Nuốt Nước Bọt Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị Nhanh

Nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo một bệnh lý nào đó trong cơ thể. Cụ thể như cổ họng bị chấn thương, xuất hiện khối u ác tính hoặc mắc các bệnh viêm họng, viêm amidan,… Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, quý độc giả hãy theo dõi bài viết dưới đây.

Nguyên nhân nuốt nước bọt đau họng

Khi cổ họng hoặc ống dẫn thức ăn bị viêm và tắc nghẽn, người bệnh sẽ cảm thấy đau họng khi nhai nuốt. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng nuốt nước bọt đau họng bên trái hoặc nuốt nước bọt đau họng bên phải. Nguyên nhân được xác định dựa trên triệu chứng đi kèm và mức độ đau họng. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng này bao gồm:

Bệnh viêm họng

Đa số các trường hợp nuốt nước bọt bị đau họng đều do viêm họng. Bệnh lý này hình thành do nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến nhất vẫn là sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn.

Nguyên nhân chính gây viêm họng và các bệnh về đường hô hấp là di vi khuẩn, virus
Nguyên nhân chính gây viêm họng và các bệnh về đường hô hấp là di vi khuẩn, virus

Ngoài biểu hiện đau họng khi nuốt, bệnh nhân còn gặp phải các triệu chứng khó chịu như: đau ở vòm miệng, sốt, sưng hạch bạch huyết đi kèm đau rát ở một hoặc cả hai bên cổ, amidan xuất hiện mảng trắng, trên vòm miệng có các đốm đỏ.

  • Viêm nắp thanh quản

Bệnh lý này là một trong những dạng nhiễm trùng cổ họng phổ biến. Viêm nắp thanh quản xuất hiện dẫn tới viêm vùng thượng vị – vạt sau của cổ họng có tác dụng ngăn thức ăn đi xuống vùng khí quản. Khi mắc bệnh, cơ thể sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng khó chịu. C

Sau nhiều lần đốt hạt nhưng không thành, cô giáo Nguyễn Thị Nga (42 tuổi, Phủ Lý, Hà Nam) đã tìm đến bài thảo dược quý bí truyền từ Ngự Y triều Nguyễn và chữa khỏi bệnh hoàn toàn. TÌM HIỂU NGAY!

ụ thể như chảy nước dãi, đau họng khi nuốt, khó nuốt, sốt cao, giọng khàn, khó thở hoặc thở khò khè, viêm đau cổ họng khi ngồi thẳng hoặc nghiêng về phía trước.

  • Viêm thực quản

Tên gọi khác của thực quản là ống dẫn thức ăn. Đây được coi là con đường giúp vận chuyển chất lỏng và thức ăn từ miệng đến dạ dày. Nguyên nhân chính gây viêm đau tại ống dẫn thức ăn là hội chứng trào ngược dạ dày. Cụ thể, khi bị trào ngược, lượng axit từ dạ dày sẽ chuyển lên ống thức ăn và dẫn đến viêm nhiễm.

Bên cạnh tình trạng đau họng khi nuốt, người bị viêm thực quản còn gặp phải các triệu chứng: ợ nóng, ợ chua, ho, đau ngực, đau bụng, buồn nôn, khàn giọng, nôn ói,…

Chấn thương vòm họng

Đây là tình trạng ít khi xảy ra nhưng có thể khiến bệnh nhân thấy đau đớn cổ họng khi nuốt nước bọt. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này rất đa dạng. Tuy nhiên yếu tố chủ yếu là do bệnh nhân ăn nhiều thực phẩm cứng, có góc cạnh khiến cổ họng bị ma sát và gây chấn thương.

Ngoài ra đồ ăn quá nóng còn gây bỏng tại thực quản và phía trong vùng họng. Điều này sẽ làm tăng nguy cơ viêm nhiễm tại thực quản hoặc làm hầu họng bị thương.

Nuốt nước bọt đau họng có thể do chấn thương vòm họng
Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể là dấu hiệu cản báo vòm họng bị chấn thương

Dựa vào vị trí và mức độ tổn thương, người bệnh có thể bị sưng hoặc đau ở một bên họng. Trong một số trường hợp, cơn đau còn có thể lấn sâu hơn bên dưới cổ họng.

Bệnh viêm amidan

Viêm amidan là hiện tượng nhiễm trùng tại hạch bạch huyết phía sau cổ họng. Đây là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến tại đường hô hấp. Nguyên nhân chính gây viêm amidan là do sự xâm nhập và tác động của virus, vi khuẩn. Ngoài ra bệnh còn khởi phát do nhiễm khuẩn hoặc là biến chứng của bệnh viêm họng liên cầu khuẩn.

Các triệu chứng viêm amidan phổ biến gồm: sốt, đau họng khi nuốt nước bọt, miệng có mùi hôi khó chịu, quai hàm hoặc cổ mềm, trên amidan có đốm trắng hoặc vàng, viêm sưng amidan,…

Nhiễm trùng nấm men

Một số trường hợp cũng bị đau họng khi nuốt do nhiễm trùng nấm men ở miệng, cổ họng hoặc ống dẫn thức ăn. Nấm candida và một số loại khác có thể phát triển và gây ra tình trạng đỏ ở khóe miệng, mất vị giác, xuất hiện mảng trắng trên lưỡi.

Ung thư vòm họng

Nuốt nước bọt bị đau họng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư vòm họng. Điều này chứng tỏ sự phát triển của các khối u bên trong hầu họng, thanh quản hoặc amidan. Nguyên nhân gây bệnh được giải thích dựa trên tình trạng đột biến gen.

Hiện tượng này khiến các tế bào rối loạn và phát triển khó kiểm soát. Nó tích lũy dần dần và tạo thành từng khối u trong cổ họng, từ đó phát triển thành ung thư vòm họng.

Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm. Nếu chuyển sang giai đoạn nặng, ung thư vòm họng sẽ đe dọa trực tiếp đến tính mạng của bệnh nhân. Một số dấu hiệu của bệnh gần giống với viêm họng như: ho có đờm, khản tiếng, nghẹt mũi, đau đầu, nổi hạch, ù tai, ho có đờm,…

Nuốt nước bọt đau họng do ung thư vòm họng
Người bệnh nên đi thăm khám nếu có các biểu hiện của ung thư vòm họng

Tuy nhiên ung thư vòm họng còn kèm theo các triệu chứng sau: sụt cân nhanh nhưng không rõ lý do. Xuất hiện khối u hoặc vết loét khó lành bên trong cổ họng. Do đó nếu không có những dấu hiệu này, chưa thể khẳng định bạn đã bị ung thư vòm họng.

Ngoài các bệnh lý kể trên, triệu chứng đau họng khi nuốt còn có thể xảy ra bởi tình trạng dị tật cổ họng bẩm sinh: lưỡi to, sứt môi, hở màn hầu,…

Nuốt nước bọt bị đau họng khi nào nên gặp bác sĩ?

Người bệnh có thể cải thiện tình trạng nuốt nước bọt đau họng bằng phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có những diễn biến phức tạp và không thể đẩy lùi bằng biện pháp tại nhà. Lúc này người bệnh phải cần đến sự can thiện của y tế.

Những bệnh nhân gặp phải tình trạng sau cần sớm đến gặp bác sĩ để được hướng dẫn phác đồ phù hợp:

  • Hình thành các mảng trắng phía sau cổ họng
  • Triệu chứng kéo dài trên một tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm
  • Chưa thể xác định nguyên nhân chính xác gây đau rát cổ họng khi nuốt nước bọt
  • Chảy nước dãi một cách bất thường
  • Gặp khó khăn khi mở miệng hoặc giao tiếp

Tình trạng nuốt nước bọt bị viêm họng có thể kiểm soát bằng các cách điều trị nội khoa. Tuy nhiên đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm nào đó. Do vậy, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Nuốt nước bọt đau họng và các cách điều trị

Nếu xác định đúng nguyên nhân, bạn hoàn toàn có thể đẩy lùi tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt ngay tại nhà. Tuy nhiên để tìm được phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Thuốc tây chữa đau họng khi nuốt nước bọt

Tây y đang là phương pháp điều trị nuốt nước bọt đau họng phổ biến hiện nay. Khi đi thăm khám, các bác sĩ sẽ dựa vào nguyên nhân và mức độ bệnh lý để chỉ định một số loại thuốc sau:

