Viêm Họng Có Đờm Và Các Biện Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Viêm họng có đờm là tình trạng phổ biến của bệnh viêm họng. Bệnh thường gây ho có đờm đặc, thở khò khè, đau rát họng… Nếu không điều trị có thể dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng. Vậy đâu là giải pháp điều trị hiệu quả và nhanh chóng căn bệnh này. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Viêm họng có đờm là gì?  Có nguy hiểm không?

Viêm họng có đờm xảy ra khi vùng cổ họng bị các vi khuẩn tấn công mạnh mẽ làm suy yếu hệ miễn dịch, hình thành tình trạng tổn thương và gây viêm loét, sưng đau. Trong đó, đờm là chất nhầy tồn tại ở đường hô hấp dưới có nhiệm vụ bảo vệ phổi trước sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Chính vì vậy, khi hệ hô hấp bị nhiễm khuẩn, trong đờm sẽ chữa rất nhiều vi khuẩn. 

viêm họng có đờm
Viêm họng có đờm là tình trạng phổ biến của nhiễm trùng niêm mạc họng

Thêm vào đó, một phần đờm dịch mũi không được đưa ra ngoài sẽ chảy xuống họng. Bệnh nhân thường cảm thấy cổ họng vướng víu, khó chịu, muốn đào thải ra ngoài thông qua đường ho, khạc nhổ. Đồng thời gây nên tình trạng phổ biến như cổ họng có đờm, đau họng có đờm hoặc ho có đờm xanh, vàng, đờm lẫn máu. 

Viêm họng kèm theo đờm nếu không được điều trị dứt điểm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như lây lan viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trùng máu… Bệnh đặc biệt nguy hiểm với trẻ em và phụ nữ mang thai khi sức đề kháng yếu và việc chữa trị gặp khó khăn do hạn chế sửu dụng thuốc. Những biến chứng có thể gặp phải ở mẹ bầu và trẻ nhỏ như sau:

  • Bà bầu viêm họng có đờm: Đối tượng bà bầu mắc bệnh thường xuất hiện trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nội tiết. Giai đoạn đầu người bệnh chủ yếu cảm thấy khó chịu ở vùng họng và mũi. Khi ho có cảm giác co thắt, căng cứng bụng và khiến thai nhi di chuyển ít nhiều. Nếu bệnh chuyển biến nặng mẹ bầu có thể sốt cao, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, nguy hiểm với mẹ và bé.
  • Trẻ sơ sinh bị viêm họng có đờm: Hệ cơ quan chưa hoàn thiện và sức đề kháng yếu là hai yếu tố khiến cho trẻ sơ sinh trở thành đối tượng dễ bị viêm họng tấn công. Nhóm trẻ sơ sinh do không thể ý thức được việc ho để đào thải đờm nên thường quấy khóc, bỏ bú, ngủ chập chờn. Bệnh nặng hơn có thể gây sốt cao, khó thở nguy hiểm với các bé. 
viêm họng ho có đờm
Trẻ sơ sinh là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao

Nguyên nhân các dạng viêm họng có đờm thường gặp

Xác định chính xác nguyên nhân là tiền đề quan trọng để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Căn cứ vào các triệu chứng cụ thể và các xét nghiệm cần thiết mà bác sĩ có xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là 1 số nguyên nhân cho các thể bệnh thường gặp:

Viêm họng ho có đờm

Bệnh khởi phát do một số nguyên nhân như:

  • Khói thuốc, ô nhiễm khí thải, bụi mịn xâm nhập gây kích ứng mũi, họng.
  • Bệnh trào ngược axit dạ dày.
  • Vi khuẩn, virus tấn công khi không có biện pháp phòng ngừa.
  • Tiếp xúc thường xuyên với các chất gây kích ứng đường hô hấp như phấn hoa, thú nuôi…
  • Thời tiết thay đổi thất thường.

Đau họng có đờm nhưng không ho

Là tình trạng viêm đường hô hấp phổ biến, xảy ra do một số nguyên nhân sau:

  • Bệnh viêm họng, viêm amidan nhưng không được điều trị đúng cách.
  • Ung thư vòm họng.
  • Viêm tắc mũi nhưng không được làm sạch hằng ngày dẫn tới một phần chất nhầy chảy xuống phần họng, hình thành nên đờm đọng lại.
  • Các vi khuẩn và virus tồn tại trong không khí tấn công khi hệ miễn dịch suy yếu.

Viêm họng khạc ra đờm có máu

Chứng bệnh nguy hiểm này khiến không ít người bệnh hoang mang. Nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh bao gồm:

  • Chứng rối loạn đông máu.
  • Cơ quan hô hấp trên bị tổn thương do quá trình viêm nhiễm, kích ứng khi bị viêm amidan, viêm họng, lao phổi nhưng để lâu không được điều trị kịp thời.
  • Khối u của bệnh ung thư vòm họng tấn công mũi và khoang miệng gây nên hiện tượng xuất huyết.
  • Axit trào ngược từ dạ dày kích thích niêm mạc họng xung huyết, khiến các mạch máu nhỏ bị vỡ.

Cách chữa viêm họng có đờm nên biết

Khi nhận thấy cổ họng có đờm hoặc ho có đờm người bệnh có thể tham khảo các giải pháp điều trị. Dưới đây là thông tin về một số phương pháp điều trị mà độc giả có thể tham khảo:

Chữa viêm họng bằng thuốc Tây

Sử dụng kháng sinh là giải pháp được áp dụng phổ biến cho điều trị bệnh viêm họng có đờm gây ra bởi vi khuẩn. Tùy thuộc vào thể bệnh và thể trạng mà người bệnh nên lựa chọn các giải pháp phù hợp. Quá trình sử dụng kháng sinh thường diễn ra trong 7 – 10 ngày. Phổ biến nhất là các loại kháng sinh sau:

  • Nhóm thuốc Cephalosporin: Phù hợp điều trị các bệnh hô hấp nhờ tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm. Trong quá trình điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ trên da như mề đay, ban đỏ…
  • Nhóm thuốc beta-lactam: Đây là nhóm thuốc kháng sinh kết hợp giữa Amoxicillin và axit ceftriaxone, clavulanic, cephalexin… 
  • Nhóm thuốc kháng viêm NSAID: Thích hợp điều trị các triệu chứng của viêm họng có đờm như sưng viêm, đau rát, nóng cổ họng…
  • Nhóm thuốc kháng viêm Corticosteroid: Một số corticoid phổ biến ứng dụng trong điều trị viêm họng nặng như Dexamethason, Betamethason, Prednisolon.
Đau họng có đờm ho
Chữa bằng thuốc kháng sinh cho hiệu quả nhanh nhưng không nên lạm dụng

Bên cạnh giải pháp từ kháng sinh, người bệnh thường được chỉ định điều trị cùng với các bài thuốc hỗ trợ hoặc đặc trị. Có thể kể đến một số bài thuốc phổ biến như:

  • Thuốc giảm ho: Bác sĩ có thể kê thêm 1 số thuốc giảm ho nhằm kiểm soát triệu chứng bệnh.
  • Thuốc long đờm: Phổ biến nhất là bài thuốc Acemuc điều trị rối loạn tiết dịch hô hấp, kích thích long đờm, làm loãng hoặc tiêu đờm.
  • Nước súc miệng: Sát khuẩn họng bằng các sản phẩm phù hợp hoặc nước muối sinh lý.

Cách trị viêm họng ho có đờm tại nhà

Người bệnh có thể áp dụng các bài chữa từ mẹo dân gian tại nhà, đem lại hiệu quả cao đồng thời không gây tác dụng phụ. Có rất nhiều phương pháp chữa mẹo mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng như:

  • Chữa viêm họng bằng lá hẹ: Lá hẹ có tác dụng chữa ho rất hiệu quả. Người bệnh có thể chế biến bài thuốc từ lá hẹ hấp đường phèn, kết hợp với mật ong – nghệ- chanh hoặc hấp gừng.
  • Bài thuốc chữa viêm họng có đờm từ cam: Nướng cam tươi cùng với chút muối là có ngay bài thuốc chữa ho hiệu quả. Đặc biệt phù hợp với viêm họng có đờm ở bà bầu. Các mẹ nên ăn ngay khi còn ấm.
  • Sử dụng mật ong: Người bệnh có thể sử dụng nước mật ong ấm uống và mỗi buổi sáng. Hoặc kết hợp với các nguyên liệu khác như gừng, sả, chanh, lê để đạt được hiệu quả cao hơn.
  • Điều trị ho có đờm nhờ củ nghệ: Người bệnh uống bột nghệ 2 đến 3 lần mỗi ngày hoặc kết hợp với sữa nóng vào buổi sáng và trước khi ngủ sẽ có tác dụng loại bỏ vi khuẩn, đào thải đờm, chất nhầy và tăng cường miễn dịch. 
  • Xông hơi: Hơi nóng trong quá trình xông hơi làm giảm cảm giác đau nhức, giúp người bệnh thư giãn, thúc đẩy quá trình đào thải đờm. Người bệnh có thể xông nhiệt chỉ với nước ấm hoặc bổ sung tinh dầu bạc hà, quế, lá tía tô để tăng thêm hiệu quả.

Viêm họng có đờm ăn gì, kiêng gì? Và cách phòng tránh

Khi bị viêm họng có đờm, người bệnh nên chủ động xây dựng chế độ ăn uống khoa học vừa hỗ trợ điều trị hiệu quả, vừa tăng cường sức đề kháng. Theo đó, các thực phẩm cần bổ sung gồm:

  • Ăn đồ ăn dạng lỏng, mềm và dễ nuốt
  • Bổ sung nhiều đồ ăn chứa Zn thông qua hải sản (tôm hùm, hàu, cua…), thịt bò, nấm, súp lơ…
  • Thêm nhiều rau xanh vào bữa ăn để làm dịu cổ họng, điều hòa cơ thể và tốt cho tiêu hóa.
  • Tăng cường thực phẩm chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng.
Bổ sung vitamin C khi bị viêm họng
Bổ sung vitamin C khi bị viêm họng là điều cần thiết

Bạn nên kiêng các nhóm thực phẩm gây kích thích niêm mạc họng, thức ăn khô cứng như:

  • Hạn chế hút thuốc hoặc ngồi gần khu vực có khói thuốc.
  • Không ăn các món cay, nhiều gia vị hoặc đồ ăn chiên rán không tốt cho niêm mạc họng.
  • Tránh xa các loại đồ uống có cồn, gas gây kích thích sản xuất chất nhầy và gây kích ứng họng…

Bên cạnh đó, bạn nên bảo vệ cơ thể trước các tác nhân môi trường để phòng tránh viêm họng như:

  • Bảo vệ phần mũi, họng khi ra ngoài đường bằng khẩu trang hoặc khăn trùm
  • Giữ ấm cổ khi trời lạnh, tránh để cơ thể nhiễm lạnh
  • Luyện tập thể dục thể thao để tăng cường khả năng miễn dịch
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ.

Trên đây là một số thông tin hữu ích về các bài thuốc điều trị viêm họng có đờm. Qua đó mong rằng độc giả có thêm kiến thức để lựa chọn cho mình giải pháp phù hợp nhất. Khi nhận thấy các dấu hiệu bệnh, nên chủ động tìm đến địa chỉ khám chữa và tư vấn uy tín. Tránh tâm lý chủ quan dẫn tới nhiều hậu quả khôn lường.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

“Nhà thuốc nam Đỗ Minh đường chữa viêm xoang, viêm họng, viêm amidan, viêm mũi dị ứng có tốt không?”, “Dùng bài thuốc nam Đỗ Minh Đường liệu có gặp phải biến chứng gì không?”, “Viêm xoang khi mang thai có sử dụng được bài thuốc của Đỗ Minh Đường không?” Cách tốt nhất để trả lời các câu hỏi này và giúp bạn đọc tin tưởng là tìm hiểu qua những người bệnh đã trực tiếp dùng bài thuốc viêm xoang, viêm họng Đỗ Minh Đường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *