Đau bả vai phải khó thở là bệnh gì? Nguy hiểm không?

Đau bả vai phải khó thở thường là do căng cơ hoặc làm việc quá sức gây ra. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể liên quan đến một tình trạng y tế nghiêm trọng và cần điều trị y tế phù hợp.

Cách chữa đau nhức bả vai phải và khó thở
Tìm hiểu các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đau nhức bả vai phải khó thở

Đau bả vai phải khó thở có nguy hiểm không?

Nhiều nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây đau bả vai phải khó thở. Các nguyên nhân phổ biến thường bao gồm căng cơ hoặc do lạm dụng bả vai quá mức. Tình trạng này thường không nguy hiểm và có thể được cải thiện bằng các phương pháp chăm sóc tại nhà.

Người bệnh có thể thực hiện các biện pháp giảm đau như xoa bóp, chườm nóng, chườm lạnh hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Thông thường các cơn đau có thể được cải thiện trong vài ngày và khỏi hẳn sau 4 – 8 tuần.

Tuy nhiên, trong các trường hợp khác, tình trạng đau bả vai phải khó thở có thể liên quan đến các tình trạng y tế nghiêm trọng hơn bao gồm nhiễm trùng phổi, bệnh viêm hoặc ung thư phổi. Các trường hợp này cần được chăm sóc y tế kịp lúc để tránh rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng.

VTV2 Chất lượng cuộc sống đưa tin đã có bài thuốc đặc trị các bệnh xương khớp chuyên sâu và hoàn chỉnh từ nguồn thảo dược thiên nhiên và tinh hoa Y học dân tộc. [Đừng bỏ lỡ nếu bạn đang gặp các vấn đề về xương khớp]

Nếu xuất hiện tình trạng khó thở kèm đau bả vai mà không rõ nguyên nhân, người bệnh nên đến bệnh viện để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán và điều trị phù hợp. Ngoài ra, đến bệnh viện khi các cơn đau bả vai phải kéo dài trong nhiều tuần hoặc kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như đau bả vai lan đến cánh tay, ngứa, tê yếu cánh tay.

Đau vai khó thở
Đau bả vai phải khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng bao gồm cả ung thư phổi

Nguyên nhân gây đau bả vai phải và khó thở

Vai là cấu trúc chịu lực và hỗ trợ thực hiện các hoạt động liên quan đến cánh tay, đầu, cổ. Do đó, vai rất dễ bị tổn thương dẫn đến đau, nhức và cứng khớp.

Đau bả vai phải xuất hiện kèm tình trạng khó thở có thể là do căng cơ, làm việc quá sức hoặc liên quan đến các bệnh lý nghiêm trọng hơn. Đặc biệt là khi tình trạng này đi kèm cảm giác đau ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc mất ý thức.

Các nguyên nhân và bệnh lý phổ biến có thể dẫn đến tình trạng này bao gồm:

1. Căng cơ

Có rất nhiều cơ bắp nhỏ và lớn ở xung quanh khu vực vai, gáy, cổ. Áp lực và căng thẳng có thể gây ảnh hưởng đến các cơ bắp là nguyên nhân phổ biến dẫn đến đau bả vai phải hoặc trái.

Căng cơ hoặc gây tổn thương cơ ở bả vai phải có thể gây đau đớn và khiến việc hít thở sâu trở nên khó khăn.

Các nguyên nhân phổ biến có thể gây căng cơ thường bao gồm:

  • Lạm dụng cơ vai: Thực hiện quá nhiều hoạt động sử dụng vai như tập tạ hoặc đánh máy vi tính thường xuyên có thể gây căng cơ ở vai.
  • Chấn thương trực tiếp: Va chạm vào vai phải, té ngã hoặc tác động lực trực tiếp có thể ảnh hưởng đến các cơ nối ở bả vai phải. Điều này dẫn đến căng và tổn thương các cơ ở vai phải.

Thông thường tình trạng căng cơ có thể được cải thiện trong vài ngày và phục hồi hoàn toàn trong 6 – 8 tuần. Để hạn chế và kiểm soát các cơn đau, người bệnh có thể chườm lạnh, chườm nóng hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn. Bên cạnh đó, thay đổi thói quen sống và giảm bớt các hoạt động trong ngày có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng.

2. Thừa cân

Thừa cân và béo phì khiến các cơ ở vai và lưng dưới chịu nhiều áp lực để hỗ trợ các hoạt động cơ bản hàng ngày. Điều này dẫn đến đau bả vai bên phải hoặc bên trái hoặc đau cả hai bên. Bên cạnh đó, các tế bào mỡ tích tụ xung quanh ngực hoặc bên dưới bả vai có thể khiến gây khó thở hoặc gây khó khăn khi hít thở sâu.

Giảm cân và giữ cân nặng khoa học có thể hạn chế các áp lực tác động đến bả vai. Bên cạnh đó, giảm cân có thể ngăn ngừa tình trạng thoái hóa khớp hoặc viêm khớp. Ngoài ra, thường xuyên tập thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cơ và xương bả vai. Điều này có thể hỗ trợ cải thiện và ngăn ngừa các cơn đau theo thời gian.

Ngủ dậy bị đau bả vai phải khó thở
Béo phì có thể là nguyên nhân gây đau bả vai phải khó thở

3. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng xảy ra khi axit dạ dày và thức ăn trào ngược lên thực quản. Các triệu chứng phổ biến có thể bao gồm đau ngực, ợ nóng hoặc có vị chua trong miệng.

Trong một số trường hợp, các cơn đau cơ thể lan tỏa đến bả vai và thường phổ biến sau khi ăn. Ngoài ra, nếu axit dạ dày rò rỉ đến khí quản có thể gây khó thở, viêm phổi hoặc bệnh ho mãn tính.

Trào ngược dạ dày thực quản có thể cải thiện bằng các loại thuốc kháng axit. Bên cạnh đó, các biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, tránh các loại thực phẩm chứa axit, cà phê và rượu có thể hỗ trợ ngăn ngừa các triệu chứng.

4. Viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nhiễm trùng phổi có thể gây đau bả vai phải khó thở. Tình trạng này thường phát triển sau khi người bệnh cảm lạnh, bị cúm hoặc nhiễm virus và vi khuẩn.

Ở những người khỏe mạnh, viêm phổi có thể khỏi mà không để lại các biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, bệnh có thể trở nên nghiêm trọng ở người lớn tuổi và những người có bệnh lý mãn tính khác.

Viêm phổi do nhiễm vi khuẩn có thể được điều trị bằng kháng sinh. Bên cạnh đó, đôi khi người bệnh có thể được yêu cầu nhập viện để ngăn ngừa các rủi ro không mong muốn.

Đau lưng trên khó thở
Viêm phổi có thể gây đau xương bả vai và khó thở

5. Bệnh tim

Bệnh tim thường gây khó chịu hoặc đau đớn ở bả vai trái. Nhưng đôi khi tình trạng này cũng có thể ảnh hưởng đến bả vai bên phải.

Các bệnh lý tim mạch phổ biến có thể gây đau bả vai phải khó thở bao gồm:

  • Tắc nghẽn tim có thể gây khó chịu ở bả vai, lưng, hàm, cánh tay và gáy.
  • Bệnh động mạch vành có thể gây khó thở do thiếu oxy lưu thông trong cơ thể.

Bất cứ ai nghi ngờ hoặc có dấu hiệu bệnh tim nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp. Người bệnh huyết áp cao, cholesterol cao hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tim nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe tim mạch để có biện pháp xử lý phù hợp.

6. Bóc tách động mạch chủ

Động mạch chủ là mạch máu lớn dẫn máu từ tim và phân phối khắp cơ thể. Bóc tách động mạch chủ xảy ra khi động mạch chủ bị tổn thương hoặc rách dẫn đến rò rỉ máu vào thành mạch. Đây là tình trạng hiếm gặp nhưng có thể gây đau bả vai, lưng dữ dội kèm theo khó thở, đau ngực, yếu ớt và đổ nhiều mồ hôi.

Bóc tách động mạch chủ là tình trạng nghiêm trọng có thể đe dọa đến tính mạng. Do đó, gọi cho cấp cứu hoặc đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng. Phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật khẩn cấp.

7. Ung thư phổi

Mặc dù không phổ biến nhưng trong một số trường hợp đau bả vai phải khó thở có thể là dấu hiệu nhận biết ung thư phổi trong giai đoạn đầu. Nếu ung thư di căn đến xương có thể gây đau ở nhiều bộ phận khác nhau trong cơ thể, phổ biến là hông và lưng.

Ung thư phổi là bệnh lý nghiêm trọng và cần điều trị bởi các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bất cứ ai có triệu chứng hoặc nguy cơ ung thư phổi, nên đến bệnh viện thực hiện chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Trong một số trường hợp đau bả vai và khó thở có thể là dấu hiệu ưng thư phổi

Biện pháp điều trị đau bả vai phải khó thở

Đến bệnh viện thực hiện xét nghiệm chẩn đoán, điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên môn. Phụ thuộc vào tình trạng và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng, bác sĩ có thể chỉ định các biện pháp điều trị như:

1. Chăm sóc tại nhà

Dành thời gian nghỉ ngơi trong khoảng 1 – 2 ngày để cải thiện các cơn đau bả vai khó thở. Người bệnh có thể vận động nhẹ nhàng hoặc đi bộ để tăng cường lưu lượng máu lưu thông trong cơ thể và hỗ trợ giảm đau. Bên cạnh đó, không nên nghỉ ngơi quá hai ngày liên tục, điều này có thể gây cứng khớp và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen nếu các triệu cơn đau nghiêm trọng hoặc gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh các tác dụng phụ như đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa.

Nếu các triệu chứng không được cải thiện trong 1 tuần, người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Cách chữa đau nhức bả vai
Dành thời gian nghỉ ngơi để hỗ trợ cải thiện tình trạng đau bả vai và khó thở

2. Điều trị y tế

Điều trị tình trạng đau bả vai phải khó thở phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản. Do đó, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm liên quan để xác định nguyên nhân và bệnh lý liên quan.

Các biện pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Sử dụng thuốc làm giảm co thắt hoặc viêm ở khí quản. Điều này có thể giúp người bệnh dễ thở hơn.
  • Nếu tình trạng liên quan đến tim và gây khó thở nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê thuốc lợi tiểu. Các loại thuốc này có thể làm giảm lượng chất lỏng trong cơ thể. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể kê thuốc trợ tim để hỗ trợ ngăn ngừa các rủi ro nghiêm trọng.
  • Nếu tình trạng khó thở nghiêm trọng, bác sĩ có thể đề nghị sử dụng máy thở oxy tạm thời.
  • Các trường hợp chấn thương cơ hoặc xương bả vai có thể được yêu cầu thực hiện vật lý trị liệu để cải thiện tình trạng đau vai và các triệu chứng liên quan. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể đề nghị phẫu thuật, đặc biệt là khi có dấu hiệu chèn ép các dây thần kinh.
  • Trong trường hợp ung thư phổi, các biện pháp điều trị thường bao gồm hóa trị, xạ trị, phẫu thuật. Mục tiêu chính của việc điều trị nhằm mục tiêu cải thiện các triệu chứng, ngăn ngừa di căn và tiêu diệt các tế bào ung thư. Nếu ung thư di căn ảnh hưởng đến xương, bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều chỉnh xương để cải thiện các cơn đau.
Đau bả vai phải khó thở
Sử dụng thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn

Phòng ngừa đau bả vai phải khó thở

Không có biện pháp phòng ngừa tất cả các nguyên nhân và bệnh lý gây đau bả vai kèm khó thở. Tuy nhiên, người bệnh có thể hạn chế các nguy cơ bằng cách lưu ý một số lời khuyên như:

  • Duy trì cân nặng hợp lý và lối sống lành mạnh như thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung rau xanh, vitamin, khoáng chất. Bên cạnh đó thường xuyên vận động, tập thể dục để tăng cường tính linh hoạt ở các khớp và cơ vai.
  • Thường xuyên vận động cơ thể với cường độ tăng dần theo mức độ chịu đựng của cơ thể. Tránh tình trạng luyện tập quá sức, điều này có thể tăng áp lực lên vai và khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng.
  • Không hút thuốc, uống rượu bia hoặc sử dụng các chất kích thích. Điều này có thể hỗ trợ hệ thống hô hấp và tránh các bệnh lý nghiêm trọng khác.

Có nhiều nguyên nhân và bệnh lý có thể gây đau bả vai phải khó thở. Hầu hết các trường hợp, tình trạng này có thể cải thiện tại nhà bằng cách nghỉ ngơi hợp lý. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng và cần điều trị y tế để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Trao đổi với bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể.

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *