Mỏi Khớp Gối Là Bệnh Gì? Dấu Hiệu Nhận Biết Và Điều Trị

Mỏi khớp gối có thể liên quan đến vấn đề béo phì, kém vận động hoặc là triệu chứng của bệnh lý và tình trạng sức khỏe tiềm ẩn. Tìm hiểu các nguyên nhân và bệnh lý liên quan là cách tốt nhất để phòng ngừa và cải thiện các triệu chứng khó chịu ở đầu gối.

Mỏi khớp gối là bệnh gì
Mỏi khớp gối có thể là do chấn thương hoặc liên quan đến một số bệnh lý trong cơ thể

Nguyên nhân gây mỏi khớp gối

Có nhiều nguyên nhân cũng như yếu tố rủi ro có thể gây mỏi khớp gối. Đôi khi tình trạng này có thể đi kèm với các dấu hiệu đau nhức xương khớp toàn thân hoặc chuột rút. Phụ thuộc vào các triệu chứng kèm theo, các nguyên nhân và bệnh lý phổ biến thường bao gồm:

1. Tác động từ bên ngoài

Mỏi khớp gối có thể liên quan đến việc sử dụng quá mức hoặc các áp lực tác động lên khớp gối. Cụ thể các nguyên nhân có thể bao gồm:

  • Sử dụng quá mức: Khi sử dụng chân, khớp gối nhiều hơn thông thường, người bệnh có thể cảm thấy mỏi hoặc đau nhức nhẹ ở khớp gối. Tình trạng này có thể được cải thiện tại nhà bằng cách nghỉ ngơi đầy đủ, tránh căng thẳng, các chấn thương và hạn chế lạm dụng khớp.
  • Thiếu vận động: Người có tính chất công việc ngồi lâu hoặc thường xuyên nằm trên giường có thể cảm thấy mệt mỏi ở khớp gối và đau nhức khắp cơ thể. Các cơ và khớp không được sử dụng thường xuyên có thể mất tính linh hoạt, trở nên yếu đi và dễ bị mỏi.
  • Thiếu máu: Đau nhức ở khớp gối có thể là do thiếu các tế bào hồng cầu hoạt động trong khớp. Không có tế bào hồng cầu, khớp có thể bị giảm sức mạnh và dễ bị mỏi. Bên cạnh đó theo một số thống kế, có khoảng 2/3 các trường hợp bệnh viêm khớp có tình trạng thiếu máu mãn tính.
Khắc phục chứng đau mỏi khớp gối
Thiếu ngủ có thể gây suy nhược cơ thể và nhức mỏi toàn thân, bao gồm các khớp gối
  • Thiếu ngủ: Thiếu ngủ và rối loạn giấc ngủ có thể gây suy nhược cơ thể, gây đau nhức toàn thân và mỏi ở khớp gối. Bên cạnh đó, tình trạng ngưng thở khi ngủ cũng có thể làm tăng nguy cơ mỏi, đau nhức xương khớp.
  • Hạ kali máu: Tình trạng này xảy ra khi nồng độ kali trong máu của người bệnh thấp. Các dấu hiệu phổ biến có thể bao gồm mệt mỏi, đau nhức xương khớp, chuột rút và táo bón.
  • Lượng máu lưu thông kém: Người bệnh có thể bị mỏi ở khớp gối nếu lượng máu lưu thông đến khớp gối thấp. Ngoài ra, tuần hoàn máu kém có thể ảnh hưởng đến toàn bộ chi dưới, đặc biệt là ống chân, mắt cá chân và bàn chân.
  • Béo phì: Thừa cân, béo phì, trọng lượng cơ thể lớn có thể gây áp lực lên khớp gối, gây mỏi gối và tăng nguy cơ thoái hóa khớp. Bên cạnh đó, béo phì cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý mãn tính, rối loạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể.
  • Dinh dưỡng kém: Cơ thể cần nước, vitamin và khoáng chất để hoạt động bình thường. Do đó, thiếu dinh dưỡng có thể dẫn đến mệt mỏi, bao gồm nhức mỏi ở khớp gối.
  • Tác dụng phụ của một số loại thuốc: Một số loại thuốc, bao gồm thuốc điều trị viêm khớp có thể dẫn đến nhức mỏi xương khớp, bao gồm cả khớp gối. Bên cạnh đó, thuốc chống trầm cảm, thuốc huyết áp, một số thuốc NSAID và corticosteroid có thể gây mỏi khớp gối.

2. Mỏi khớp gối là bệnh gì?

Trong một số trường hợp, mỏi đầu gối có thể liên quan đến các bệnh lý bao gồm:

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]
  • Suy tĩnh mạch đầu gối: Đây là tình trạng mở rộng và mất đàn hồi ở các tĩnh mạch ở đầu gối. Điều này gây ảnh hưởng đến lưu thống máu, khiến máu dồn xuống đầu gối, tăng áp lực lên khớp gối và gây mỏi. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể dẫn đến hình thành các cục máu đông, gây sưng và đau khớp gối.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh động mạch ngoại biên là một loại bệnh tim mạch có thể gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch và động mạch. Tình trạng này khiến các chất béo tích tụ bên trong thành động mạch và khiến máu khó lưu thông. Tình trạng này thường gây ảnh hưởng ở chân, bao gồm gây mỏi khớp gối và đau đớn ở bàn chân. Các bệnh lý phổ biến bao gồm huyết áp cao, cholesterol và bệnh đái tháo đường.
Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi
Mỏi khớp gối có thể là dấu hiệu của các bệnh viêm khớp
  • Viêm khớp gối: Đây là tình trạng viêm gây nhức mỏi và đau đớn ở khớp gối. Các triệu chứng có thể trở nên nghiêm trọng theo thời gian và người bệnh đôi khi cần phẫu thuật để ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng.
  • Viêm khớp dạng thấp: Mặc dù không phổ biến nhưng viêm khớp dạng thấp có thể ảnh hưởng đến khớp gối. Đây là một tình trạng tự miễn khiến các mô xung quanh khớp bị viêm, dẫn đến tổn thương, mất sụn, nhức mỏi khớp và đau đớn âm ỉ.
  • Thoái hóa khớp gối: Đây là tình trạng viêm xương khớp phổ biến nhất ở khớp gối, thường phổ biến ở người trên 50 tuổi. Tình trạng thoái hóa khiến các xương ma sát vào nhau gây nhức mỏi, đau đớn, cứng khớp gối và hạn chế phạm vi di chuyển của khớp.
  • Bệnh đa xơ cứng: Mỏi cơ bắp hoặc mỏi khớp gối có thể là dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến các dây thần kinh và dẫn đến các triệu chứng như co thắt khớp gối, mất thăng bằng, chóng mắt hoặc rối loạn chức năng tình dục.
  • Nhiễm trùng khớp: Nhiễm trùng da do vi khuẩn có thể gây ảnh hưởng đến khu vực đầu gối. Các triệu chứng thường bào gồm gây đỏ hoặc có cảm giác nóng rát và mềm khi chạm vào đầu gối. Bên cạnh đó, một số người bệnh cũng có thể cảm thấy sưng, đau, cứng khớp hoặc nhức mỏi ở khớp đầu gối.

3. Mang thai

Mang thai có thể dẫn đến sưng và mỏi ở khớp gối. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này thường bao gồm:

  • Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
  • Tích nước trong cơ thể
  • Tăng áp lực lên các tĩnh mạch ở đầu gối

Tình trạng này có thể gây áp lực lên khớp gối hoặc chân và khiến thai phụ cảm thấy mỏi, khó chịu hoặc châm chích ở khớp gối. Ngoài ra, một số người có thể bị chuột rút và giãn tĩnh mạch đầu gối khi mang thai.

Dấu hiệu mỏi khớp gối phổ biến

Ngoài cảm giác nhức mỏi ở đầu gối, người bệnh có thể gặp một số dấu hiệu khác ở khớp gối hoặc chân. Các triệu chứng này có thể liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng trong cơ thể. Do đó, người bệnh nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau đầu gối nhưng không sưng
Các triệu chứng kèm theo thường bao gồm gây đỏ khớp hoặc hạn khả năng di chuyển

Các triệu chứng nhức mỏi khớp gối phổ biến khác có thể bao gồm:

  • Thay đổi màu da hoặc tê ở khớp gối
  • Đau nhói ở một hoặc hai bên khớp gối
  • Cảm thấy lạnh hoặc ngứa ran ở chân
  • Khó đi lại, không thể đứng lâu hoặc khớp gối không thể chịu được trọng lượng cơ thể
  • Sưng hoặc cứng khớp gối
  • Nhìn thấy các tĩnh mạch như mạng nhện bằng mắt thường

Biện pháp điều trị mỏi khớp gối

Việc điều trị tình trạng mỏi khớp gối phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Các biện pháp xử lý và điều trị phổ biến thường bao gồm:

1. Chăm sóc tại nhà

Trong một số trường hợp nhức mỏi khớp gối không nghiêm trọng và có thể được cải thiện bằng các biện pháp tại nhà như:

Đau đầu gối phải
Xoa bóp, massage có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng hiệu quả
  • Xoa bóp, massage: Các động tác xoa bóp tại khớp gối có thể tăng cường lưu thông máu, thúc đẩy hoạt động của các tế bào hạch bạch huyết và cải thiện tình trạng nhức mỏi.
  • Tắm nước ấm: Ngâm đầu gối hoặc tắm nước ấm có thể tăng cường lưu thông máu, giảm áp lực lên khớp gối. Bên cạnh đó, người bệnh có thể thâm 1 – 2 chén muối biển vào nước ngâm để tăng hiệu quả cải thiện các triệu chứng.
  • Sử dụng giấm táo: Một số nghiên cứu cho thấy thoa giấm táo tại chỗ lên khớp gối có thể cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch, hạn chế các triệu chứng chuột rút, đau đớn và mỏi khớp.
  • Chườm lạnh: Người bệnh có thể chườm túi nước đá hoặc ngâm khớp gối trong đá lạnh khoảng 20 phút mỗi lần để cải thiện các triệu chứng. Thực hiện liệu pháp mỗi ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa cảm giác nhức mỏi.
  • Nâng cao chân: Nâng cao đầu gối khi ngồi hoặc nằm có thể giảm sưng, hạn chế khó chịu và ngăn ngừa cảm giác nhức mỏi.

2. Thực hiện một số bài tập đơn giản

Một số bài tập gồm các động tác đơn giản có thể cải thiện tình trạng mỏi khớp gối. Bên cạnh đó, một số động tác có thể hỗ trợ cải thiện lưu thông máu và tăng cường phạm vi di chuyển ở khớp.

Mỏi khớp gối ở người trẻ tuổi là bệnh gì
Thường xuyên vận động, thực hiện một số bài tập để cải thiện các triệu chứng

Các bài tập phổ biến bao gồm:

  • Bài tập nâng chân: Người bệnh nằm trên giường hoặc sàn nhà, nâng chân lên cao, không uốn cong đầu gối, các ngón chân hướng lên trần nhà. Giữ yên động tác trong 5 giây sau đó từ từ hạ xuống sàn nhà. Đổi bên và lặp lại động tác 10 – 15 lần.
  • Bài tập thăng bằng: Người bệnh đứng thẳng, từ từ uốn cong một đầu gối về phía sau, nâng cao gót chân khỏi sàn trong khi giữ nguyên vị trí đùi. Giữ yên chân trong 5 giây sau đó nhẹ nhàng hạ chân xuống. Đổi bên và thực hiện lại động tác.
  • Bài tập bước chân: Người bệnh sử dụng một ghế thấp, chắn chắn, cao khoảng 10 cm. Đặt một chân lên ghế sau đó nâng trọng lượng cơ thể, giữa yên trong 5 giây, thực hiện lại động tác và đổi chân.

Biện pháp phòng ngừa mỏi khớp gối

Một số lưu ý và biện pháp phòng ngừa mỏi khớp gối thường bao gồm:

  • Thay đổi chế độ ăn uống, tăng lượng chất dinh dưỡng lành mạnh để tăng cường sức khỏe của hệ thống xương khớp. Điều này có thể cung cấp năng lượng cho khớp gối và phục vụ các hoạt động hàng ngày.
  • Bổ sung vitamin D bằng cách thường xuyên phơi nắng, thông qua chế độ ăn uống và thực phẩm bổ sung.
  • Sử dụng giày phù hợp, đặc biệt là ở những người thường xuyên đi bộ hoặc chạy bộ. Chọn các loại giày có thể hỗ trợ chân, khớp gối và có thể bổ sung đế loét để hỗ trợ bảo vệ chân.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục, ít nhất 15 phút mỗi ngày và 4 – 5 ngày mỗi tuần.
  • Thực hiện các tư thế đúng khi ngồi, đứng và khi nâng các đồ vật nặng.
  • Uống nhiều nước.
  • Giảm cân và duy trì trọng lượng cơ thể khoa học.
  • Hạn chế tiêu thụ rượu, đường, caffeine và thuốc lá.

Thông thường các triệu chứng mỏi khớp gối không nghiêm trọng và có thể khắc phục tại nhà. Tuy nhiên nếu tình trạng kéo dài hoặc đi kèm các triệu chứng bệnh lý khác, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

5/5 - (2 bình chọn)

GỢI Ý XEM THÊM

Nổi tiếng với đội ngũ bác sĩ Y học cổ truyền đầu ngành, sở hữu bài thuốc thảo dược đặc trị bệnh xương khớp hiệu quả, an toàn cùng dịch vụ y tế chất lượng cao, Trung tâm Thuốc dân tộc hiện là lựa chọn của đông đảo bệnh nhân xương khớp. [Xem ngay]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *