Cách Chăm Sóc Trẻ Bị Viêm Amidan Hiệu Quả [Cẩm Nang Cha Mẹ]
Nội dung bài viết
Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan như thế nào luôn là mối bận tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ. Trẻ bị viêm amidan nếu không được nhận biết, thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây biến chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe và sự phát triển trí tuệ của trẻ.
Viêm amidan là tình trạng virus, vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể và gây ra đau sưng, viêm ở amidan. Bệnh lý này thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé lúc này còn yếu.
Khi bị viêm amidan, bé sẽ gặp phải một số biểu hiện như sưng đau họng, ho nhiều, khó thở, amidan nổi đỏ, xuất hiện những lớp mủ trắng hoặc vàng trên bề mặt amidan, buồn nôn, sốt, ớn lạnh,…
Trẻ bị viêm amidan nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm xoang, viêm amidan mãn tính, nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận, suy hô hấp, đặc biệt là ngưng thở khi ngủ.
Cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan?
Khi bị viêm amidan, bé cảm nhận những cơn đau và khó chịu tại cổ họng và khiến bé cáu gắt, lười ăn và gây suy nhược cơ thể.
Việc bố mẹ luôn theo dõi những bất thường trong sức khỏe của bé cũng như có biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm amidan đúng cách sẽ có thể hạn chế tối đa được những biến chứng của bệnh.
Nếu thấy trẻ xuất hiện một số triệu chứng viêm amidan, bố mẹ cần:
- Lấy một chiếc đèn nhỏ soi vào cổ họng bé để quan sát xem 2 bên amidan có dấu hiệu bất thường hay không.
- Dùng nhiệt kế để kiểm tra nhiệt độ cơ thể của trẻ. Nếu tình trạng sốt cao trên 38 độ thì có thể cho trẻ dùng cao dán hạ sốt hoặc uống thuốc hạ sốt.
- Dùng nước ấm để chườm lên những vị trí như đầu, nách, bẹn để hạ sốt nhanh.
- Ấn nhẹ 2 đầu ngón tay vào bên hàm của trẻ (phía sau tai) để xem hạch bạch huyết có bị sưng hay không, kiểm tra xem tai có bị chảy mủ không.
- Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, dễ nuốt.
- Tránh cho trẻ súc miệng bằng nước muối và ngửa cổ để súc miệng bởi bé dễ bị sặc gây ho.
- Cho trẻ uống một chút đồ uống ấm khi cổ họng cảm thấy khó chịu để giúp làm dịu cơn đau.
- Không cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong bởi có thể gây ra ngộ độc. Trẻ hơn hơn, hãy dùng hợp mật ong chanh hoặc chanh gừng.
- Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm đặt lên cổ cho trẻ.
- Vệ sinh điều hòa, thay nước trong máy tạo độ ẩm để hạn chế nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.
- Giữ trẻ tránh xa khỏi chất kích thích, đồ uống có cồn hoặc thuốc lá bởi chúng có khả năng gây kích ứng họng.
- Có thể cho bé ngậm kẹo trị đau họng để làm dịu họng và kích thích tiết nước bọt làm sạch họng.
- Nếu cảm nhận những triệu chứng bệnh của bé không có dấu hiệu suy giảm, sốt cao trên 2 ngày, hãy đưa bé đến ngay các cơ sở y tế gần nhất.
Cách phòng ngừa viêm amdain ở trẻ em?
Song song với quá trình chăm sóc và điều trị viêm amidan cho trẻ, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm những biện pháp giúp phòng ngừa viêm amidan tái phát:
- Giữ gìn vệ sinh răng miệng, đánh răng thường xuyên và vệ sinh đường hô hấp. Có thể sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh tai, mũi cho trẻ nhỏ.
- Đối với những trẻ đã biết đánh răng và súc miệng, nên khuyến khích trẻ vệ sinh răng miệng 2 – 3 lần/ ngày.
- Hạn chế để trẻ nhỏ cho tay vào miệng ngậm để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập
- Khi thời tiết chuyển mùa, bố mẹ cần lưu ý giữ ấm cho trẻ nhỏ, đặc biệt là vùng đầu và cổ họng.
- Không để bé nằm điều hòa trong khoảng thời gian dài liên tục, cần vệ sinh chăn đệm, điều hòa tránh vi khuẩn, nấm mốc sinh sôi phát triển.
- Hạn chế cho trẻ nhỏ ra đường để tránh tiếp xúc với khói bụi ô nhiễm, khi cần ra đường phải đeo khẩu trang kỹ càng.
- Không nên cho trẻ uống nước đá lạnh, ăn kem hay những món thức ăn sống bởi như vậy vi khuẩn có khả năng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ hơn.
- Bổ sung những món ăn dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe trong chế độ ăn hàng ngày của bé để sức đề kháng được nâng cao và đẩy lùi bệnh tật.
Qua bài viết trên, bố mẹ đã được cung cấp thêm thông tin cách chăm sóc trẻ bị viêm amidan. Bệnh viêm amidan có những trường hợp nhẹ chỉ cần điều trị 2 -3 ngày là khỏi, tuy nhiên nếu bệnh phát triển nặng hơn sẽ phải điều trị trong khoảng thời gian rất dài.
Bởi vậy, bố mẹ nên thường xuyên theo dõi những thay đổi của bé dù là nhỏ nhất để kịp thời có những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh viêm amidan kịp thời.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!