Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau là bị gì?
Nội dung bài viết
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là dấu hiệu xuất huyết ở đường tiêu hóa từ thực quản đến hậu môn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm ung thư đại tràng.
Nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
Các nguyên nhân gây đi ngoài ra máu thường liên quan đến các tổn thương ở hậu môn, trực tràng, đại tràng và một số bệnh lý liên quan khác. Máu có thể xuất hiện ở dạng vệt đỏ dính trên phân hoặc nhỏ thành giọt trong quá trình đi đại tiện.
Theo các chuyên gia, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:
1. Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết tiêu hóa là một trong những nguyên nhân phổ biến có thể khiến người bệnh đi ngoài ra máu nhưng không đau ở hậu môn. Tình trạng xuất huyết ở dạ dày không phải là bệnh những có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác. Bên cạnh đó, nếu xuất huyết trở nên nghiêm trọng, có thể dẫn đến tử vong.
Xuất huyết tiêu hóa bao gồm xuất huyết tiêu hóa trên và xuất huyết tiêu hóa dưới. Các bộ phận có thể bị ảnh hưởng bao gồm thực quản, dạ dày, ruột non, ruột già (hay còn gọi là đại tràng), trực tràng và hậu môn. Nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng phụ thuộc vào vị trí xuất huyết.
Để chẩn đoán tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có liên quan đến xuất huyết tiêu hóa hay không, bác sĩ có thể đề nghị nội soi hoặc các xét nghiệm liên quan khác.
2. Polyp
Polyp là thuật ngữ chỉ sự tăng trưởng bất thường bên trong đường ruột và hệ thống tiêu hóa. Polyp là nguyên nhân phổ biến thứ hai có thể dẫn đến tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau.
Polyp hệ thống tiêu hóa thường ảnh hưởng đến khoảng 25% người trên 50 tuổi. Polyp có thể lành tính hoặc ác tính. Hầu hết các trường hợp ung thư đại trực tràng tiến triển từ polyp tuyến thượng thận.
Ung thư đại trực tràng là nguyên nhân phổ biến thứ hai có thể gây tử vong do ung thư. Tuy nhiên, tình trạng này có thể điều trị bằng phẫu thuật hoặc hóa trị liệu để ngăn ngừa các nguy cơ biến chứng.
3. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những nguyên nhân gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau (hoặc có thể gây đau). Trĩ là bệnh lý phổ biến xuất hiện khi các tĩnh mạch ở hậu môn hoặc trực tràng bị viêm và sưng. Tùy thuộc vào vị trí, bệnh được chia thành trĩ nội và trĩ ngoại. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh trĩ nội có thể gây đi ngoài ra máu nhưng không gây đau rát ở hậu môn.
Bệnh trĩ thường phổ biến ở bệnh nhân từ 45 – 65 tuổi và dẫn đến các vấn đề về nhu động ruột như táo bón, tiêu chảy mãn tính, căng thẳng khi đi đại tiện hoặc khiến người bệnh ngồi lâu trong nhà vệ sinh.
Hầu hết các trường hợp bệnh trĩ không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ cũng như ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.
4. Bất thường sinh lý mạch máu
Bất thường sinh lý mạch máu (còn gọi là Angiodysplasia) là tình trạng xuất hiện các rối loạn hoặc vấn đề ở hệ thống tiêu hóa. Các vấn đề có thể xuất phát từ miệng, thực quản, ruột non, ruột già, dạ dày và hậu môn. Tình trạng này có thể khiến các mạch máu bị sưng, mở rộng hoặc dẫn đến tổn thương, xuất huyết dạ dày và đại tràng.
Bất thường sinh lý mạch máu thường không gây đau và rất khó để chẩn đoán. Tuy nhiên, người bệnh có thể gặp tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hoặc thiếu máu.
Hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể tự cải thiện mà không dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần áp dụng nhiều phương pháp điều trị như liệu pháp hormone, truyền máu định kỳ và bổ sung chất sắt.
5. Bệnh viêm ruột
Bệnh viêm ruột hoặc bệnh viêm đường ruột là thuật ngữ dùng để mô tả các rối loạn liên quan đến tình trạng viêm mãn tính ở hệ thống tiêu hóa. Bệnh viêm đường ruột thường bao gồm viêm đại tràng và bệnh Crohn.
Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm tiêu chảy nặng, đau dạ dày, mệt mỏi và sụt cân. Đôi khi bệnh viêm ruột có thể gây đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau hoặc dẫn đến suy nhược cơ thể nghiêm trọng và ảnh hưởng đến tính mạng.
Việc điều trị bệnh viêm ruột thường bao gồm cải thiện các triệu chứng, giảm viêm và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng. Các biện pháp điều trị bao gồm Steroid và các chất điều chỉnh hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần phẫu thuật để tránh các biến chứng nghiêm trọng.
6. Viêm đại trạng thiếu máu cục bộ
Viêm đại tràng thiếu máu cục bộ xảy ra khi lưu lượng máu đến đại tràng bị giảm. Nguyên nhân thường là do các mạch máu (động mạch) bị thu hẹp hoặc bị tắc nghẽn. Lưu lượng máu giảm không cung cấp đủ oxy cho các tế bào trong hệ thống tiêu hóa, gây viêm và tổn thương đại tràng.
Khoảng 90% các trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ ảnh hưởng đến người cao tuổi. Các triệu chứng phổ biến bao gồm đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ở hậu môn. Ngoài ra, bệnh cũng có thể gây tiêu chảy, có nhu cầu đi đại tiện khẩn cấp hoặc nôn mửa.
Hầu hết các trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ là cấp tính và có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, đôi khi người bệnh có thể cần nhập viện, truyền dịch và kháng sinh để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Ngoài ra, có khoảng 20% các trường hợp viêm đại tràng thiếu máu cục bộ có thể cần phẫu thuật, tỷ lệ tử vong do phẫu thuật khoảng 65%.
7. Ung thư
Ung thư đại tràng là loại ung thư xuất phát từ đại tràng và là nguyên nhân thứ hai dẫn đến tử vong vì ung thư.
Ung thư đại tràng thường phổ biến ở người lớn tuổi, nhưng bệnh có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Tình trạng này thường bắt đầu từ những tế bào nhỏ (lành tính), được gọi là polyp hình thành bên trong đại tràng. Theo thời gian, các khối polyp này phát triển thành ung thư ruột kết.
Chảy máu trực tràng hoặc đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau có thể là dấu hiệu nhận biết sớm của ung thư đại tràng. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp tình trạng táo bón, tiêu chảy, thay đổi tính chất của phân, mệt mỏi hoặc giảm cân mà không rõ lý do.
Trong nhiều trường hợp ung thư đại tràng không có dấu hiệu nhận biết cụ thể. Tuy nhiên, việc phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ tử vong có thể giảm đến 25%.
Xử lý tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
Trong các trường hợp không nghiêm trọng, người bệnh có thể tham khảo một số biện pháp xử lý tại nhà như:
- Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng có nhiều chất xơ.
- Tránh uống rượu, bia và các chất kích thích để hạn chế tình trạng mất nước, kích thích hệ thống tiêu hóa.
- Uống nhiều nước, khoảng 8 – 10 ly mỗi ngày.
- Hạn chế tình trạng căng thẳng hoặc dùng nhiều lực khi đi đại tiện.
- Lau hậu môn nhẹ nhàng bằng khăn giấy mềm để tránh gây tổn thương và kích ứng.
- Điều trị các bệnh lý liên quan như táo bón, tiêu chảy và bệnh trĩ.
- Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, khoa học.
- Không nâng các vật quá nặng, hoặc học cách nâng vật nặng theo khoa học.
- Tắm nước ấm để cải thiện các triệu chứng, giảm kích ứng hậu môn và cầm máu.
- Hạn chế ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh.
- Không lạm dụng các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
- Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đặc biệt là quan hệ tình dục thông qua đường hậu môn.
Đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau khi nào cần đến bệnh viện?
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau không xuất hiện thường xuyên, người bệnh có thể không cần điều trị y tế. Tuy nhiên, chảy máu nghiêm trọng và mãn tính có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng hơn.
Trong một số trường hợp chảy máu trực tràng có thể gây ra mùi rất hôi, sẫm màu, phân có lẫn với máu đỏ sẫm hoặc đen. Nếu gặp các triệu chứng này, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Ngoài ra, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất huyết kéo dài hơn 2 hoặc 3 tuần
- Trẻ em đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau
- Giảm cân mà không rõ lý do hoặc mệt mỏi, yếu đuối
- Đau bụng, sưng hoặc căng cứng ở bụng
- Sốt
- Xuất hiện khối u ở bụng
- Phân ít hoặc mềm hơn bình thường kéo dài trong 3 tuần trở lên
- Buồn nôn hoặc nôn
- Táo bón hoặc thay đổi thói quen đại tiện
- Rò rỉ phân hoặc không thể kiểm soát hậu môn
Xuất hiện vệt máu hoặc máu nhỏ giọt không thường xuyên thường không nghiêm trọng. Tuy nhiên, người bệnh nên đến bệnh viện nếu cảm thấy lo lắng hoặc nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý khác. Chẩn đoán và điều trị sớm là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng.
Tin xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!