Cách Chữa Viêm Họng Bằng Tỏi Hiệu Quả Nhờ Kháng Sinh Tự Nhiên

Các loại thuốc kháng sinh chữa đau họng, viêm họng thường gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Bởi vậy, kháng sinh tự nhiên ngày càng được tin dùng. Hãy khám phá cách chữa viêm họng bằng tỏi trong bài viết dưới đây để nhận được lợi ích điều trị lớn nhất.

Chữa viêm họng bằng tỏi có tốt không?

Xuyên suốt lịch sử loài người, tỏi không chỉ có vai trò trên bàn ăn, nó còn được coi là dược phẩm với công dụng “trị bách bệnh”. Từ thời La Mã cổ đại, các thầy thuốc đã coi tỏi là một phương thuốc điều trị bệnh đường hô hấp hiệu quả. Vào đầu những năm 1900, người dân xứ sở bạch dương còn gọi tỏi là “penicillin của Nga”.

Allicin chứa lưu huỳnh, giúp tỏi có mùi vị đặc trưng
Allicin chứa lưu huỳnh, giúp tỏi có mùi vị đặc trưng

Y học hiện đại đã khám phá ra tỏi chứa một hợp chất gọi là alliin. Khi nghiền nát hoặc nhai tỏi, hợp chất này biến thành allicin.

Tuy nhiên, allicin không ổn định, vì vậy nó nhanh chóng chuyển đổi thành các hợp chất chứa lưu huỳnh khác. Điều này tạo ra giá trị dược liệu của tỏi.

Các hợp chất này đã được chứng minh là giúp tăng cường phản ứng chống lại bệnh tật của một số loại bạch cầu trong cơ thể khi chúng gặp phải virus, chẳng hạn như virus gây cảm lạnh hoặc cúm thông thường.

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi có thể giúp làm giảm nguy cơ mắc cảm cúm và cảm lạnh, cũng như thời gian bạn bị bệnh. Nó cũng có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cảm lạnh và cảm cúm thường gặp, trong đó có viêm họng.

Trong một nghiên cứu tại Anh, 146 tình nguyện viên khỏe mạnh đã ngẫu nhiên được sử dụng thực phẩm bổ sung tỏi (chứa allicin) hoặc giả dược. Sau 2 tháng, so với nhóm dùng giả dược, các nhà khoa học thấy rằng nhóm được bổ sung tỏi có nguy cơ bị cảm lạnh thấp hơn 63% và thời gian phục hồi cảm lạnh cũng ngắn hơn 70%.

Một nghiên cứu khác từ Đại học Florida (Mỹ) cũng cho thấy một số lợi ích của tỏi. Theo đó, ở những người ăn 2,56gr chiết xuất tỏi mỗi ngày, thời gian bị cảm lạnh trung bình ngắn hơn 61% đối với những người chỉ dùng giả dược. Các triệu chứng viêm họng, đau họng do cảm lạnh cũng ít nghiêm trọng hơn.

Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh hoặc cúm, ăn tỏi có thể giúp giảm các triệu chứng hoặc ngăn ngừa bệnh hiệu quả.

Tỏi cũng có khả năng ngăn chặn các cytokine gây viêm mạnh mẽ và các tế bào miễn dịch trong cơ thể. Đây là những yếu tố gây viêm quá mức và phản ứng dị ứng.

Cách chữa viêm họng bằng tỏi an toàn, hiệu quả

Một trong những cách được nhiều người sử dụng nhất để giúp chữa đau họng là: Nhai tỏi sống. Nhai tỏi giúp giải phóng enzyme để tạo ra allicin ngay ở trong miệng. Tùy thuộc vào việc bạn nhai nhiều hay ít, điều này sẽ từ từ giải phóng allicin.

Ngoài ra, sử dụng tỏi trong các công thức nấu ăn cũng có thể hỗ trợ điều trị viêm họng. Tuy nhiên, cách làm này thường không mang lại hiệu quả điều trị cao.

Tìm hiểu các cách chữa viêm họng bằng tỏi ngay dưới đây:

Sử dụng tỏi và mật ong

Cách chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong được biết đến rộng rãi nhất. Mật ong có đặc tính chống virus, kháng khuẩn và đã được chứng minh là điều trị viêm họng hiệu quả. Thậm chí, một nghiên cứu còn khẳng định trẻ uống 2,5ml mật ong trước khi ngủ có thể giúp giảm tần suất ho đêm do nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Tỏi và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp điều trị nhiều bệnh đường hô hấp
Tỏi và mật ong là sự kết hợp hoàn hảo giúp điều trị nhiều bệnh đường hô hấp

Công thức chữa viêm họng bằng tỏi và mật ong dưới đây đã được sử dụng từ thời La Mã cổ đại, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân bị nhiễm trùng đường hô hấp trên.

Nguyên liệu:

  • 5 tép tỏi
  • 4 thìa canh (60ml mật ong nguyên chất)
  • 1 thìa cà phê giấm táo nguyên chất

Cách làm:

  • Bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn tỏi.
  • Cho tỏi vào một chiếc hũ thủy tinh, rót mật ong lên trên.
  • Đậy kín miệng hũ, ngâm hỗn hợp trong khoảng 3 – 4 tiếng.
  • Sau đó, cho thêm giấm táo.

Cách dùng: Uống 1/2 thìa cà phê hỗn hợp mỗi lần, uống 4 – 5 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Không áp dụng với trẻ dưới 12 tháng tuổi.
  • Chỉ có hiệu quả đối với viêm họng nhẹ.

Trà tỏi và cam thảo chữa viêm họng

Cam thảo có khả năng làm dịu dạ dày và giúp ngăn ngừa tác dụng kích thích của tỏi đối với dạ dày. Cam thảo cũng thường được sử dụng trong các bài thuốc trị giảm ho, trị ho.

Bạn có thể mua trà cam thảo từ cửa hàng hoặc tự làm trà tỏi và cam thảo theo công thức dưới đây.

Nguyên liệu:

  • Vài tép tỏi tươi
  • 1 thìa cà phê bột cam thảo
  • 120 – 180ml nước lọc

Cách làm:

  • Cho nước vào một chiếc nồi nhỏ.
  • Bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn tỏi. Cho tỏi vào nồi nước.
  • Thêm bột cam thảo vào nồi, khuấy đều. Đun hỗn hợp trên lửa nhỏ cho tới khi sôi thì tắt bếp.
  • Ngâm hỗn hợp trong vòng vài phút, để nguội bớt.
  • Sau khi hỗn hợp đã nguội bớt, cho thêm mật ong vào, khuấy đều.
  • Lọc lấy nước, vứt bỏ bã.

Cách dùng: Uống 1 lần/ngày.

Lưu ý:

  • Không nên uống quá nhiều cam thảo.
  • Không pha mật ong với nước sôi, vì điều này có thể làm giảm hiệu quả của mật ong. Nên pha mật ong khi nước còn ấm (35°C) hoặc nước nguội hoàn toàn.

Trị viêm họng từ trà tỏi và gừng

Nhâm nhi một tách trà ấm có thể giúp làm ấm, làm ẩm cổ họng và xoa dịu cơn đau họng. Để làm trà tỏi và gừng chữa viêm họng hiệu quả, bạn có thể làm theo công thức dưới đây.

Cách chữa viêm họng bằng tỏi và gừng được đánh giá là có độ an toàn cao
Cách chữa viêm họng bằng tỏi và gừng được đánh giá là có độ an toàn cao

Nguyên liệu:

  • 3 – 5 tép tỏi tươi
  • 3 – 4 cốc nước lọc
  • 3 – 4 thìa canh mật ong nguyên chất
  • Nước cốt của 1,5 đến 2 quả chanh ta hoặc 1 quả chanh vàng
  • 1 – 2 thìa bột trà xanh (nếu thích)

Cách làm:

  • Cho nước vào nồi.
  • Bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn tỏi. Cho tỏi vào nồi nước.
  • Đun sôi nồi nước trên lửa vừa.
  • Cạo vỏ, đập dập hoặc thái lát gừng.
  • Khi nước sôi, hạ nhỏ lửa. Cho thêm gừng và bột trà xanh (nếu thích), khuấy đều rồi tắt bếp.
  • Để hỗn hợp nguội bớt rồi cho thêm mật ong và nước chanh.

Cách dùng: Uống hỗn hợp này trong ngày, thay nước lọc.

Lưu ý: Trà xanh giúp tăng cường đặc tính chống virus, kháng khuẩn và chống viêm. Trà xanh cũng có thể giảm bớt mùi tỏi khó chịu.

Siro chanh tỏi

Siro chanh tỏi có thể giảm viêm họng, trị ho và tăng cường miễn dịch hiệu quả.

Nguyên liệu:

  • 10 củ tỏi (nên chọn tỏi ta)
  • 1 cốc mật ong nguyên chất (khoảng 335gr)
  • Vỏ của 1 quả chanh ta hoặc vỏ của 1/2 quả chanh vàng

Cách làm:

  • Bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn tỏi.
  • Xắt vỏ chanh thành dạng sợi nhỏ.
  • Xếp lần lượt tỏi và vỏ chanh vào hũ thủy tinh.
  • Rót mật ong và hũ.
  • Đậy kín hũ và bảo quản chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Ngâm trong khoảng 3 ngày là dùng được.

Cách dùng: Ăn 1 thìa cà phê siro chanh tỏi vào buổi sáng, ngay sau khi ngủ dậy. Bạn cũng có thể pha 1 thìa siro vào 1 cốc nước ấm và uống nó trước bữa sáng. Uống liên tiếp trong 7 ngày. Sau đó nghỉ uống 10 ngày và lại tiếp tục tiến trình như vậy.

Lưu ý: Thận trọng nếu bạn đang bị các vấn đề về dạ dày.

Tỏi ngâm giấm

Giấm cũng có khả năng kháng viêm và kháng khuẩn. Kết hợp giấm và tỏi với nhau sẽ giúp tăng hiệu quả điều trị viêm họng đáng kinh ngạc.

Nguyên liệu:

  • 3 củ tỏi
  • 1 – 1,5 bát giấm

Cách làm:

  • Bóc vỏ tỏi.
  • Cho tỏi vào hũ thủy tinh.
  • Rót giấm vào trong hũ.
  • Đậy kín hũ và bảo quản chỗ thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp.
  • Ngâm trong vòng 1 tháng.

Cách làm: Thái tỏi ngâm thành các lát mỏng để ngậm. Mỗi lần ngậm 3 lát, ngậm trong 15 phút. Áp dụng liên tục trong vài ngày.

Lưu ý: Không uống nước giấm.

Sữa tỏi trị viêm họng

Công thức sữa tỏi có vẻ lạ lẫm với nhiều người, nhưng nó thực sự giúp giảm đau họng, viêm họng rất tốt.

Uống sữa giúp xoa dịu cổ họng, giảm đau nhanh
Uống sữa giúp xoa dịu cổ họng, giảm đau nhanh

Nguyên liệu:

  • 5 tép tỏi
  • 1 cốc sữa không đường

Cách làm:

  • Bóc vỏ, đập dập và băm nhuyễn tỏi.
  • Cho sữa vào nồi, đun nóng.
  • Cho tỏi vào cốc sữa, khuấy đều.
  • Ngâm tỏi trong sữa khoảng 15 phút.

Cách dùng: Uống 2 cốc sữa tỏi/ngày.

Lưu ý:

  • Uống từng ngụm nhỏ.
  • Chỉ dùng cho trẻ trên 2 tuổi.

Tỏi nướng

Nếu tỏi sống có mùi hăng nồng, khó ăn, thì tỏi nướng có thể khắc phục được nhược điểm này.

Nguyên liệu:

  • 4 – 5 tép tỏi
  • Dầu olive (nếu thích)

Cách làm:

  • Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 205°C.
  • Bỏ bớt lớp vỏ dày và khô bên ngoài củ tỏi. Dùng dao cắt phần đầu củ tỏi khoảng 3 – 5mm.
  • Rưới dầu olive vào củ tỏi (nếu thích).
  • Bọc tỏi vào giấy bạc và nướng khoảng 30 – 35 phút.

Cách dùng: Ăn tỏi nướng sau bữa trưa. Áp dụng trong khoảng 1 tháng.

Lưu ý: Nếu bạn không thích dầu olive, bạn có thể nướng tỏi một mình.

Các sản phẩm khác

Ngoài cách sử dụng tỏi tươi, bạn vẫn có thể nhận được nhiều lợi ích từ các sản phẩm bổ sung tỏi khác, như bột tỏi, thực phẩm chức năng, chiết xuất, dầu tỏi…

  • Bột tỏi

Bột tỏi được làm từ tỏi tươi đã được cắt lát và sấy khô ở nhiệt độ thấp. Nó không chứa allicin.

Bột tỏi cũng được đặt bên trong viên nang để bảo vệ enzyme alliinase khỏi axit dạ dày. Từ đó, giúp chuyển đổi alliin thành allicin có lợi trong đường ruột. Tuy nhiên, không thể biết rõ thu được bao nhiêu allicin từ cấc sản phẩm này.

  • Chiết xuất tỏi già

Đây là tỏi sống đã được cắt lát và được bảo quản trong ethenol 15 – 20% ethanol trong khoảng hơn 1,5 năm.

Sản phẩm này không chứa allicin, nhưng nó giữ lại các đặc tính tốt cho sức khỏe khác của tỏi. Nhiều nghiên cứu cho thấy chiết xuất tỏi già có thể chống lại cảm lạnh và cúm hiệu quả.

  • Dầu tỏi

Dầu tỏi được sử dụng khá phổ biến trong thường ngày. Bạn có thể thêm nó trực tiếp vào các món ăn hoặc sử dụng dưới dạng viên nang.

Tuy nhiên, điều đáng chú ý là các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng dầu tỏi có thể gây độc cho chuột nếu sử dụng liều cao và trong một số điều kiện nhất định. Bởi vậy, bạn nên tham vấn bác sĩ trước khi sử dụng sản phẩm này.

Lưu ý gì chữa viêm họng bằng tỏi tại nhà

Mặc dù mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng bạn không nên ăn quá nhiều tỏi sống mỗi ngày. Theo Trung tâm Y tế, Đại học Maryland (Mỹ), một người trưởng thành khỏe mạnh có thể tiêu thụ khoảng 4 tép tỏi mỗi ngày, mỗi tép tương đương 1gr. Bạn không ăn nhiều hơn liều lượng này.

Ngoài ra, nên ghi nhớ những điều sau để sử dụng tỏi an toàn:

Ăn tỏi thế nào cho tốt?

Sơ chế và chế biến tỏi có thể làm thay đổi lợi ích của nó đối với sức khỏe.

Enzyme alliinase giúp chuyển đổi alliin trong tỏi sống thành allicin có lợi. Tuy nhiên, nó chỉ chuyển hóa thành công trong một số điều kiện nhất định. Nó cũng có thể bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ cao.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy chỉ cần quay tỏi sống trong lò vi sóng khoảng 60 giây hoặc 45 phút trong lò nướng là đã đủ để vô hiệu hóa alliinase. Một nghiên cứu khác từ Argentina cũng cho thấy kết quả tương tự.

Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng lưu ý rằng nghiền hoặc đập dập tỏi rồi để tỏi ngoài không khí khoảng 10 phút trước khi nấu là tốt nhất. Điều này có thể giúp ngăn ngừa mất các tính chất dược liệu trong tỏi.

May mắn là tăng lượng tỏi lên trong mỗi lần sử dụng có thể bù đắp một phần sự thâm hụt trên.

Để tối đa hóa lợi ích sức khỏe của tỏi, bạn nên:

  • Nghiền, cắt hoặc đập dập tép tỏi trước khi ăn. Điều này làm tăng hàm lượng allicin.
  • Trước khi nấu, hãy để tép tỏi ở ngoài không khí khoảng 10 phút.

Một số tác dụng phụ không mong muốn

Ăn tỏi sống có thể gây ra cảm giác nóng rát ở miệng hoặc dạ dày và gây hôi miệng. Trong một số trường hợp, nó có thể gây ra tình trạng ợ nóng, đầy hơi, buồn nôn, nôn, mùi cơ thể và tiêu chảy.

Ăn tỏi sống càng nhiều, nguy cơ của các tác dụng phụ nêu trên càng lớn.

Đặc biệt, ăn nhiều tỏi có thể làm tăng nguy cơ chảy máu vì nó hoạt động như một chất chống đông máu tự nhiên. Bởi vậy, nên thận trọng khi ăn tỏi nếu bạn đang dùng thuốc chống đông máu. Nên ngừng ăn tỏi ít nhất 2 tuần trước khi phẫu thuật.

Luôn tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi áp dụng các cách chữa viêm họng bằng tỏi
Luôn tham vấn bác sĩ, chuyên gia y tế trước khi áp dụng các cách chữa viêm họng bằng tỏi

Loại gia vị này này vẫn được coi là lành mạnh, an toàn đối với phụ nữ mang thai và cho con bú. Tuy nhiên, những đối tượng này chỉ nên sử dụng tỏi để làm gia vị trong các món ăn, không nên ăn một lượng tỏi quá lớn hoặc dưới dạng thực phẩm bổ sung.

Bạn cũng không nên ăn tỏi sống khi bụng đói.

Nếu bôi trực tiếp lên da, tỏi cũng có có thể gây kích ứng da nghiêm trọng, giống như bỏng. Vì vậy, hãy thận trọng khi để tỏi tiếp xúc với da.

Những ai không nên ăn tỏi?

Một số người dưới đây cần thận trọng khi ăn tỏi:

  • Đang gặp các vấn đề về đường tiêu hóa nào. Bởi lẽ, tỏi sống có thể gây kích ứng đường tiêu hóa.
  • Những người bị huyết áp thấp, các vấn đề về tuyến giáp hoặc bất kỳ mối quan tâm sức khỏe nào khác đang diễn ra.
  • Những người đang dùng thuốc điệu trị bệnh, bao gồm: Thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh Isoniazid (Nydrazid), thuốc tránh thai, thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine, thuốc điều trị HIV/AIDS và thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
  • Người bị dị ứng tỏi.

Các cách chữa viêm họng bằng tỏi nêu trên có thể giúp ích trong nhiều trường hợp. Nhưng không nên sử dụng chúng để thay thế thuốc kháng sinh ở những bệnh nhân đã được chỉ định dùng thuốc. Viêm họng kéo dài, không điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu bạn bị viêm họng nặng, kèm theo sốt cao, đau đầu, mệt mỏi… hãy tìm kiếm sự trợ giúp y tế từ bác sĩ.

Thông tin bổ ích:

5/5 - (5 bình chọn)

Kể từ khi bài thuốc nam điều trị bệnh viêm họng, viêm họng hạt, viêm amidan của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường được giới thiệu trên chương trình “Khỏe thật đơn giản – VTV2” năm 2018, chuyên trang chúng tôi nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả về bài thuốc này. Các thắc mắc điển hình là bài thuốc chữa bệnh có hiệu quả không, có an toàn không, có lành tính không, sử dụng có dễ không… Bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ giải đáp tường tận từng vấn đề cho tất cả độc giả.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *