Cắt Amidan Có Nguy Hiểm Không? Biến Chứng, Tác Hại Có Thể Gặp
Nội dung bài viết
Cắt amidan là một tiểu phẫu khá đơn giản và được áp dụng phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người bệnh vẫn lo sợ sẽ gặp phải biến chứng trong quá trình phẫu thuật. Vậy cắt amidan có nguy hiểm không? Quý độc giả có thể tìm hiểu vấn đề này trong bài viết sau.
Cắt amidan có nguy hiểm không?
Phẫu thuật cắt amidan là biện pháp được áp dụng phổ biến. Hầu hết các trường hợp cắt amidan khá đơn giản và an toàn. Tuy nhiên nó sẽ trở nên nguy hiểm khi người bệnh phẫu thuật ở cơ sở y tế không đảm bảo chất lượng.
Trong một vài trường hợp, cắt amidan có thể gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Thậm chí tính mạng người bệnh sẽ bị đe dọa nếu máu chảy quá nhiều. Cụ thể:
- Xuất huyết
Tỷ lệ trường hợp bị xuất huyết khi cắt amidan là 2 – 3%. Trong đó số ca tử vong do biến chứng này là 1/ 40.0000. Nguyên nhân gây xuất huyết đến từ quá trình thực hiện tiểu phẫu. Ngoài ra cũng có thể là vì người bệnh sinh hoạt, ăn uống không điều độ hoặc bị rối loạn đông máu.
Tình trạng này được chia thành 2 dạng: nguyên phát (trong vòng 24 giờ) và thứ phát (sau 24 giờ). Trạng thái nguyên phát có thể do bác sĩ làm đứt mạch máu gần amidan. Tình trạng thứ phát là vì các vảy bong tróc khỏi vết thương hoặc sinh hoạt không đúng cách.
Trong quá trình phẫu thuật, người bệnh có thể nuốt phải một ít máu. Vì vậy ở giai đoạn hậu phẫu, máu sẽ chảy ra ngoài khi nôn hoặc nhổ nước bọt. Nếu máu trông giống cà phê hoặc có màu nâu thì bạn không cần quá lo lắng. Ngược lại, khi tình trạng xuất huyết quá nặng, bệnh nhân cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Ảnh hưởng khi gây mê
Khi phẫu thuật, người bệnh bị viêm amidan sẽ gây mê để giảm sự đau đớn. Cụ thể bác sĩ có thể tiêm 4 – 5 loại thuốc giảm đau, gây mê, giãn cơ. Tuy nhiên họ sẽ xem bệnh nhân phản ứng với thuốc nào để có lựa chọn phù hợp.
Biện pháp này rất dễ làm bệnh nhân cảm thấy buồn nôn, sốt cao, suy hô hấp. Ngoài ra những người có tiền sử tăng thân nhiệt ác tính, loạn dưỡng cơ, thiếu pseudocholinesterase có thể tử vong đột ngột nếu gây mê toàn thân. Do đó, việc làm cần thiết là phải tìm hiểu kỹ hồ sơ bệnh án và thực hiện xét nghiệm tiền phẫu thuật.
- Nhiễm trùng
Khu vực viêm amidan chứa khá nhiều vi trùng gây hại. Vì vậy người bệnh có thể bị nhiễm trùng hậu phẫu nếu bác sĩ thực hiện sai kỹ thuật. Ngoài ra việc bệnh nhân không thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý cũng dễ gây nhiễm trùng. Triệu chứng cụ thể gồm sốt cao, ho, khạc chất nhầy có màu xanh lá, đau tai, khó thở,…
Bên cạnh mức độ nguy hiểm đề cập phía trên, cắt amidan còn có thể phát sinh vấn đề hậu phẫu khác. Hiện tượng này xảy ra khi bệnh nhân không thực hiện chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh. Biến chứng hậu cắt amidan như: Sụt cân, ăn uống không ngon miệng, phù nề lưỡi gà, phát ban, hơi thở có mùi,… Ngoài ra giọng nói bệnh nhân cũng có thể bị thay đổi.
Nếu cắt amidan cùng thời gian tái tạo lưỡi gà vòm miệng hầu hoặc nạo VA, người bệnh còn gặp biến chứng muộn như liệt màng hầu hoặc chít hẹp mũi hầu.
Cần thực hiện các biện pháp phòng tránh theo từng khoảng thời gian sau khi cắt amidan:
- Sau 24h giờ: Theo dõi tình trạng xuất huyết sau mổ. Nếu máu chảy quá nhiều cần liên hệ ngay với bác sĩ.
- Sau 48 giờ: Không vận động mạnh, cần nằm nghiêng sang một bên. Để máu chảy ra bên ngoài nhằm giảm cảm giác khó chịu và không làm ảnh hưởng tới vết cắt.
- Sau 1 tuần: Lúc này vết thương đã dần phục hồi. Tuy nhiên nếu cắt amidan sau 7 ngày nhưng máu vẫn chảy nhiều thì người bệnh hãy tái khám để được hỗ trợ.
“Bỏ túi” lưu ý khi thực hiện cắt amidan
Vì phẫu thuật vẫn tiềm ẩn rủi ro nên người bệnh phải thận trọng khi điều trị. Thông thường, cắt amidan ở trẻ nhỏ được quan tâm nhiều hơn vì sức đề kháng của bé còn yếu. Trên thực tế cả người trưởng thành và trẻ nhỏ đều có thể gặp biến chứng. Tuy nhiên vấn đề “có nên cắt amidan ở người lớn không?” lại không được nhiều người tìm hiểu.
Đối tượng nên cắt amidan
Amidan là một hàng rào giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Khi lượng hại khuẩn quá nhiều sẽ làm bộ phận này bị viêm. Tuy nhiên, không phải đối tượng nào cũng có thể cắt amidan. Chỉ những trường hợp sau mới được chỉ định ngoại khoa:
- Điều trị nội khoa trong thời gian dài nhưng hiệu quả không cao
- Viêm amidan mãn tính tái phát ít nhất 5 lần/ năm
- Tình trạng sưng viêm ngày càng to, có thể chắn ngang cổ họng
- Xuất hiện các biến chứng ảnh hưởng đến tim, khớp
Những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp, suy tim, rối loạn đông máu không nên áp dụng. Trong trường hợp bắt buộc, họ cần kiểm soát tốt bệnh lý nền trước khi tiến hành cắt. Ngoài ra phụ nữ đang trong thời kỳ thai sản hoặc trẻ nhỏ cũng lắng nghe ý kiến của người có chuyên môn để tìm giải pháp phù hợp nhất.
Cắt amidan nên ăn gì, kiêng gì?
Sau khi cắt amidan, người bệnh nên giữ ấm vùng cổ để vết thương nhanh chóng hồi phục. Không được súc miệng quá mạnh nhằm bảo vệ vết mổ. Ngoài ra hãy quan tâm đến chế độ dinh dưỡng mỗi ngày.
Vậy cắt amidan sau bao lâu thì ăn uống bình thường? Câu trả lời là 7 – 10 ngày, chậm nhất là 14 ngày. Do đó trong khoảng thời gian này, người bệnh nên thực hiện kiêng khem đúng cách để không gây hại đến vết thương.
Cắt amidan nên ăn gì? Sau 48 giờ, bệnh nhân có thể ăn những thực phẩm mềm, lỏng và dễ nuốt. Lưu ý hãy đợi thức ăn nguội để tránh làm tổn thương khu vực phẫu thuật. Trong thực đơn, nên bổ sung thêm các món ăn tốt cho hệ tiêu hóa và gia tăng hệ miễn dịch như khoai tây, khoai lang hoặc cà rốt,… Ngoài ra người bệnh có thể nhai kẹo cao su để hạn chế tình trạng cứng hàm. Tuy nhiên không được nhai liên tục trong thời gian dài.
Trong 10 ngày đầu, hãy nhai kỹ, ăn chậm và nuốt từng miếng nhỏ. Chế độ dinh dưỡng khoa học gồm rau xanh, trái cây tươi, thực phẩm giàu vitamin C. Đừng quên uống đủ 2 lít nước/ ngày. Sau một tuần, bạn có thể bổ sung thêm các loại sinh tố hoa quả hoặc trà thảo dược.
Sau khi đã bình phục, người bệnh nên ăn nhiều thịt bò và thịt gà. Bởi lẽ đây là các thực phẩm chứa nhiều protein, vitamin B6 và cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Lưu ý, thịt khá dai và có thể ma sát làm tổn thương vết mổ. Vì vậy bệnh nhân hãy cắt nhỏ từng miếng thịt rồi nấu với cháo để dễ ăn hơn.
Cắt amidan kiêng ăn gì? Tuyệt đối không đụng đến thực phẩm nóng, cứng hoặc cay. Hạn chế các món ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn chiên rán hoặc thực phẩm cứng. Trong thời gian làm lành vết thương nên tránh xa trứng luộc, các loại đồ uống có gas, sử dụng chất kích thích hoặc chứa nhiều acid. Đây đều là nhóm thực phẩm dễ gây kích ứng cổ họng và gia tăng sự đau đớn. Đặc biệt, người cắt amidan tuyệt đối không hút thuốc lá để bảo vệ niêm mạc họng.
Trong bài viết này chúng tôi đã giải đáp các thắc mắc liên quan đến câu hỏi cắt amidan có nguy hiểm không? Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp người bệnh có sự cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn. Ngoài ra để tìm được phương pháp điều trị an toàn và phù hợp, bạn nên lắng nghe ý kiến từ chuyên gia.
Có thể bạn chưa biết:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!