Viêm Khớp Dạng Thấp Và Gout: Cách Nhận Biết, Phân Biệt

Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh viêm khớp phổ biến, có nhiều triệu chứng chung bao gồm gây đau và viêm ở các khớp. Việc nhận biết, phân biệt bệnh là cách tốt nhất để điều trị và ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Viêm khớp dạng thấp và gout
Nhận biết viêm khớp dạng thấp và gout để có biện pháp điều trị phù hợp

Tổng quan về viêm khớp dạng thấp và gout

Viêm khớp dạng thấp và gout là hai bệnh lý viêm khớp phổ biến gây viêm và đau đớn ở một hoặc nhiều khớp. Hai lại viêm khớp này có thể có một số dấu hiệu và triệu chứng chung, tuy nhiên các nguyên nhân cũng như kế hoạch điều trị thường khác biệt.

Do đó, tìm hiểu các thông tin để phân biệt hai loại viêm khớp là cách tốt nhất để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.

– Viêm khớp dạng thấp:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Viêm khớp dạng thấp là bệnh tự miễn khiến các khớp bị viêm, cứng, sưng và đau đớn. Nếu không được điều trị, bệnh có thể dẫn đến các tổn thương vĩnh viễn, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bên cạnh đó, viêm khớp dạng thấp cũng là một bệnh hệ thống. Điều này có nghĩa là bệnh có thể gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể bao gồm mắt, da, phổi và cả tim. Bệnh nhân viêm khớp dạng thấp thường có nguy cơ mắc bệnh tim cao hơn những người khác.

– Bệnh gout:

Bệnh gout cũng là một dạng bệnh viêm khớp gây đau đớn nghiêm trọng nhưng không liên quan đến tình trạng tự miễn dịch. Bệnh phát triển khi nồng độ axit uric trong máu cao hơn bình thường.

Việc sử dụng một số loại thuốc, thực phẩm, đồ uống có thể làm tăng nồng độ axit uric trong cơ thể. Những tinh thể axit này lắng đọng ở các khớp, mô hoạt dịch, đặc biệt là ở tay, chân, khuỷu tay và dẫn đến bệnh gout.

Thông thường, bệnh gout gây ảnh hưởng đến các khớp ngón chân cái ở bàn chân. Ngoài ra, bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến mu bàn chân và mắt cá chân. Đôi khi bệnh gout cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khớp khác trong cơ thể.

Cách phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout

Cả viêm khớp dạng thấp và gout đều gây đỏ, sưng và đau khớp. Cả hai bệnh lý đều có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng, bao gồm tàn tật và có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Mặc dù có nhiều dấu hiệu chung nhưng khi tìm hiểu rõ các dấu hiệu ban đầu và các khớp liên quan, người bệnh có thể phân biệt hai bệnh lý này. Cách tốt nhất để phân biệt là đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp.

Bên cạnh đó, người bệnh có thể phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout thông qua một số đặc trưng như:

1. Dấu hiệu nhận biết

Một số triệu chứng của viêm khớp dạng thấp và gout có thể khác nhau, bao gồm khu vực bị ảnh hưởng và thời gian của các triệu chứng. Viêm khớp dạng thấp có thể dẫn đến một loại các vấn đề mãn tính, bao gồm bệnh hô hấp và tim, trong khi bệnh gout gần như không gây ảnh hưởng đến các cơ quan khác.

– Viêm khớp dạng thấp:

Các triệu viêm khớp dạng thấp xuất hiện theo các giai đoạn và có thể được cải thiện hoặc biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát với mức độ nghiêm trọng hơn.

Trong các đợt bùng phát, các triệu chứng viêm khớp dạng thấp có thể bao gồm:

  • Gây mệt mỏi
  • Sốt
  • Đau có thể nhẹ, trung bình hoặc nặng và thường gây cứng khớp
  • Có thể ảnh hưởng đến bất cứ khớp nào trong cơ thể nhưng thường gây ảnh hưởng đến các khớp đối xứng hai bên cơ thể
  • Thường gây ảnh hưởng đến các khớp nhỏ ở bàn tay, cổ tay và bàn chân
  • Khớp có thể bị đau, đỏ hoặc sưng
  • Giảm cân mà không rõ lý do

Viêm khớp dạng thấp có thể tiến triển lâu dài và dẫn đến nhiều biến chứng, kể cả khi được điều trị. Các dấu hiệu nhận biết viêm khớp dạng thấp ở giai đoạn sau thường bao gồm:

  • Loãng xương
  • Tổn thương các khớp
  • Thay đổi ngoại hình và khả năng vận động ở tay hoặc chân
  • Bệnh tim
  • Gây sẹo hoặc viêm bên trong mắt
Khác nhau giữa viêm khớp và gout
Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp đối xứng

– Bệnh gout:

Tương tự như các bệnh viêm khớp, bệnh gout có thể xuất hiện định kỳ theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, bệnh gout thường xuất hiện sau khi bị kích thích như uống quá nhiều rượu khiến lượng tinh thể axit uric tăng trong cơ thể.

Các dấu hiệu nhận biết gout phổ biến bao gồm:

  • Gây sưng, đỏ và đau dữ dội
  • Thường phổ biến ở bàn chân, đặc biệt là ở gốc ngón chân cái
  • Làm giảm phạm vi hoạt động của các khớp

Bệnh gout thường không gây ảnh hưởng đến nhiều khớp trong giai đoạn đầu. Tuy nhiên, một số người cũng có thể bị gout ở mắt cá chân, các ngón chân, khuỷu tay hoặc cổ tay.

Gout cũng không dẫn đến các triệu chứng tự miễn như viêm khớp dạng thấp.

2. Đối tượng bệnh

Viêm khớp dạng thấp ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới. Theo một số ước tính, số lượng phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp có thể nhiều hơn gấp ba lần nam giới.

Bệnh gout thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Tương tự như viêm khớp dạng thấp, số lượng nam giới mắc bệnh gout cao gấp ba lần so với nữ giới.

Viêm khớp dạng thấp có tăng axit uric không
Bệnh gout thường ảnh hưởng đến nam giới và phổ biến ở gốc ngón chân cái

3. Nguyên nhân và yếu tố rủi ro

– Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý liên quan đến các vấn đề ở hệ thống miễn dịch. Các bác sĩ không biết nguyên nhân cụ thể dẫn đến viêm khớp dạng thấp. Tuy nhiên, cấu trúc di truyền và một số tác động của môi trường, bao gồm nhiễm virus, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

Một số yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Tuổi tác: Viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến người trên 60 tuổi.
  • Giới tính: Phổ biến ở phụ nữ.
  • Di truyền học: Lịch sử gia đình có thể tăng nguy cơ mắc bệnh.
  • Trọng lượng: Người béo phì thường có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Hút thuốc: Người hút thuốc lá hoặc có tiếp xúc với khói thuốc lá thường có nguy cơ mắc bệnh cao.

– Bệnh gout:

Thực phẩm, đồ uống và một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh gout hoặc làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nguyên nhân chính gây ra bệnh gout là purin và hoạt chất này được tìm thấy trong nhiều loại thực phẩm.

Thực phẩm giàu purin bao gồm các loại thịt (đặc biệt là các loại nội tạng), cá, động vật có vỏ và cả một số loại rau. Bánh mì và ngũ cốc nguyên hạt cũng có thể chứa purin.

Có thể sẽ chuyển hóa purin thành axit uric và được thải qua nước tiểu. Tuy nhiên, quá nhiều axit uric có thể dẫn đến hình thành các tinh thể axit sắt nhọn ở các khớp và gây đau đớn nghiêm trọng.

nhân biết Bệnh gout và viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp là bệnh tự miễn trong khi gout liên quan đến một số loại thực phẩm

Một số yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Giới tính và tuổi tác: Dưới 60 tuổi, nam giới có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn nữ giới. Tuy nhiên, nam và nữ trên 60 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh tương đương nhau.
  • Di truyền học: Những người có tiền sử gia đình mắc bệnh gout thường có nguy cơ cao hơn những người khác.
  • Tình trạng sức khỏe: Bệnh nhân Cholesterol cao, tiểu đường, huyết áp cao và bệnh tim thường có nguy cơ bệnh gout cao.
  • Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc điều trị viêm khớp hoặc bệnh vẩy nến có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Chế độ ăn uống: Người sử dụng nhiều thịt đỏ, thịt động vật có vỏ, rượu và soda đều có nguy cơ bệnh gout cao.
  • Trọng lượng cơ thể: Người thừa cân, béo phì thường có nguy cơ bệnh gout cao hơn.

4. Phương pháp điều trị

Bởi vì các pháp điều trị khác biệt, do đó xác định phân biệt bệnh viêm khớp dạng thấp và gout là điều rất quan trọng. Các phương pháp điều trị phổ biến thường bao gồm:

– Bệnh gout:

  • Sử dụng thuốc làm giảm lượng axit uric trong có thể để ngăn ngừa các đợt tái phát cấp tính và ngăn ngừa các biến chứng chung.
  • Sử dụng thuốc ngăn ngừa sản xuất axit uric hoặc tăng khả năng bài tiết axit uric. Các loại thuốc phổ biến bao gồm Allopurinol và Probenecid có thể ngăn chặn các dấu hiệu bệnh gout.
  • Sử dụng thuốc giảm viêm như thuốc chống viêm không Steroid (NSAID).
  • Thay đổi chế độ ăn uống, bao gồm tránh một số loại thực phẩm và đồ uống có thể dẫn đến bệnh gout.
điều trị Viêm khớp dạng thấp và gout
Viêm khớp dạng thấp và gout có biện pháp điều trị khác biệt

– Viêm khớp dạng thấp:

Viêm khớp dạng thấp không thể điều trị được. Các biện pháp điều trị thường nhằm mục đích kiểm soát tình trạng viêm khớp, cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa thoái hóa khớp và giảm các tổn thương ở khớp. Bác sĩ có thể đề nghị một kế hoạch chăm sóc và điều trị phù hợp với từng bệnh nhân.

Một số biện pháp điều trị viêm khớp dạng thấp bao gồm:

  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs).
  • Thuốc sinh học có tác dụng thay đổi hệ thống miễn dịch.
  • Thay đổi chế độ ăn uống, thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm chống viêm.
  • Thay đổi lối sống, giảm cân, ngưng hút thuốc cũng có thể làm chậm ảnh hưởng của viêm khớp dạng thấp.

Viêm khớp dạng thấp và gout có thể xảy ra cùng nhau không?

Viêm khớp dạng thấp và gout là những bệnh viêm khớp có thể gây viêm nhiễm, đau đớn và sưng ở các khớp. Một người có thể phát triển cả hai bệnh lý này cùng một lúc. Do đó, nếu người bệnh đang điều trị viêm khớp dạng thấp nhưng các triệu chứng không được cải thiện, hãy trao đổi với bác sĩ về các nguy cơ bệnh gout.

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 5.3% những người bệnh viêm khớp dạng thấp có thể phát triển các triệu chứng bệnh gout. Bên cạnh đó, những người phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp thường có nồng độ axit uric huyết thanh cao. Điều này dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu và dẫn đến bệnh gout.

Mặc dù viêm khớp dạng thấp và gout đều gây đau, sưng khớp và gây ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày của người bệnh, nhưng chúng có các nguyên nhân và phương pháp điều trị khác nhau. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Các triệu chứng từ cả hai bệnh lý có thể kiểm soát bằng cách kết hợp của các phương pháp điều trị y tế và thay đổi lối sống lành mạnh. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn và lập kế hoạch điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Tin xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *