một số nghiên cứu cho thấy, lô hội có tác dụng bảo vệ da, chống lại tác hại của bức xạ đối với da. Bên cạnh đó, sử dụng thường xuyên có thể làm giảm sự xuất hiện của các nếp nhăn và hạn chế tình trạng nổi ban đỏ trên da.
Để điều trị đồi mồi, bạn có thể gọt vỏ lá nha đam, lấy phần gel thoa lên các vết đồi mồi, để yên trong 1 giờ hoặc lâu hơn, sau đó rửa sạch da với nước. Thực hiện biện pháp 2 lần mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
5. Chữa đồi mồi với nghệ
Nghệ có đặc tính chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa và chống ung thư. Bên cạnh đó, nghệ có thể mang lại hiệu quả cao trong việc chữa lành các bệnh da liễu khác nhau, chẳng hạn như mụn trứng cá, nám và đồi mồi.
Các đặc tính của nghệ có thể sử dụng để điều trị các vấn đề về da, thậm chí là làm đều sắc tố da. Cụ thể, để cải thiện màu da, điều trị đồi mồi, bạn có thể tham khảo các bước sau:
- Sử dụng một thìa cà phê bột nghệ, thêm một ít sữa tươi không đường và một ít nước cốt chanh
- Thoa hỗn hợp lên khu vực nổi đồi mồi
- Để yên trong 20 phút sau đó rửa sạch với nước ấm
- Thực hiện biện pháp 2 – 3 lần mỗi ngày
Các biện pháp điều trị đồi mồi tại nhà có thể cần nhiều thời gian để phát huy tác dụng điều trị. Do đó, bạn cần kiên trì và thực hiện phương pháp đều đặn để mang lại hiệu quả. Nếu bị kích ứng, dị ứng hoặc xuất hiện các rủi ro khi áp dụng biện pháp, bạn nên ngừng các biện pháp và trao đổi với bác sĩ chuyên môn.
Biện pháp phòng ngừa đồi mồi
Để ngăn ngừa việc hình thành các đốm đồi mồi sau khi điều trị, bạn cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Cụ thể các biện pháp phòng ngừa đồi mồi bao gồm:
- Tránh ánh nắng mặt trời trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 2 giờ chiều. Bởi vì trong thời gian này, tia sáng mặt trời có cường độ mạnh nhất, điều này có thể gây tổn thương trên da.
- Sử dụng kem chống nắng từ 15 – 30 phút trước khi rời khỏi nhà. Nên sử dụng kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng (SPF) ít nhất là 30. Thoa kem chống nắng lại sau mỗi hai giờ hoặc thường xuyên hơn nếu bạn bơi lội hoặc thực hiện các hoạt động đổ mồ hôi.
- Che chắn khi ở ngoài trời, tốt nhất bạn nên mặc quần áo chống nắng dài tay và đội mũ rộng vành hoặc mang kính che mặt để bảo vệ da.
Đồi mồi khi nào cần đến bệnh viện?
Các đốm đồi mồi không cần điều trị y tế và không dẫn đến các rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu các các đốm có màu đen hoặc thay đổi về hình dạng. Những thay đổi này có thể là dấu hiệu của u ác tính hoặc một dạng ung thư da nghiêm trọng.
Ngoài ra, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu chẳng hạn như:
- Đồi mồi có màu đen
- Phát triển về kích thước
- Có đường viền không đều nhau
- Có sự kết hợp bất thường về các màu sắc
- Chảy máu hoặc rò rỉ máu
Đốm đồi mồi là những thay đổi vô hại trên da, không gây đau và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên, trong một số trường, các đốm đồi mồi có thể khiến ung thư da, do đó người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán phù hợp.
Bên cạnh đó, đồi mồi có thể gây ảnh hưởng đến cảm xúc ở một số người. Do đó, bạn có thể loại bỏ hoặc cải thiện các triệu chứng với nhiều biện pháp khác nhau. Trao đổi với bác sĩ da liễu hoặc bác sĩ điều trị để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp xử lý phù hợp. Bên cạnh đó, tránh nắng và chăm sóc da phù hợp để ngăn ngừa tình trạng đồi mồi tái phát.
Thông tin thêm: 10 cách trị đồi mồi trên da mặt tại nhà nhanh hết
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!