Đỗ Minh Thoát vị thang là phương thuốc gia truyền được các lương y dòng họ Đỗ Minh nghiên cứu, phát triển hơn một thế kỷ nay. Hiệu quả bài thuốc đã được kiểm chứng bởi hàng ngàn bệnh nhân.

Đầu Gối Bị Sưng Là Bị Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Đầu gối bị sưng là thuật ngữ miêu tả hiện tượng tích tụ dịch khớp bên trong hoặc xung quanh khớp gối. Tình trạng này có thể liên quan đến các chấn thương, lạm dụng khớp hoặc do các bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến nhiễm trùng và sưng.

đầu gối bị sưng
Sưng đầu gối là tình trạng phổ biến có thể liên quan đến chấn thương hoặc một số bệnh lý

Dấu hiệu nhận biết đầu gối bị sưng

Sưng phù đầu gối là một tình trạng tương đối phổ biến do tích tụ dịch xung quanh hoặc bên trong khớp gối. Tình trạng này còn được gọi là tràn dịch khớp gối.

Các triệu chứng sưng đầu gối có thể xuất hiện đột ngột hoặc dần dần, có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng. Trong hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể dẫn đến một số dấu hiệu phổ biến như:

  • Sưng: Vùng da xung quanh xương bánh chè có thể thể lên rõ rệt, đặc biệt là khi so sánh với đầu gối còn lại.
  • Cứng khớp: Khi khớp gối chứa các chất lỏng dư thừa, người bệnh có thể không thực hiện được động tác uốn cong hoặc duỗi thẳng chân hoàn toàn.
  • Đau: Phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến tràn dịch khớp gối, cơn đau có thể nhẹ hoặc đau nghiêm trọng.

Nguyên nhân gây sưng phù đầu gối

Sưng đầu gối có thể liên quan chấn thương nhỏ hoặc do ảnh hưởng bởi các bệnh lý viêm xương khớp. Sưng ở khớp gối có thể hạn chế sự linh hoạt và chức năng của đầu gối.

Các triệu chứng, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng cơ bản như:

1. Chấn thương đầu gối

Chấn thương hoặc tổn thương bất kỳ ở đầu gối có thể khiến chất lỏng, dịch khớp dư thừa tích tụ và gây sưng đầu gối.

Các chấn thương cơ bản có thể bao gồm chấn thương xương, dây chằng, gân, bao hoạt dịch, sụn khớp đều có thể gây đau và sưng. Trong trường hợp chấn thương nghiêm trọng có thể khiến máu tràn vào khớp gối dẫn đến sưng, nóng, bầm tím và cứng khớp gối.

Tình trạng xuất huyết bên trong khớp gối cần được chăm sóc y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Bên cạnh đó, đến bệnh viện nếu tình trạng đau đớn nghiêm trọng, khiến người bệnh không thể đứng vững, di chuyển hoặc khi nghi ngờ gãy xương.

sưng đầu gối
Các chấn thương có thể gây sưng, đau và cứng khớp gối

2. Thoái hóa khớp gối

Thoái hóa khớp gối là tình trạng thoái hóa sụn khớp dẫn đến sản xuất quá nhiều dịch khớp khiến đầu gối bị sưng. Tình trạng này có thể dẫn đến viêm xương khớp gối  và gây đau dữ dội.

Trong hầu hết các trường hợp, thoái hóa khớp gối có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian nếu không được điều trị phù hợp. Do đó, nếu nhận thấy các triệu chứng thoái hóa, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp.

3. Viêm bao hoạt dịch

Bao hoạt dịch là những túi mỏng, nhỏ, chứa đầy chất lỏng thường có nhiệm vụ bảo vệ các khớp. Viêm bao hoạt dịch ở đầu gối có thể dẫn đến tích tụ các chất lỏng dư thừa, dẫn đến sưng đầu gối.

Viêm bao hoạt dịch ở đầu gối có thể gây mất sức mạnh và sự linh hoạt ở đầu gối. Tình trạng này có thể không gây đau nếu không bị nhiễm khuẩn.

Bên cạnh đó, viêm bao hoạt dịch nhiễm khuẩn có thể dẫn đến tình trạng viêm và chứa đầy mủ ở khớp gối. Các biểu hiện cụ thể bao gồm sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát ở đầu gối. Người bệnh nên đến bệnh viện hoặc liên hệ với người có chuyên môn nếu nghi ngờ viêm bao hoạt dịch nhiễm khuẩn ở đầu gối.

sưng phù đầu gối
Viêm bao hoạt dịch có thể gây sưng phù đầu gối

4. Bệnh gout ở đầu gối

Bệnh gout là tình trạng tích tụ các tinh thể axit uric siêu nhỏ bên trong các khớp. Khi ảnh hưởng đến đầu gối, gout có thể ảnh gây sưng đầu gối kèm theo đau đớn dữ dội, nóng rát và đỏ khớp.

Khoảng 50% các trường hợp bệnh gout ảnh hưởng đến các khớp ở ngón chân (đặc biệt là ngón chân cái), các khớp ngón tay, khuỷu tay. Trong các trường hợp khác, gout có thể ảnh hưởng đến đầu gối, khớp cổ tay và một số khớp khác trong cơ thể.

5. Viêm khớp dạng thấp

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý tự miễn gây ảnh hưởng đến các lớp lót bao quanh khớp. Tình trạng này có thể gây sưng đầu gối, cứng khớp, gây đau đớn và đỏ khớp. Các triệu chứng thường xuất hiện ở cả hai bên cơ thể, do đó khi ảnh hưởng đến đầu gối, bệnh có thể gây mất chức năng và khả năng di chuyển linh hoạt của người bệnh.

Thông thường viêm khớp dạng thấp thường ảnh hưởng đến các khớp nhỏ, như khớp ngón tay. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến bàn tay, cổ tay, bàn chân, khớp gối và một số khớp khác trong cơ thể.

Cách trị đau đầu gối tại nhà
Viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến đầu gối và gây sưng khớp gối

6. Hội chứng đau xương bánh chè

Hội chứng đau xương bánh chè có các triệu chứng tương tự như bệnh gout. Tình trạng này có thể tích tụ các tinh thể canxi pyrophosphate bên trong khớp, dẫn đến sưng, đau và đỏ khớp.

Sự tích tụ các tinh thể này ở đầu gối có thể dẫn đến đau, sưng đột ngột và có thể dẫn đến các triệu chứng nghiêm trọng khác.

7. Viêm khớp nhiễm khuẩn

Viêm khớp nhiễm khuẩn là tình trạng vi khuẩn hoặc các loại vi sinh vật khác xâm nhập vào lớp màng bao quanh khớp gối, dẫn đến bệnh viêm khớp, nhiễm trùng và gây sưng đau đầu gối. Trong một số trường hợp, khớp gối có thể chứa đầy mủ, máu, chất dịch và tăng nguy cơ hoại tử khớp.

Nhiễm trùng ở khớp gối có thể khiến đầu gối bị sưng và đau dữ dội. Trong một số trường hợp, người bệnh có thể bị đau đầu, choáng hoặc sốt đột ngột.

Người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán nếu nghi ngờ tình trạng đầu gối bị sưng do nhiễm trùng.

Sưng phù đầu gối phải làm sao
Nhiễm trùng vi khuẩn ở đầu gối có thể gây sưng phù và đau đớn ở khớp gối

8. U nang ở đầu gối

U nang có thể gây sưng phù ở đầu gối. Các triệu chứng khác có thể bao gồm đau và cứng khớp gối.

Tình trạng này thường không phổ biến. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc người có chuyên môn nếu nghi ngờ xuất hiện khối u nang ở đầu gối.

9. Khối u đầu gối

Khối u đầu gối là một tình trạng tương đối hiếm gặp, có thể khiến đầu gối bị sưng phù, đau đớn và cứng khớp. Khối u có thể lành tính hoặc ác tính và có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Do đó, nếu nhận thấy một khối u ở đầu gối đi kèm các cơn đau, đổ mồ hôi vào ban đêm, sốt hoặc giảm cân, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đầu gối bị sưng khi nào cần gặp bác sĩ?

Trong nhiều trường hợp, sưng đầu gối nhẹ có thể được cải thiện và khắc phục tại nhà. Bên cạnh đó, người bệnh nên đến bệnh viện nếu gặp các triệu chứng như:

  • Đầu gối sưng nghiêm trọng hoặc có dấu hiệu bất thường
  • Không thể duỗi thẳng đầu gối hoàn toàn hoặc không thể uốn cong
  • Đau dữ dội hoặc cơn đau xuất hiện theo từng cơn và nghiêm trọng
  • Người bệnh không thể đứng, đứng không vững hoặc cảm thấy khớp gối nhô ra bên ngoài
  • Da ở đầu gối chuyển sang màu đỏ hoắc thay đổi màu sắc so với vùng da xung quanh
  • Sốt từ 38 độ C trở lên
  • Tình trạng sưng đầu gối kéo dài hơn 3 ngày

Bác sĩ có thể kiểm tra các dấu hiệu và đề nghị các xét nghiệm bổ sung để đưa ra chẩn đoán chính xác. Người bệnh nên đến bệnh viện và điều trị y tế chuyên nghiệp để tránh các rủi ro không mong muốn.

Xử lý điều trị tình trạng sưng phù đầu gối

Việc điều trị tình trạng sưng đầu gối phụ thuộc vào nguyên nhân gây sưng, mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và lịch sử y tế liên quan. Việc điều trị có thể bao gồm thuốc giảm đau, thủ thuật y tế cần thiết và các biện pháp chăm sóc tại nhà.

1. Biện pháp xử lý tại nhà

Trong các trường hợp sưng đầu gối do chấn thương nhẹ hoặc khi các triệu chứng không quá nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng tại nhà. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:

Bị sưng đầu gối phải làm sao
Trong các trường hợp đầu gối sưng nhẹ người bệnh có thể xử lý tình trạng tại nhà
  • Nghỉ ngơi: Hạn chế thực hiện các hoạt động, chơi thể thao và các hoạt động thể chất khác trong vòng 24 giờ có thể giúp khớp gối tự hồi phục. Người bệnh có thể luyện tập uốn cong nhẹ và duỗi thẳng nhẹ đầu gối tại chỗ để cải thiện phạm vi hoạt động.
  • Chườm lạnh: Chườm túi đá lạnh lên đầu gối trong khoảng 20 – 30 phút mỗi lần, 3 – 4 lần mỗi ngày có thể giảm sưng, hạn chế viêm và thúc đẩy quá trình chữa lành tự nhiên ở đầu gối. Khi chườm lạnh không nên đắp trực tiếp đá lên da để tránh gây bỏng lạnh.
  • Băng bảo vệ: Băng hoặc quấn khớp gối bằng băng thun có thể hạn chế sưng và cải thiện các cơn đau.
  • Nâng cao chân: Nâng cao chân khi ngồi hoặc nằm có thể hạn chế lưu lượng máu đến khu vực đầu gối. Điều này giúp giảm viêm, sưng và cải thiện các cơn đau.

Nếu tình trạng sưng đầu gối kéo dài hơn 3 ngày, người bệnh nên đến bệnh viện để kiểm tra các bệnh lý liên quan. Ngoài ra, nếu các triệu chứng tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên môn ngay lập tức.

2. Điều trị y tế

Trong các trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể kê các toa thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện các triệu chứng. Các loại thuốc điều trị thường phụ thuộc vào tình trạng y tế cụ thể gây sưng khớp gối.

thuốc điều trị sưng đầu gối
Bác sĩ có thể chỉ định các loại thuốc giảm đau, chống viêm để cải thiện các triệu chứng

Các loại thuốc phổ biến bao gồm:

  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể hỗ trợ giảm đau, chống viêm và cải thiện các vấn đề như viêm khớp, viêm bao hoạt dịch hoặc viêm gân.
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARD) thường được chỉ định cho trường hợp viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc kháng sinh được chỉ định cho trường hợp nhiễm trùng, viêm khớp do vi khuẩn.
  • Steroid được chỉ định cho trường hợp bệnh gout.
  • Tiêm cortisone vào khớp gối có thể được chỉ định để điều trị thoái hóa khớp gối.

3. Phẫu thuật

Hầu hết các trường hợp sưng khớp gối không cần phẫu thuật. Tuy nhiên, đôi khi bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng và rủi ro không mong muốn.

Phẫu thuật thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Hút dịch khớp: Bác sĩ có thể loại bỏ các chất lỏng từ đầu gối để giảm áp lực lên đầu gối. Sau khi hút dịch khớp, bác sĩ có thể tiêm corticosteroid vào khớp để cải thiện tình trạng viêm khớp.
  • Nội soi khớp: Bác sĩ có thể đưa ống nội soi vào khớp để kiểm tra và điều chỉnh các mô bị tổn thương ở đầu gối.
  • Thay thế khớp: Phẫu thuật thay thế khớp có thể được chỉ định khi  khớp bị tổn thương nghiêm trọng và trong trường hợp khớp gối không thể chịu được trọng lượng cơ thể.

Biện pháp phòng ngừa sưng đầu gối

Đầu gối bị sưng có thể liên quan đến chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính. Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả nguy cơ, tuy nhiên người bệnh có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa sưng khớp gối với một số lưu ý như:

  • Tăng cường sức mạnh và cơ bắp xung quanh đầu gối. Điều này có thể tăng cường sức mạnh xung quanh khớp, giảm áp lực lên khớp và ngăn ngừa các chấn thương liên quan.
  • Luyện tập các bài tập tác động thấp như bơi lội, đi bộ hoặc đi xe đạp. Các hoạt động này có thể tăng cường sức khỏe ở khớp gối  và ngăn ngừa các bệnh lý liên quan.
  • Giảm cân và duy trì cân nặng khoa học có thể hạn chế trong lượng gây áp lực lên khớp gối. Điều này có thể cải thiện tình trạng hao mòn tự nhiên và ngăn ngừa sưng đầu gối.

Sưng đầu gối đôi khi cần được chẩn đoán và điều trị y tế để tránh các rủi ro không mong muốn. Do đó, nếu nhận thấy các dấu hiệu bệnh lý hoặc nếu cảm thấy lo lắng về tình trạng sưng đầu gối, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện chẩn đoán, điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *