Dị ứng thuốc bao lâu thì hết? Cần làm gì nhanh khỏi?

Dị ứng thuốc có thể gây nổi mề đay, mẩn ngứa, phát ban, sốt hoặc một số phản ứng nghiêm trọng khác. Người bệnh nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản, chẳng hạn như dị ứng thuốc bao lâu thì hết và làm thế nào để cải thiện các triệu chứng để có biện pháp chăm sóc phù hợp.

dị ứng thuốc bao lâu thì hết
Dị ứng thuốc có thể được cải thiện ngay sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng

Dị ứng uống là gì? Bao lâu thì hết?

Dị ứng thuốc là phản ứng quá mẫn cảm của hệ thống miễn dịch đối với một số loại thuốc. Bất cứ loại thuốc nào, bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thảo dược bổ sung hoặc thực phẩm chức năng đều có thể gây dị ứng.

Các dấu hiệu và triệu chứng phổ biến nhất của dị ứng thuốc là nổi mề đay, phát ban hoặc sốt. Dị ứng thuốc có thể gây ra các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm cả tình trạng đe dọa tính mạng ảnh hưởng đến nhiều hệ thống cơ thể, được gọi là sốc phản vệ.

Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc. Dị ứng cũng khác với việc ngộ độc thuốc hoặc dùng thuốc quá liều.

Phóng sự VTV2 đưa tin Trung tâm Thuốc dân tộc là đơn vị khám chữa bệnh mề đay bằng Đông y uy tín nhất hiện nay. [Tìm hiểu ngay để khỏi bệnh]

Các triệu chứng dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay sau khi sử dụng thuốc hoặc cần một khoảng thời gian để hệ thống miễn dịch phản ứng với thuốc. Bên cạnh đó, các phản ứng dị ứng có thể được cải thiện ngay sau khi người bệnh ngưng sử dụng thuốc.

Tuy nhiên, các triệu chứng liên quan, chẳng hạn như mề đay, mẩn ngứa có thể kéo dài khoảng 10 ngày. Thông thường mất khoảng 12 – 13 ngày để cải thiện tình trạng nổi mề đay khi dị ứng thuốc. Ngoài ra, nếu tình trạng mê đay do dị ứng thuốc nghiêm trọng, người bệnh có thể cần 2 – 4 tuần để cải thiện các triệu chứng. Trong trường hợp phản ứng dị ứng với thuốc trở thành mạn tính, các triệu chứng có thể kéo dài 6 tuần hoặc lâu hơn.

Do đó, rất khó để xác định chính xác dị ứng thuốc bao lâu thì hết. Tuy nhiên, hầu hết các phản ứng dị ứng sẽ được cải thiện dần dần khi người bệnh bắt đầu ngưng dùng thuốc. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Ngoài ra, nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp xử lý phù hợp.

Cần làm gì để cải thiện tình trạng dị ứng thuốc?

Các biện pháp điều trị dị ứng thuốc được chia thành loại phổ biến, bao gồm điều trị các triệu chứng hiện tại và áp dụng các biện pháp y tế. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các phản ứng dị ứng, người bệnh có thể tham khảo các biện pháp, chẳng hạn như:

1. Cải thiện các triệu chứng hiện có

Người bệnh dị ứng thuốc có thể điều trị một số triệu chứng hiện có, chẳng hạn như:

  • Ngừng sử dụng thuốc: Nếu được chẩn đoán dị ứng thuốc, người bệnh nên ngừng sử dụng thuốc gây dị ứng. Trong nhiều trường hợp, ngưng sử dụng thuốc là cách tốt nhất và duy nhất để cải thiện các triệu chứng.
  • Thuốc kháng histamine: Người dị ứng thuốc có thể sử dụng thuốc kháng histamine, như diphenhydramine để ngăn chặn các hóa chất của hệ thống miễn dịch được kích hoạt trong phản ứng dị ứng.
  • Thuốc Corticosteroid: Corticosteroid đường uống hoặc tiêm có thể được sử dụng để điều trị chứng viêm liên quan đến các phản ứng dị ứng thuốc nghiêm trọng.
  • Sốc phản vệ: Sốc phản vệ cần được tiêm epinephrine ngay lập tức cũng như chăm sóc tại bệnh viện để duy trì huyết áp và hỗ trợ hô hấp. Sốc phản vệ không được điều trị có thể gây dẫn đến tử vong.
  • Đối với tình trạng ho và tắc nghẽn phổi: Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc được gọi là thuốc giãn phế quản, chẳng hạn như albuterol hoặc combivent để mở rộng đường thở.

2. Giải mẫn cảm với thuốc

Giải mẫn cảm đôi khi được sử dụng để điều trị tình trạng dị ứng thuốc, đặc biệt là khi các phương pháp khác không mang lại hiệu quả điều trị. Kỹ thuật này bao gồm để cơ thể tạm thời dung nạp các tác nhân gây dị ứng trong mức độ cho phép và sự theo dõi của bác sĩ.

Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiêm một lượng rất nhỏ loại thuốc gây dị ứng vào cơ thể và tăng dần sau một 15 – 30 phút trong vài giờ hoặc vài ngày. Nếu người bệnh có thể đạt được liều lượng mong muốn mà không có phản ứng bất lợi nào, người bệnh có thể tiếp tục sử dụng loại thuốc dị ứng trong tương lai với liều lượng đã được giải mẫn cảm.

Dị ứng thuốc khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Người từng sốc phản vệ hoặc từng có phản ứng dị ứng nghiêm trọng nên đến bệnh viện nếu có triệu chứng dị ứng thuốc. Ngoài ra, với kinh nghiệm lâu năm trong khám chữa bệnh về da liễu, lương y Tuấn cho biết, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nếu nhận thấy các triệu chứng như:

Bị dị ứng thuốc tây nên làm gì
Đến gặp bác sĩ nếu các triệu chứng dị ứng trở nên nghiêm trọng
  • Xuất hiện một vùng da đỏ hoặc phồng rộp gây đau đớn lan nhanh chóng
  • Sưng mặt, lưỡi hoặc môi, ngay cả khi người bệnh không khó thở
  • Lớp da trên cùng bong ra từng mảng
  • Đóng vảy trên da
  • Sốt
  • Phát ban da, ngứa, có cảm giác nóng hoặc nổi mề đay
  • Khó thở, thở khò khè, căng cứng cổ họng hoặc cảm giác đường thở đang đóng lại
  • Khàn giọng nói
  • Buồn nôn, nôn, đau bụng
  • Chóng mặt hoặc lo lắng
  • Mất ý thức

Phòng ngừa dị ứng thuốc

Cách phòng ngừa dị ứng thuốc tốt nhất là tránh dùng thuốc gây dị ứng. Để phòng ngừa, người bệnh có thể tham khảo các lưu ý như:

  • Thông báo cho nhân viên y tế về tình trạng dị ứng thuốc trước khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
  • Đeo vòng đeo tay cảnh báo y tế xác định tình trạng dị ứng thuốc. Thông tin này có thể hỗ trợ quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.

Dị ứng thuốc xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng với một số loại thuốc nhất định, dẫn đến nổi mề đay, phát ban và sốt. Thông thường có triệu chứng có thể cải thiện ngay sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên đôi khi tình trạng này có thể kéo dài đến 6 tuần và cần điều trị y tế.

Dị ứng thuốc không phải là tác dụng phụ của thuốc và không phải là ngộ độc thuốc do dùng quá liều. Do đó, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các triệu chứng, biện pháp điều trị cũng như phòng ngừa hiệu quả.

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *