Đau đầu gối khi chạy bộ – Nguyên nhân, cách khắc phục

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể là dấu hiệu của một số chấn thương như lệch khớp, biến dạng xương bàn chân hoặc gãy xương bánh chè. Ngoài ra, tình trạng này cũng có thể liên quan đến một số bệnh lý và điều kiện y tế cần điều trị.

 Đau đầu gối khi chạy bộ
Đau đầu gối khi chạy bộ có thể liên quan đến chấn thương hoặc các bệnh lý xương khớp

Nguyên nhân gây đau đầu gối khi chạy bộ

Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý khác nhau có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ. Cụ thể các nguyên nhân thương bao gồm:

1. Nguyên nhân cơ bản

Trong một số trường hợp, tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ có thể liên quan đến tình trạng lạm dụng hoặc căng thẳng quá mức. Cụ thể các nguyên nhân bao gồm:

  • Lạm dụng: Sử dụng đầu gối quá nhiều hoặc thực hiện các hoạt động như cúi đầu gối lặp lại thường xuyên hoặc thực hiện nhiều bài tập căng thẳng cao, như squat, kéo dài đầu gối không đúng cách để tăng sức mạnh, có thể kích thích các mô bên trong và xung quanh xương bánh chè. Tình trạng dẫn đến triệu chứng cứng khớp gối, đau đầu gối, đặc biệt là khi đi bộ hoặc chạy.
  • Chấn thương: Các chấn thương ở mắt cá chân, hông hoặc đầu gối đều có thể thay đổi cơ chế sinh học ở đầu gối. Điều này dẫn đến triệu chứng đau đầu gối khi chạy hoặc đi bộ.
  • Lực tác động trực tiếp vào đầu gối: Tai nạn, té ngã hoặc các chấn thương tác động vào đầu gối đều có thể gây đau, cứng khớp gối và khó khăn khi di chuyển.
  • Cơ đùi yếu hoặc không cân đối: Cơ đùi là cơ ở phía trước của đùi, có nhiệm vụ cố định xương bánh chè khi đầu gối uốn cong hoặc căng giãn. Nếu các cơ đùi bị suy yếu hoặc chấn thương, có thể khiến xương bánh chè lệch khỏi vị trí khi di chuyển và gây đau.
  • Thừa cân, béo phì: Trọng lượng cơ thể quá mức có thể dẫn đến mất cân đối ở đầu gối. Do đó, khi di chuyển, đi hoặc chạy bộ trong lượng chèn ép lên các khớp và dây thần kinh, gây áp lực gấp 1,5 lần trong lượng lên đầu gối, dẫn đến các cơn đau khớp gối.
  • Giới tính: Phụ nữ thường có nguy cơ đau đầu gối khi chạy bộ cao hơn nam giới. Bởi vì phụ nữ có hông rộng hơn và khớp gối dễ bị ảnh hưởng hơn nam giới.
  • Có vấn đề về bàn chân: Bao gồm tình trạng các khớp bên trong và xung quanh chân di chuyển nhiều hơn bình thường, bàn chân phẳng hoặc vòm chân cong quá mức. Các tình trạng này có thể dẫn đến các cơn đau đầu gối khi chạy hoặc vận động với cường độ trùng bình và nặng.

2. Điều kiện y tế

Một số bệnh lý có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ có thể bao gồm:

Ngược xuôi tìm cách chữa mà bệnh chỉ thấy tình trạng viêm đau, thoái hóa khớp của vợ nặng thêm. Thế nhưng may mắn đã ghé thăm khi vợ chồng tôi được giới thiệu đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường.
  • Lệch khớp: Là tình trạng xương từ hông đến mắt cá chân lệch khỏi vị trí ban đầu. Xương thường xuyên bị ảnh hưởng là xương bánh chè và có thể gây tác động đến các xương xung quanh. Khi chạy hoặc đi, xương bánh chè di chuyển không linh hoạt và dẫn đến các cơn đau đầu gối.
  • Viêm gân bánh chè: Có thể dẫn đến các cơn đau ở phía trước đầu gối, bên dưới gối hoặc gây sưng ở đỉnh đầu gối. Cơn đau có thể nhẹ và chỉ cảm nhận được khi người bệnh di chuyển, chạy hoặc tập thể dục.
  • Gãy xương bánh chè: Xương bánh chè là xương phụ trách các hoạt động uốn, co giãn và di chuyển. Do đó, khi chấn thương, nứt hoặc gãy xương bánh chè, có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ, đi và khi thực hiện một số hoạt động.
  • Thoái hóa khớp gối: Các dấu hiệu bao gồm cứng, sưng đầu gối và có thể bao gồm đau đầu gối khi chạy. Theo các chuyên gia, người bệnh thoái hóa khớp gối khi chạy bộ với cường độ cao có thể dẫn đến hào mòn nhanh hơn và gây ra các cơn đau. Các triệu chứng thoái hóa khớp gối khác có thể bao gồm cứng và đau khi ngồi xổm, đau khi leo cầu thang hoặc sau một thời gian không hoạt động.
  • Hội chứng dải chậu chày (Iliotibial band syndrome): Dải chậu chày là một mảnh mô sợi dày bắt đầu ở hông, kéo dài dọc theo bên ngoài đùi và gắn vào đỉnh xương chày hoặc xương ống chân. Nếu dải chậu chày trở nên căng do căng thẳng hoặc lạm dụng quá mức, nó có thể cọ xát với xương gây viêm và đau. Cơn đau liên quan đến Hội chứng dải chậu chày thường trở nên nghiêm trọng hơn khi đi xuống cầu thang hoặc chạy bộ xuống dốc.

Trong một số trường hợp, cơn đau bắt đầu ở lưng hoặc hông và được truyền đến đầu gối. Điều này có thể là dấu hiệu của các cơn đau thần kinh tọa hoặc chèn ép dây thần kinh.

Đặc trưng của cơn đau đầu gối khi chạy bộ

Đau đầu gối khi chạy bộ thường là một cơn đau âm ỉ, đau nhức xung quanh đầu gối hoặc phía sau xương bánh chè, đặc biệt là khu vực kết nối với xương đùi. Bên cạnh cơn đau, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu như:

Đau khớp gối có nên chạy bộ không
Các cơn đau thường xuất hiện âm ỉ và có thể gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh
  • Cơn đau thường xuất hiện ở phía trước xương bánh chè, mặc dù cơn đau có thể ở xung quanh hoặc phía sau xương bánh chè. Đau khi gập đầu gối để đi bộ, ngồi xổm, quỳ xuống, chạy hoặc thậm chí đứng dậy khỏi ghế.
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi đi xuống cầu thang hoặc xuống dốc.
  • Sưng đầu gối, đây có thể là dấu hiệu viêm gân bánh chè, viêm khớp hoặc thoái hóa khớp gối. Tình trạng này có thể ảnh hưởng đến khả năng đi, cũng như tăng đau nhức khi chạy bộ.
  • Khu vực xung quanh đầu gối có thể sưng lên hoặc người bệnh có thể nghe thấy âm thanh nhỏ hoặc có cảm giác ma sát ở đầu gối.

Chẩn đoán và điều trị tình trạng đau đầu gối khi chạy bộ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây đau đầu gối khi chạy bộ. Do đó người bệnh nên đến bệnh viện tiến hành xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị theo phác đồ của bác sĩ.

1. Chẩn đoán

Để xác nhận chẩn đoán tình trạng đau đầu gối khi chạy, bác sĩ có thể kiểm tra tiền sử y tế của người bệnh, sức mạnh thể chất và thực hiện các xét nghiệm liên quan để quan sát bên trong khớp.

Bác sĩ sẽ kiểm tra các khu vực sưng hoặc đau ở đầu gối và xương bánh chè để xác định các chấn thương ban đầu. Tình trạng sai lệch xương có thể gây áp dụng áp lực lên xương bánh chè dẫn đến các đau đầu gối nghiêm trọng.

Chữa đau đầu gối khi chạy bộ
Đến bệnh viện để được chẩn đoán và có biện pháp điều trị phù hợp

Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm liên quan để hỗ trợ chẩn đoán và phân loại:

  • X-quang hỗ trợ kiểm tra tổn thương xương, dấu hiệu sai lệch hoặc viêm khớp.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI) có thể xác định hao mòn sụn khớp.
  • Nội soi khớp là một thủ thuật xâm lấn tối thiểu có thể quan sát bên trong đầu gối, khớp gối để xác định các bệnh lý liên quan.

2. Biện pháp xử lý, điều trị

Các biện pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản dẫn đến cơn đau đầu gối khi chạy bộ. Do đó, xác định nguyên nhân là cách tốt nhất để hỗ trợ công tác điều trị. Thông thường, bác sĩ có thể chỉ định người bệnh kiểm soát và xử lý các triệu chứng tại nhà bằng các phương pháp như:

Bị đau đầu gối sau khi chạy bộ
Chườm lạnh có thể cải thiện các cơn đau đầu gối sau khi chạy bộ
  • Nghỉ ngơi: Người bệnh nên dành 1 – 2 ngày để nghỉ ngơi, tránh căng thẳng lặp đi lặp lại trên đầu gối để cải thiện các triệu chứng và ngăn ngừa tình trạng viêm đau khớp gối.
  • Chườm đá: Để giảm đau và sưng, người bệnh có thể chườm túi nước đá lên đầu gối trong tối đa 30 phút mỗi lần và tránh nhiệt độ cao hoặc hơi nóng tác động đến đầu gối.
  • Băng đầu gối: Băng đầu gối bị tổn thương bằng băng thun hoặc vải mỏng có thể hạn chế sưng và đau. Tuy nhiên, không nên băng quá chặt, vì điều này có thể dẫn đến sưng viêm nghiêm trọng.
  • Nâng cao đầu gối: Đặt một chiếc gối dưới đầu gối khi ngồi hoặc nằm để tránh gây sưng đầu gối. Khi đầu gối bị sưng nghiêm trọng, người bệnh nên giữ cho bàn chân nâng cao trên đầu gối và đầu gối cao hơn tim.
  • Điều chỉnh giày: Sử dụng loại giày phù hợp khi chạy bộ hoặc giày hỗ trợ chỉnh hình vị trí của bàn chân để tránh các chấn thương và cơn đau không mong muốn.
  • Sử dụng thuốc: Nếu cơn đau đầu gối nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid không kê đơn (NSAID), chẳng hạn như aspirin, ibuprofen và naproxen. Trao đổi với bác sĩ trước khi dùng các loại thuốc này, đặc biệt nếu người bệnh đang có các tình trạng sức khỏe khác hoặc dùng các loại thuốc theo toa khác.
  • Vật lý trị liệu: Khi cơn đau và sưng đã giảm, bác sĩ có thể đề nghị các bài tập cụ thể hoặc vật lý trị liệu để khôi phục lại toàn bộ sức mạnh và phạm vi chuyển động của đầu gối.

Trong các trường hợp nghiêm trọng hoặc khi các biện pháp xử lý bảo tồn không mang lại hiệu quả, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật. Phẫu thuật thường không cần thiết nhưng bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật chỉnh hình, loại bỏ hoặc thay thế sụn bị hư hỏng. Trong trường hợp chấn thương hoặc gãy xương bánh chè, người bệnh có thể cần phẫu thuật để nối lại xương và điều chỉnh sự cân bằng ở các khớp.

Phòng ngừa đau đầu gối khi chạy

Mặc dù không thể phòng ngừa tất cả các nguyên nhân cũng như bệnh lý có thể gây đau đầu gối khi chạy, nhưng người bệnh có thể hạn chế nguy cơ bằng một số lưu ý như:

Tập thể dục bị đau đầu gối
Thường xuyên rèn luyện cơ thể để tăng sức mạnh cơ đùi và tăng sự linh hoạt ở đầu gối
  • Tập thể dục thường xuyên để giữ cơ bắp đùi mạnh mẽ, tăng tính linh hoạt ổn định và hạn chế các nguy cơ chấn thương.
  • Sử dụng giày phù hợp, hỗ trợ chân khi chạy. Không sử dụng giày đã thay đổi hình dạng, đế bị mòn hoặc đế giày không đều. Sử dụng giày có khả năng hấp thụ sốc tốt, vừa vặn, thoải mái và không gây chèn ép hoặc đau chân khi đi.
  • Giảm cân và giữ trọng lượng khoa học có thể tăng cường sức khỏe tổng thể và ngăn ngừa tình trạng đau đầu gối khi chạy. Nếu thừa cân, người bệnh có thể giảm cân bằng cách giảm lượng đường, chất béo, ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt và tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày, năm lần một tuần.
  • Sử dụng hình thức chạy phù hợp, không để cơ thể quá nghiêng về phía trước hoặc phía sau và giữ cho đầu gối cong khi chạy. Cố gắng chạy trên một bề mặt mềm, mịn. Tránh chạy trên các bề mặt cứng như bê tông.
  • Làm nóng trước khi chạy bộ bằng cách thực hiện khởi động năm phút sau đó là các bài tập kéo dài hoặc thực hiện bất kỳ hoạt động nào có thể làm căng đầu gối. Trao đổi với về các bài tập để tăng tính linh hoạt của đầu gối và để hạn chế kích ứng, tổn thương.
  • Đừng thay đổi tập luyện đột ngột như chạy đường trường, chạy marathon. Người bệnh nên thay đổi cường độ luyện tập theo sức bền và tình trạng ở đầu gối.
  • Trao đổi với bác sĩ hoặc nhà trị liệu vật lý để được hướng dẫn cụ thể các biện pháp phòng ngừa phù hợp.

Đau đầu gối khi chạy bộ có thể được cải thiện bằng cách nghỉ ngơi phù hợp hoặc điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Bên cạnh đó, người bệnh nên dành nhiều thời gian rèn luyện cơ thể, tập thể dục với cường độ phù hợp để tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt ở khớp gối. Trao đổi với bác sĩ nếu các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hoặc không được cải thiện sau một thời gian điều trị.

5/5 - (7 bình chọn)

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang với sự kết hợp hơn 50 vị thuốc có tác dụng đặc trị các bệnh lý viêm khớp, viêm đa khớp, viêm đa khớp dạng thấp... hiệu quả và an toàn. [Xem ngay để khỏi bệnh]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *