Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà và trường hợp áp dụng

Triệu chứng xuất huyết dạ dày có thể giảm bớt sau khi người bệnh sử dụng thuốc điều trị hoặc thay đổi chế độ dinh dưỡng. Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng có thể cải thiện bệnh bằng các cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà sau đây.

Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
Xuất huyết dạ dày hình thành do đâu? Điều trị bệnh bằng cách nào?

Nguyên nhân gây xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày là một tình trạng nguy hiểm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người mắc bệnh. Theo các chuyên gia tiêu hóa, tình trạng này không phải là một bệnh mà là triệu chứng hoặc biến chứng của một bệnh lý nào đó liên quan đến đường tiêu hóa gây nên. Cụ thể, xuất huyết dạ dày hình thành chủ yếu do các nguyên nhân sau:

  • Viêm loét dạ dày tá tràng: Các vết loét dạ dày nếu không được kiểm soát tốt có thể mở rộng và ăn sâu vào lớp niêm mạc bảo vệ của dạ dày, gây tổn thương và phá vỡ các vi mạch máu dẫn đến tình trạng chảy máu. Nguyên nhân khiến các vết loét niêm mạc dạ dày phát triển ăn sâu chủ yếu là do nhiễm trùng vi khuẩn Hp hoặc do thói quen ăn uống không lành mạnh gây nên.
  • Viêm loét thực quản: Xuất huyết dạ dày cũng có thể là một trong những biến chứng của bệnh viêm loét thực quản. Căn bệnh này hình thành là do trào ngược acid dạ dày gây nên.
  • Ung thư hoặc xuất hiện khối u ở dạ dày: Sự xuất hiện của khối u trong dạ dày có thể gây áp lực lên tĩnh mạch máu. Đây cũng chính là nguyên nhân phá hủy mạch máu dẫn đến triệu chứng xuất huyết dạ dày.
  • Hội chứng Mallory Weiss: Là tình trạng xuất hiện vết rách ở niêm mạc thực quản. Theo các chuyên gia, ống thực quản nối liền với dạ dày. Do đó, khi vết rách này ăn sâu sẽ gây chảy máu từ thực quản xuống dạ dày gây nên triệu chứng xuất huyết dạ dày. Hầu hết các trường hợp chảy máu do hội chứng Mallory Weiss gây nên đều sẽ khỏi sau đó 7 – 10 ngày mà không cần chữa trị. Tuy nhiên, ở một số đối tượng chảy máu nhiều, bệnh nhân cần tìm kiếm sự chăm sóc từ bác sĩ.

Nên làm gì khi bị xuất huyết dạ dày?

Xuất huyết dạ dày có thể gây nhiều biến chứng khác nhau. Điều này phụ thuộc vào số lượng và thời gian chảy máu ở mỗi người. Cụ thể, đối với bệnh nhân có số lượng máu chảy ít và thời gian chảy ngắn, ngoài triệu chứng mệt mỏi, người bệnh có thể không gặp bất kỳ dấu hiệu.

Ở những bệnh nhân máu chảy ít trong thời gian dài có thể gây thiếu sắt, thiếu máu dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt hoặc hạ huyết áp. Còn ở những đối tượng mất máu đáng kể trong thời gian ngắn có thể gây nôn ra máu, da nhợt nhạt hoặc tay chân lạnh. Nguy hiểm hơn, mất máu có thể làm tăng nguy cơ tử vong.

Giải pháp Đông y thế hệ mới của Trung tâm Thuốc dân tộc ngày càng được đông đảo người bệnh tin tưởng lựa chọn. Bài thuốc có nhiều thành phần biệt dược quý cùng cơ chế tác động chuyên sâu, đa chiều giúp đem lại hiệu quả đột phá gấp nhiều lần cho cả những trường hợp bệnh nặng, bệnh khó. Bệnh nhân sẽ có liệu trình vô cùng tiết kiệm thời gian với bài thuốc này.

Vì vậy, để giảm thiểu nguy cơ xuất hiện biến chứng, điều đầu tiên người bệnh cần làm là thăm khám và chữa trị theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy thuộc vào mức độ bệnh nặng hay nhẹ và nguyên nhân gây bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định biện pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng.

Để tránh tình trạng mất máu quá nhiều, người bệnh có thể áp dụng cách sơ cứu giảm chảy máu theo từng trường hợp sau trước khi đến bệnh viện kiểm tra.

1. Trường hợp xuất huyết dạ dày nhẹ

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày ở mức độ nhẹ, người nhà bệnh nhân cần tiến hành cách sơ cứu cầm máu trước khi được đưa đến bệnh viện. Để giảm nguy cơ chảy máu, người bệnh nên nằm yên trên giường với tư thế nằm đúng là hai chân nâng cao và đầu hơi chếch xuống thấp. Trong quá trình nằm tại chỗ, bệnh nhân không nên vận động nhiều, đồng thời nên ủ ấm cơ thể bằng cách ủ thêm chăn. Bên cạnh đó, để giảm thiểu khả năng mất máu, có thể hồi sức cho người bệnh bằng cách truyền dịch hoặc máu. Tuy nhiên, cách này không được khuyến cáo thực hiện bởi những đối tượng không có chuyên môn y tế, tránh gây tác dụng ngược. Đặc biệt, truyền máu không được ưu tiên ở những trường hợp bệnh có mức huyết sắc tố lớn hơn  7 – 8 g/L.

Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
Trong trường hợp chảy máu dạ dày ít, người nhà bệnh nhân nên để người bệnh nằm yên với tư thế kê cao chân nhằm giúp cầm máu, giảm thiểu nguy cơ mất máu gây chóng mặt hoặc hoa mắt.

2. Trường hợp xuất huyết dạ dày nặng

Trong trường hợp xuất huyết dạ dày nặng gây mất máu nhiều, người thân của người bệnh cũng tiến hành biện pháp sơ cứu cầm máu tương tự xuất huyết ở mức độ nhẹ. Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ cấp cứu và thực hiện các biện pháp cầm máu y tế. Tuyệt đối không cho người bệnh sử dụng bất kỳ các loại thuốc cầm máu không theo toa nào. Bởi thuốc có thể khiến triệu chứng chảy máu thêm trầm trọng.

Bật mí 7 cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà

Song song với biện pháp điều trị theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cũng có thể cầm máu và kiểm soát triệu chứng bệnh bằng các cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà sau đây:

1. Chữa xuất huyết dạ dày bằng mật ong và nghệ

Mật ong là một chất làm ngọt tự nhiên, được sử dụng phổ biến ở hầu hết các nước trên thế giới. Không chỉ mang lại lợi ích sức khỏe, thực phẩm tự nhiên này có tác dụng kháng vi khuẩn Hp, rất hữu ích trong việc điều trị viêm loét dạ dày. Hơn thế nữa, mật ong còn được sử dụng với mục đích thúc đẩy tốc độ chữa lành vết thương, từ đó giúp giảm thiểu nguy cơ xuất huyết ở dạ dày do viêm loét gây nên.

Bên cạnh mật ong, hoạt chất curcumin chứa trong nghệ cũng đem lại nhiều tác dụng tuyệt vời trong việc hỗ trợ kiểm soát triệu chứng chảy máu ở dạ dày. Dược liệu tự nhiên này giúp bồi bổ máu cho cơ thể, đồng thời đánh tan máu bầm, hạn chế tình trạng xuất hiện cục máu đông. Do đó, người bệnh có thể kết hợp mật ong và nghệ lại với nhau để cải thiện tình trạng xuất huyết ở dạ dày.

+ Cách thực hiện như sau:

  • Sử dụng tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 2:1
  • Trộn đều 2 nguyên vật liệu này lại với nhau
  • Vo thành viên nhỏ, mỗi viên khoảng 5 gram
  • Cho vào lọ thủy tinh và bảo quản ở nơi thoáng mát

Mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần uống 3 viên. Sử dụng liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Ngoài cách vo viên uống, người bệnh cũng có thể cải thiện chứng chảy máu dạ dày bằng trà nghệ và mật ong sau:

  • Sử dụng 1 củ nghệ tươi, đem gọt bỏ vỏ và rửa sạch
  • Thái lát mỏng, cho vào ấm đun sôi
  • Sau đó rót ra ly và thêm mật ong vào, khuấy đều và uống ấm

Lưu ý: Theo các thầy thuốc Đông y, nghệ đen có tính xung huyết có thể khiến tình trạng chảy máu ngày càng tồi tệ hơn. Vì vậy, khi sử dụng bài thuốc chữa xuất huyết dạ dày bằng nghệ và mật ong, người bệnh nên lựa chọn nghệ vàng là tốt nhất.

2. Cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà bằng táo đỏ

Theo một số nghiên cứu ở Trung Quốc, táo đỏ có tác dụng giải độc và giảm đau dạ dày. Bên cạnh đó, dược liệu này còn giúp cầm máu, làm sạch mạch máu và bổ máu, mang lại nhiều lợi ích tích cực trong việc kiểm soát triệu chứng và hỗ trợ điều trị bệnh xuất huyết dạ dày.

Chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
Trà táo đỏ có tác dụng bổ và cầm máu, rất hữu ích đối với bệnh nhân bị chảy máu dạ dày.

+ Cách thực hiện đơn giản sau đây:

  • Sử dụng 8 – 10 quả táo đỏ và 50 gram hạt sen đem rửa sạch, riêng hạt sen nên loại bỏ tâm sen.
  • Cho nguyên liệu vào ấm và thêm 2 bát nước lọc
  • Đun nhỏ lửa cho đến khi nước thuốc cạn còn ½ bát
  • Tắt bếp, lọc lấy nước, chia làm 2 và uống ấm

3. Bổ sung probiotic chữa xuất huyết dạ dày

Probiotic là lợi khuẩn có lợi đối với sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, chế phẩm sinh học này có tác dụng hữu ích trong việc tiêu diệt vi khuẩn Hp gây viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, chúng còn giúp đẩy nhanh tốc độ chữa lành và phục hồi các vết loét ở niêm mạc dạ dày – nguyên nhân gây chảy máu dạ dày.

Để kiểm soát tình trạng xuất huyết ở dạ dày, người bệnh cần nâng cao chức năng đường tiêu hóa bằng cách nạp probiotic cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống gồm nhiều các loại thực phẩm như sữa chua, miso, kefir hoặc kim chi,… Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể uống men vi sinh chứa probiotic dưới dạng bổ sung.

4. Chữa xuất huyết dạ dày bằng nước ép lô hội

Nước ép lô hội có tác dụng đẩy nhanh quá trình chữa lành vết loét gây chảy máu ở dạ dày. Bên cạnh đó, thức uống tự nhiên không chứa chất bảo quản này còn giúp tiêu diệt virus và hỗ trợ giảm viêm, đau ở dạ dày.

+ Cách làm như sau:

  • Sử dụng 1 nhánh lá lô hội đem gọt bỏ phần gai và vỏ xanh
  • Rửa sạch phần thịt lô hội bằng nước muối hoặc nước giấm để loại bỏ hết phần chất đắng
  • Sau đó đem thái khúc và cho vào máy xay xay nhuyễn
  • Cuối cùng rót ra ly, thêm 1 – 2 muỗng mật ong vào khuấy đều và uống

Mỗi ngày uống 1 – 2 cốc nước nha đam giúp kiểm soát triệu chứng xuất huyết dạ dày. Tuy nhiên, những đối tượng có hội chứng ruột kích thích nên thận trọng khi sử dụng.

5. Trà cam thảo giúp cầm máu dạ dày

Cam thảo là một trong những dược liệu tự nhiên được giới y học Trung Hoa tin dùng. Thảo dược này thường được sử dụng với mục đích thư giãn tinh thần và giảm căng thẳng. Bên cạnh đó, cam thảo khô còn được dùng chữa bệnh viêm loét dạ dày gây xuất huyết nhờ tác dụng chữa lành và cầm máu.

Chữa xuất huyết dạ dày
Chữa xuất huyết dạ dày bằng trà cam thảo

+ Cách pha trà cam thảo:

  • Sử dụng 3 – 4 lát rễ cam thảo khô đem rửa sạch
  • Cho rễ vào bình nước sôi, đậy kín nắp trong vòng 5 – 10 phút
  • Cuối cùng vớt bỏ phần xác, thêm một ít đường phèn và uống.

6. Chữa xuất huyết dạ dày bằng hoa cúc

Trà hoa cúc có tác dụng hỗ trợ chữa chứng lo âu và đau do viêm dạ dày gây nên. Bên cạnh đó, thảo dược còn có khả năng kháng viêm và làm lành nhanh vết loét dạ dày, phù hợp ở những bệnh nhân mắc bệnh viêm loét gây xuất huyết ở dạ dày.

+ Cách làm đơn giản:

  • Sử dụng 5 – 10 bông hoa cúc đem rửa sạch
  • Cho hoa vào ly, thêm nước sôi và đậy nắp lại hãm trong 10 phút
  • Sau đó thêm 1 – 2 muỗng mật ong nguyên chất, khuấy đều và uống

7. Điều trị xuất huyết dạ dày bằng thuốc

Người bệnh có thể sử dụng nhóm thuốc kháng acid hoặc thuốc trung hòa acid để điều trị chứng xuất huyết dạ dày. Các nhóm thuốc này có chứa thành phần chính là nhôm và magie, có tác dụng ngăn chặn sự ăn mòn niêm mạc dạ dày. Từ đó hạn chế vết loét dạ dày ăn sâu và gây chảy máu.

Một số loại thuốc kháng acid thường dùng ở đối tượng mắc bệnh xuất huyết dạ dày như:

  • Cimetidin
  • Famotidin
  • Ranitidin

Các loại thuốc này không dùng theo đường uống mà sử dụng dưới dạng tiêm tĩnh mạch. Vì vậy, bệnh nhân chỉ nên dùng khi được bác sĩ đồng ý nhằm tránh những tác dụng phụ không mong muốn có thể xảy ra.

cách chữa xuất huyết dạ dày tại nhà
Điều trị triệu chứng xuất huyết bằng thuốc nếu các biện pháp tự nhiên không đáp ứng trị liệu

Một số lưu ý khi bị xuất huyết dạ dày

Khi bị xuất huyết dạ dày, người bệnh nên chú ý những điểm sau để hạn chế bệnh chuyển nặng và gây biến chứng nguy hiểm.

  • Luôn luôn giữ tinh thần thoải mái bằng cách thiền định hoặc nghe nhạc giải trí nhằm giảm thiểu tình trạng căng thẳng và stress.
  • Không nên tự ý sử dụng thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng viêm không chứa steroid khi không được bác sĩ kê đơn.
  • Ngưng hút thuốc lá và sử dụng rượu, bia khi bị xuất huyết dạ dày. Bởi đây đều là các tác nhân kích thích vết loét hình thành sâu, làm tăng nguy cơ xuất huyết ở dạ dày.
  • Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Bên cạnh đó nên uống nhiều nước, ít nhất 1.5 – 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tập thể dục thể thao thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng với tần suất thấp.

Các cách chữa xuất huyết dạ dày giúp kiểm soát triệu chứng bệnh và tăng khả năng phục hồi hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các cách tự nhiên này chỉ mang tính chất chữa trị tạm thời. Quan trọng hơn, hiệu quả điều trị ở mỗi người không giống nhau. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường do xuất huyết dạ dày gây nên, người bệnh cần tìm kiếm sự chăm sóc từ y tế ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *