Bệnh đau khớp gối ở trẻ em: Nguyên nhân và cách điều trị
Nội dung bài viết
Tình trạng đau khớp gối ở trẻ em có thể do chấn thương, lạm dụng khớp quá mức hoặc liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm khớp vô căn, viêm khớp dạng thấp thiếu niên hoặc lupus ban đỏ. Do đó, cách tốt nhất là đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
Nguyên nhân trẻ em bị đau khớp gối
Có nhiều nguyên nhân gây đau khớp gối ở trẻ em, bao gồm các bệnh lý và vấn đề sức khỏe như:
1. Nhiễm trùng
Nhiễm trùng vi khuẩn ở vùng đầu gối có thể gây đau, sưng và viêm khớp gối ở trẻ em. Tình trạng này thường không phổ biến ở trẻ em nhưng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Các dấu hiệu nhận biết thường bao gồm:
- Đau khớp gối, đặc biệt là lúc vận động, di chuyển. Cơn đau có thể kéo dài trong nhiều tuần hoặc vài tháng.
- Cứng khớp gối khiến trẻ không thể co duỗi khớp gối. Các triệu chứng thường nghiêm trọng hơn vào buổi sáng lúc trẻ mới ngủ dậy.
- Có tiếng động ở khớp, đặc biệt là khi di chuyển hoặc vận động.
Viêm khớp gối và viêm khớp gối nhiễm khuẩn ở trẻ em là tình trạng nghiêm trọng cần điều trị y tế để tránh ảnh hưởng đến khả năng vận động của trẻ. Do đó, nếu nhận thấy bất kỳ viêm bên trong hoặc xung quanh đầu gối, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp. Bên cạnh đó, nếu trẻ em bị đau khớp gối hoặc sưng kéo dài hơn một ngày, người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn cụ thể.
2. Khối u ở khớp gối
Trong một số trường hợp, đau khớp gối ở trẻ em có thể là dấu hiệu xuất hiện các khối u nang ở bao hoạt dịch.
Các khối u xung quanh đầu gối thường là lành tính nhất, dẫn đến các cơn đau nhẹ và không có các triệu chứng lâm sàng khác. Cơn đau thường xuất hiện vào ban đêm và có thể được cải thiện bằng aspirin hoặc khi trẻ nghỉ ngơi đầy đủ. Các khối u ác tính như u xương khớp ở khớp gối thường hiếm gặp ở trẻ em. Các dấu hiệu phổ biến thường bao gồm khiến trẻ đau khớp gối dữ dội, phá hủy xương và các mô mềm ở đầu gối.
U xương ở khớp gối có thể là lành tính hoặc ác tính và có thể phát triển thành ung thư xương. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán, điều trị phù hợp.
3. Viêm xương khớp
Viêm xương khớp là tình trạng hoại tử một khu vực của xương bên dưới màng cứng, thường ảnh hưởng đến phần xương chũm trung gian ở khớp gối. Các triệu chứng phổ biến thường bao gồm cứng khớp gối, ảnh hưởng đến phạm vị hoạt động và đau khớp gối khi di chuyển.
Tình trạng viêm xương khớp gối ở trẻ em (11 – 13 tuổi) có thể được cải thiện bằng các biện pháp điều trị nội khoa và hạn chế vận động ảnh hưởng đến khớp. Ở trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên, bác sĩ có thể đề nghị nội soi khớp để xác định tổn thương và cải thiện các triệu chứng. Đôi khi trẻ có thể được đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng.
4. Chấn thương mô mềm ở đầu gối
Chấn thương do các hoạt động thể chất, thể thao ở trẻ em có thể gây xuất huyết bên trong khớp gối, nứt khớp gối hoặc đứt dây chằng chéo trước. Điều này dẫn đến tình trạng đau xương bánh chè hoặc viêm khớp gối ở trẻ em.
Bên cạnh đó, các tổn thương đến sụn có thể gây viêm bao hoạt dịch và dẫn đến các triệu chứng đau đớn, cứng khớp hoặc ảnh hưởng đến khả năng di chuyển của người bệnh.
Thông thường tình trạng chấn thương các mô mềm được cải thiện bằng cách hạn chế vận động và chăm sóc tại nhà. Ngoài ra, nếu nhận thấy dấu hiệu đầu gối thay đổi vị trí, nhô ra ngoài hoặc sưng to, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
5. Trật khớp xương bánh chè
Trật khớp xương bánh chè thường có liên quan đến các chấn thương, tai nạn hoặc va chạm trực tiếp. Các triệu chứng phổ biến bao gồm gây đau xương bánh chè, cứng khớp và hạn chế khả năng duy chuyển. Trong các trường hợp nghiêm trọng, đầu gối có thể bị biến dạng hoặc nhô hẳn ra bên ngoài.
Trật xương bánh chè là tình trạng cần được chăm sóc y tế. Đến bệnh viện để trẻ được chăm sóc, giảm đau và tiến hành điều trị phù hợp.
Trong một số trường hợp khi trẻ bị nứt xương hoặc vỡ xương bánh chè, trẻ cần được nẹp cố định bằng đinh vít hoặc dây y tế để tránh các tổn thương liên quan. Bên cạnh đó, trẻ có thể được yêu cầu nghỉ ngơi và thực hiện vật lý trị liệu phục hồi chức năng.
6. Viêm khớp dạng thấp thiếu niên
Viêm khớp vị thành niên có thể xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng đến 16 tuổi. Các dấu hiệu phổ biến bao gồm nóng rát khớp gối và gây đỏ vùng da quanh khớp.
Khác với viêm khớp dạng thấp ở người lớn, các dấu hiệu bệnh ở trẻ em có thể cải thiện sau quá trình điều trị phù hợp. Tuy nhiên trong một số trường hợp, viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể có thể phát triển thành mãn tính và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Viêm khớp dạng thấp ở trẻ em có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như mờ mắt, viêm màng bồ đào, hạn chế khả năng di chuyển và suy nhược toàn thân. Do đó, đưa trẻ đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.
7. Viêm bao hoạt dịch
Viêm bao hoạt dịch là tình trạng hiếm gặp ở trẻ em những có thể gây ảnh hưởng đến cấu trúc đầu gối, gây đau khớp gối và hạn chế hoạt động ở đầu gối. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm lạm dụng khớp gối trong các hoạt động thể chất hoặc do các chấn thương tác động trực tiếp lên đầu gối.
Nếu không điều trị phù hợp, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều bệnh lý xương khớp khác, thậm chí là gây tê liệt khớp hoặc bại liệt toàn thân. Điều trị thường bao gồm hạn chế vận động, băng cố định khớp và sử dụng thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ.
8. Lupus ban đỏ hệ thống
Lupus ban đỏ hệ thống là bệnh lý rối loạn tự miễn dịch có thể ảnh hưởng đến gần như mọi cơ quan trong cơ thể. Lupus thường không phổ biến ở trẻ nhỏ nhưng có thể ảnh hưởng đến trẻ vị thành niên, đặc biệt là trẻ em gái.
Lupus dẫn đến nhiều triệu chứng khác nhau bao gồm:
- Mệt mỏi mãn tính mặc dù đã nghỉ ngơi đầy đủ
- Đau, sưng hoặc cứng khớp, bao gồm khớp gối
- Phát ban da, thường phổ biến trên má hoặc xung quanh cánh mũi
- Sốt
- Rụng tóc
Lupus ban đỏ hệ thống là một tình trạng lâu dài và các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian. Việc chẩn đoán và điều trị phù hợp có thể ngăn ngừa các biến chứng ảnh hưởng đến các chức năng trong cơ thể.
9. Bệnh bạch cầu
Bệnh bạch cầu là một dạng bệnh ung thư máu xuất hiện bên trong tủy xương. Đây là loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em. Tình trạng này có thể khiến trẻ bị đau khớp gối, ảnh hưởng đến chức năng của hệ thống xương kèm nhiều triệu chứng với các mức độ khác nhau.
Các triệu chứng phổ biến của bệnh bạch cầu có thể bao gồm:
- Thiếu máu
- Dễ chảy máu hoặc bầm tím
- Nhiễm trùng và sốt tái phát hoặc sốt kéo dài
- Đau dạ dày
- Sưng các hạch bạch huyết
- Khó thở hoặc có dấu hiệu viêm phế quản mãn tính
Các phương pháp điều trị phụ thuộc vào loại bệnh bạch cầu ở trẻ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều trị sớm có thể ngăn ngừa các tế bào ác tính và cải thiện chất lượng của các tế bào bình thường.
Triệu chứng đau khớp gối ở trẻ em
Trong hầu hết các trường hợp, đau khớp gối ở trẻ em thường xuất hiện sai các hoạt động thể chất quá mức hoặc sau các va chạm ảnh hưởng đến đầu gối.
Trong các trường hợp con đau ảnh hưởng đến chân, bắp chân, đùi và mặt trong của đầu gối. Điều này có thể là dấu hiệu của các bệnh lý viêm khớp. Bên cạnh đó, đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra nếu xuất hiện các dấu hiệu như:
- Đau ở đùi, bắp chân hoặc phần sau của đầu gối
- Cơn đau kéo dài suốt ngày hoặc kéo dài trong 24 giờ
- Sưng và viêm bên trong hoặc xung quanh khớp gối
- Đau khớp gối dữ dội sau các va chạm, chấn thương thể chất
- Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi hoặc không có năng lượng
- Đi, đứng không vững hoặc có thói quen sử dụng một chân cho các hoạt động hàng ngày
- Sốt
- Không thể di chuyển hoặc đứng thẳng người mà không có sự trợ giúp
Biện pháp điều trị đau khớp gối ở trẻ em
Các biện pháp điều trị đau khớp gối ở trẻ em phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thông thường các triệu chứng được cải thiện tại nhà nhằm giảm bớt sự khó chịu và cải thiện các cơn đau.
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể đề nghị các biện pháp điều trị như:
- Tắm nước ấm, đặc biệt là trước khi đi ngủ, có thể giúp giảm đau nhức ở đầu gối và hỗ trợ cải thiện giấc ngủ của trẻ.
- Xoa bóp, massage nhẹ nhàng ở khu vực bị ảnh hưởng có thể hỗ trợ cải thiện các cơn đau, giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa nguy cơ thoái hóa khớp.
- Giảm căng thẳng ở khớp gối bằng cách kéo dài bắp chân và đùi trong. Tuy nhiên, một số bài tập kéo dài có thể gây đau và khó chịu, vì vậy trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
- Chườm nóng vào đầu gối và khu vực xung quanh có thể cải thiện các cơn đau. Tuy nhiên cần chú ý độ nóng khi chườm để tránh gây tổn thương bề mặt da hoặc bỏng. Ngoài ra, không nên chườm nóng không khi trẻ đang ngủ, điều này có thể kích thích các dây thần kinh ở khớp gối.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn, như acetaminophen hoặc ibuprofen để cải thiện các cơn đau và các triệu chứng liên quan. Bên cạnh đó, không nên sử dụng aspirin ở trẻ em để tránh các tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là hội chứng Reye.
Nếu các triệu chứng viêm khớp gối ở trẻ em trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau khi áp dụng các biện pháp điều trị, người chăm sóc nên liên hệ với bác sĩ chuyên môn. Mặc dù không phổ biến nhưng đôi khi trẻ có thể cần phẫu thuật để kiểm tra và điều trị các bệnh lý liên quan đến khớp gối.
Biện pháp ngừa đau khớp gối ở trẻ em
Một số lời khuyên và biện pháp phòng ngừa chấn thương khớp gối ở trẻ em thường bao gồm:
- Giảm cân nếu trẻ thừa cân béo phì. Điều này có thể hạn chế áp lực từ trọng lượng cơ thể tác động lên khớp gối và ngăn ngừa các tổn thương cũng như thoái hóa khớp.
- Hướng dẫn trẻ cách thực hiện các hoạt động thể chất, vận động an toàn. Đề nghị trẻ khởi động, làm nóng cơ thể, thực hiện các động tác kết hợp như duỗi chân, xoay đầu gối và thả lỏng cơ thể sau mỗi hoạt động thể chất.
- Thực hiện các động tác và bài tập tăng cường thể chất, cơ bắp và sức khỏe khớp gối mỗi ngày. Điều này có thể ngăn ngừa các cơn đau và tăng cường khả năng hoạt động của trẻ. Cho trẻ tham gia các lớp học aerobic cường độ phù hợp cũng có thể xây dựng cơ bắp và sức mạnh ở chân.
- Hướng dẫn trẻ cách uốn cong đầu gối khi nhảy và khi thực hiện các hoạt động thể chất bất kỳ. Ngoài ra, hướng dẫn trẻ các tư thế chính xác khi nâng các đồ vật nặng để tránh ảnh hưởng đến khớp gối và cột sống.
- Đối với vận động viên thiếu niên hoặc trẻ em thường xuyên tham gia môn điền kinh, chạy việt dã,… cần sử dụng giày thể thao phù hợp để hỗ trợ đầu gối.
- Tập luyện thể chất và cải thiện chức năng khớp gối thường xuyên để cải thiện thể lực tổng thể và ngăn ngừa các chấn thương thông thường.
Trẻ em bị đau khớp gối khi nào cần đi bệnh viện?
Nếu các cơn đau trở nên nghiêm trọng và đi kèm các dấu hiệu nghiêm trọng khác, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện kiểm tra. Ngoài ra, trao đổi với bác sĩ nếu xuất hiện các triệu chứng như:
- Sưng, đỏ hoặc có điểm mềm ở khớp gối
- Có các chấn thương ảnh hưởng trực tiếp đến đầu gối
- Đi không vững hoặc khó khăn khi di chuyển
- Giảm cân
- Phát ban hoặc nổi mề đay ở một số vị trí trên cơ thể
- Bỏ ăn hoặc ăn không ngon miệng
- Mệt mỏi kéo dài
Bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cụ thể để xác định các nguyên nhân và đề nghị phác đồ điều trị phù hợp.
Đau khớp gối ở trẻ em gây đau đớn, khó chịu, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của trẻ và có thể dẫn đến các bệnh lý mãn tính khác. Do đó, nếu trẻ thường xuyên bị đau khớp gối, người chăm sóc nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị y tế phù hợp.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!