Phương pháp trị nuốt nước bọt đau họng phổ biến hiện nay là tây y
Phương pháp trị nuốt nước bọt đau họng phổ biến hiện nay là tây y
  • Thuốc chống viêm không kê đơn: Giúp cải thiện nhanh tình trạng viêm, sưng, đau rát tại miệng, cổ họng và ống dẫn thức ăn. Người bệnh có thể sử dụng các loại thuốc chống viêm không kê đơn nhưng phải theo hướng dẫn của dược sĩ.
  • Thuốc xịt họng: Có tác dụng làm tê cổ họng họng để bệnh nhân dễ dàng nuốt nước bọt mà không cảm thấy đau
  • Thuốc đặc trị trào ngược dạ dày: Được chỉ định nếu xuất hiện triệu chứng viêm hoặc đau họng khi nuốt do hội chứng trào ngược dạ dày thực quản. Một số loại thuốc phù hợp là thuốc kháng axit, thuốc kháng thụ thể H2 hoặc thuốc ức chế bơm proton.

Mặc dù tân dược có thể đẩy lùi nhanh triệu chứng nhưng nó vẫn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể tây y có thể gây tác dụng phụ ảnh hưởng đến tim, thận, dạ dày,… Ngoài ra một số trường hợp như trẻ nhỏ hoặc phụ nữ trong thời kỳ thai sản cũng hết sức thận trọng khi điều trị.

Mẹo dân gian chữa đau họng tại nhà

Từ lâu đời trong dân gian đã lưu truyền nhiều mẹo chữa đau họng bằng các nguyên liệu sẵn có. Dược liệu gần gũi và cách sử dụng dễ dàng là điểm cộng lớn của phương pháp này. Theo đó, người bệnh có thể áp dụng các cách sau:

  • Gừng

Gừng chứa hợp chất Gingerol, giúp tiêu viêm, kháng virus và chống oxy hòa. Gừng tươi còn có thể đẩy lùi viêm hầu họng, tiêu đờm và ức chế virus gây nhiễm trùng.

Thực hiện: thái gừng thành lát mỏng và hãm với 300ml nước sôi. Đợi trong 20 phút thì cho thêm 4 thìa mật ong và hòa đều. Người bệnh nên uống trà khi còn ấm và ăn cả gừng để gia tăng tác dụng.

  • Lá bạc hà

Trong lá bạc hà chứa menthol – hoạt chất có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm mát niêm mạc hầu họng. Ngoài ra axit rosmarinic còn giúp hạn chế vùng phát cơn hen cấp và chống lại yếu tố gây dị ứng.

Lá bạc hà giúp đẩy lùi tình trạng đau rát họng và giữ hơi thở luôn thơm mát
Lá bạc hà giúp đẩy lùi tình trạng đau rát họng và giữ hơi thở luôn thơm mát

Thực hiện: Rửa sạch bạc hà và để ráo nước. Sau đó nhai trực tiếp thảo dược để lấy nước cốt và nhả bỏ bã. Hoặc người bệnh có thể dùng nước lá bạc hà để xông hơi nhằm làm giảm triệu chứng.

  • Mật ong

Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm và cải thiện nhanh tình trạng đau họng khi nuốt nước bọt. Đồng thời chất chống oxy hóa và axit amin sẽ làm nhiệm vụ ức chế hoạt động của hại khuẩn. Từ đó giúp người bệnh nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể.

Thực hiện: pha một cốc nước chanh với 3 thìa mật ong nguyên chất. Hòa tan hỗn hợp và uống khi nước còn ấm. Áp dụng phương pháp này hằng ngày để nhanh chóng thoát khỏi bệnh.

Mẹo dân gian tuy an toàn và dễ thực hiện nhưng không phải phương pháp hiệu quả nhất. Lý do là vì nó chỉ hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng mới khởi phát. Biện pháp này không thể thay thế thuốc chữa bệnh nên người bệnh cần cân nhắc khi áp dụng.

Chữa đau họng khi nuốt nước bọt bằng Đông y

Một vài bệnh nhân bị mẫn cảm và gặp các tác dụng phụ khi dùng tân dược. Trong khi đó, mẹo dân gian lại không mang đến hiệu quả điều trị tận gốc. Lúc này, các bài thuốc Đông y sẽ là cách chữa bệnh phù hợp.

Theo Đông y tình trạng đau họng khi nuốt hình thành do sự tác động của các yếu tố ngoại nhân. Khi đó trong cơ thể diễn ra sự đấu tranh giữ chính và tà khí. Nếu chính khí suy yếu, tà khí sẽ có cơ hội để phát triển và gây viêm.

Sau khi xác định được nguyên nhân, việc điều trị sẽ dựa trên nguyên tắc “bổ chính khu tà”. Cụ thể, Đông y đi sâu loại bỏ căn nguyên từ gốc và cải thiện các chức năng của cơ thể. Đồng thời giúp cân bằng âm dương, nâng cao sức đề kháng để ngăn chặn hại khuẩn quay trở lại.

Thảo dược trong các bài thuốc nam sẽ được điều chỉnh dựa trên cơ địa của từng bệnh nhân
Thảo dược trong các bài thuốc nam sẽ được điều chỉnh dựa trên cơ địa của từng bệnh nhân

Khác với Tây y, thành phần của Đông y là dược liệu tự nhiên, có nguồn gốc từ nước Nam. Thảo dược của mỗi bài thuốc được điều chỉnh dựa trên cơ địa của từng bệnh nhân. Do đó thuốc nam phù hợp với mọi đối tượng và không gây ra tác dụng phụ. Dược liệu lành tính, an toàn với sức khỏe của trẻ nhỏ và phụ nữ trong thời kỳ thai sản.

Biện pháp chăm sóc tại nhà khi bị đau họng

Tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể kiểm soát tốt hơn khi người bệnh kết hợp việc điều trị với biện pháp chăm sóc tại nhà. Cụ thể như:

  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý

Tác dụng của nước muối là xoa dịu tình trạng đau rát, chống sưng, kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm. Vì vậy phương pháp này giúp loại bỏ hại khuẩn bám tại cổ họng và khoang miệng. Hãy  hình thành thói quen súc miệng bằng nước muối mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe.

  • Sử dụng đồ uống ấm

Bổ sung nước ấm hoặc trà thảo mộc sẽ cải thiện tốt tính trạng đau rát tại hầu họng. Tuy nhiên người bệnh không uống nước quá nóng vì có thể làm cổ họng bị bỏng.

  • Hạn chế sử dụng chất kích thích hoặc hút thuốc lá

Thuốc lá, rượu bia, đồ uống chứa cồn,… đều có thể gia tăng kích thích tại niêm mạc. Từ đó gây hiện tượng kích ứng tại mô mềm ở miệng, cổ họng và ống dẫn thức ăn. Ngoài ra các triệu chứng cũng trở nên nghiêm trọng.

  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý

Một thực đơn khoa học và lành mạnh góp phần quan trọng trong quá trình đẩy lùi đau rát họng. Các thực phẩm giàu vitamin và các khoáng chất giúp nâng cao hệ miễn dịch để đẩy lùi hại khuẩn. Ngoài ra những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt sẽ không làm tổn thương cổ họng.

Các loại đồ ăn mềm, lỏng như cháo hoặc canh rất thích hợp cho người bị đau họng
Các loại đồ ăn mềm, lỏng như cháo hoặc canh rất thích hợp cho người bị đau họng

Ngược lại thực phẩm cứng, nóng, nhiều dầu mỡ có thể ma sát niêm mạc và gia tăng viêm nhiễm. Do đó người bệnh cần thực hiện chế độ dinh dưỡng có lợi cho vùng họng. Tốt nhất, hãy ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi, uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.

  • Tắm nước ấm

Đây là cách chữa hiệu quả nhưng rất ít người biết. Cụ thể tình trạng sưng, viêm, đau nhói khi nuốt nước bọt sẽ có chiều hướng suy giảm nếu tắm nước ấm

Nuốt nước bọt đau họng có liên quan mật thiết đến dây thần kinh và các cơ trong cổ họng hoặc ống dẫn thức ăn. Vì vậy người bệnh không nên tự ý điều trị tại nhà khi chưa xác định chính xác nguyên nhân. Tốt nhất hãy đến gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị hiệu quả.

Có thể bạn cần biết:

5/5 - (4 bình chọn)

Mang lại hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm amidan, viêm họng và được hơn 40.000 người bệnh tin dùng, Thanh hầu bổ phế thang đã được nhiều đơn vị báo chí uy tín như Người Đưa Tin, Đời sống pháp luật,... đưa tin giới thiệu. ĐỌC NGAY!

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *